• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
Hội Họa Pháp & Ảnh Hưởng Của Nó Tại Đông Dương
Nguyễn Văn  Minh

 

Trong hội họa, nước Ý đi trước các nước Châu Âu. Những năm 1300, Ý đã có những họa sĩ lớn, và từ năm 1400, có những danh họa vô song. Dòng họ Médicis gần như đã đam mê, ủng hộ nghệ thuật một cách cuồng nhiệt, làm sống động một sự phục hưng, và chính sự phục hưng này đã làm cho những nhà cầm quyền độc tài ở Florence, những giáo hoàng ở Rome, thấy được màu máu của nó cũng đã chảy trong những tĩnh  mạch của các ông vua nước Pháp. Chuyển động phục hưng này đã được hưởng ứng một cách nhanh chóng tại Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Anh.

Tại Pháp, trước năm 1500, không thể ngăn cản tình trạng đầy rẫy các kiệt tác Florence qua những  nguyên bản của trường phái Avignon hoặc của Paris, những hình vẽ, những chân dung tuyệt đẹp của Jean Fouquet, của Jean Clouet. Thời kỳ này là thời đại của Francois đệ nhất, người đã có công lao khai sáng không chỉ của văn chương và khoa học, mà còn là cha đẻ của hội họa Pháp. Ông đã bắt đầu sự trị vì của mình bằng hành động khuyến khích sự nguy nga và tráng lệ, bằng việc tập hợp những bộ sưu tập hội họa đem về Pháp trước thời Phục Hưng và Léonard de Vinci, và ở đó, chúng làm bạn với ông. Ảnh hưởng của ông đã đánh dấu trường phái Fotainebleau-trường phái ghi đậm dấu ấn nền hội họa Pháp. Và cũng từ vị vua này, những họa sĩ lớn của Pháp đã hình thành một chuỗi mắt xích liên tục xuyên suốt thời gian cho đến nay. Sao lại không có sự ghi nhận từ Đức, nước đã có một sự bắt đầu tốt đẹp dưới thời Phục Hưng, và đã không còn gì từ những họa sĩ lớn của Đức sau cải cách? Còn trường phái Anh? “Điều này gần như không tồn tại”-họa sĩ Renoir đã trả lời. “Trường phái Anh, đó là một sự bắt chước từ tất cả”- Họa sĩ Van Dyck (Hà Lan) đã bày tỏ nhìn nhận về trường phái này với ông ta chỉ có vậy.

Vào thế kỷ XVII, những người Ý đến với hội họa một cách buồn chán, ngưng trệ. Họ còn một vài tên tuổi lớn cách khoảng với nhau cho đến cuối thế kỷ tiếp theo, sau đó, không còn gì nữa. ngược lại, Hà Lan chiếm được một chỗ lớn trong hội họa cho đến giữa thế kỷ. Tây Ban Nha có một trường phái tuyệt vời bao gồm ba tên tuổi lớn: Gréco, Vélasquer và Goya. Chỉ có Pháp, thẳng tiến từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ năm này đến năm khác với những tên tuổi lớn của hội họa. Cũng từ thế kỷ XVII, tính cách của Trường phái Pháp được khẳng định. Đó là Poussin, Philippe de Champaigne, anh em nhà Le Nain, nhất là Louis (người được Picasso ngưỡng mộ mạnh mẽ), George Dumesnil de la Tour và Claude Lorrain,… đã xướng danh một loạt những họa sĩ lớn về phong cảnh cho thời đại chúng ta.
Thế kỷ XVIII còn nhiều hơn nữa. Để hiểu ảnh hưởng của trường phái Pháp đối với hội họa hiện đại, hãy cùng đối chiếu các tác phẩm “Sự phân xử của Paris” của Watteau với tác phẩm của Renoir từ những năm 1910 đến 1918. Trong đó, đặc biệt là tác phẩm “Những nữ phục vụ nhà tắm”; “Tấm kính pha lê” và “Sự tự do” của Fragonard; chân dung chải chuốt, trong trẻo của Diderot hoặc vài “hình ảnh tưởng tượng”, những chú tâm của Chardin cho một ánh sáng đẹp trên bề mặt bức tranh trở thành những bận tâm của Cézanne, cũng như nhiều họa sĩ khác.
Thế kỷ XVIII của chúng ta là một thế kỷ vĩ đại, ở đó có những họa sĩ lao động quyết liệt. Fragonard đã từng có 14 năm làm học trò trong xưởng họa của Boucher. Watteau làm 27 năm tại Viện Hàn lâm Nghệ thuật Hoàng gia. Thời điểm này, người ta rất kính trọng những giá trị truyền thống, đồng thời cũng rất yêu mến những cái mới. Họ nhận ra rằng “Hội họa làm nên niềm vui, hạnh phúc từ những đặc thù của cái riêng và nó đã góp phần vinh quang cho đất nước”.

Kể từ ba thế kỷ tiếp theo, những nhà chính trị lớn tại Pháp đã đóng vai trò bảo trợ cho nghệ thuật. Cuộc cách mạng Pháp đã kết thúc thế kỷ XVIII, tiếp sau đó, là giai đoạn ngắt quãng tính liên tục của tiến trình hội họa Pháp, do đế chế, như phong cách Napoléon trong nghệ thuật trang trí “là một kiểu phô trương, linh tinh, lỗi thời gần như kiểu trang trí của Ai Cập và Trung cổ”, đặc biệt trong những năm 70 của nền Đệ tam Cộng hòa, một chế độ thật “nghèo nàn về phụ nữ và ngựa” như tính cách của Anatole!
Ở Châu Âu vào thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có sự xuống cấp thị hiếu trong số đông giới quan chức. Ta có thể khảo sát trong thứ tự theo thời gian, những tác phẩm của các họa sĩ kể từ năm 1789 đến nay như: Ingres, Delacroix, Corot, Manet, Cézanne, Renoir, Gauguin, Matisse, Dufresne,…

Sự phát minh của nhiếp ảnh đã làm ra những tiến bộ càng nhanh chóng. Bên cạnh các họa sĩ Ấn tượng đã say mê hướng đến màu sắc để diễn tả những phản chiếu từ thực tế có một dòng nước xoáy kỳ lạ những ý tưởng phong phú trong nghiên cứu những xu hướng nghệ thuật mới. Ta hiểu hơn về những tác phẩm của các họa sĩ “Ánh sáng”, sau này quen gọi “Phái Ấn tượng” hoặc “Phái Lập thể”. Người ta cũng hiểu tốt hơn những nghiên cứu gần đây của Matisse, của nhóm Roland, Oudot, Brianchon, Legueult, Inguimberty về tinh thần đơn giản hóa và những kiểu thức Ả Rập. Những nhóm này đã có ít nhiều ảnh hưởng đến hội họa Việt Nam.

Tác động lớn nhất đến hội họa Đông Dương vào năm 1925, đó là trường mỹ thuật được thành lập tại Hà Nội. Có thể nói, từ trước khi có trường mỹ thuật, hội họa Đông Dương vẫn còn đang ngủ mê trong sách vở với cọ vẽ và mực tàu; quanh quẩn với cảnh vật tưởng tượng như: núi, cây cỏ, hoa lá hoặc các con thú, …trong sự tồn tại mờ nhạt của nền giáo dục hội họa Trung Quốc. Năm 1925 là thời điểm quan trọng cho các họa sĩ Việt Nam tiếp cận với hội họa Châu Âu. Và họ đã không sai lầm, đã tiếp thu những khái niệm Châu Âu, đồng thời, họ cũng, kính cẩn ghi nhớ người thành lập ngôi trường của họ-họa sĩ Victor Tardieu- với hình ảnh thân quen từ cây gậy cầm tay, những đôi giày nỉ, áo gilet sọc và sợi dây đeo đồng hồ, mái tóc trắng toát, đôi mắt sống động nằm sau cái mũi giàu nghị lực. Đó là hình ảnh một con người năng động và có một phẩm chất hiếm có nhất: sống ẩn dật, tránh chỗ phồn hoa. Ông tự cho mình là một họa sĩ bình thường (có thể nhận ra điều này từ các tác phẩm của ông). Bên cạnh họa sĩ Victor Tardieu, một trong những giáo sư thực tài, họa sĩ Inguimberty đã tạo nên một chuyển động mới cho hội họa Đông Dương và đưa sơn mài vào phục vụ cho hội họa. Những cống hiến này của các ông, đã mang đến một vị trí lớn lao trong lịch sử nghệ thuật Đông Dương được bắt đầu bằng sự cất cánh tốt đẹp bởi tất cả những nghệ sĩ lớn của mọi thời gian luôn nghĩ rằng nghệ thuật phải đi trước…

Riêng Việt Nam, người Việt Nam có quyền tự hào về nghệ thuật của họ vì trong sự chuyển mình của nghệ thuật hiện tại, không từ nguyên bản của người Pháp. Khi trao đổi với một vài họa sĩ của đất nước này, chúng tôi hiểu rằng, đôi khi họ cũng sợ mất nhân phẩm khi liên lạc với Châu Âu. Để chống lại tư tưởng ấu trĩ này, với tài năng của họ, tôi muốn nói điều sau:
Ở bờ của một hồ nước hình bán nguyệt, tọa lạc một ngôi chùa nhiều tầng, có trang trí thật hấp dẫn và tương đồng với phong cách Trung Quốc. Tòa thờ rộng lớn được đặt chung quanh đầy những đồ trang trí bằng sơn mài và những chiếc bình sứ Trung Quốc. Ta có thể bắt gặp ngôi chùa này ở đâu?- giữa trung tâm của nước Pháp! Công tước Choiseul, người dựng ngôi chùa, đã dời và đặt lại rất gần khu vực mai táng Léonard de Vinci, trong một lăng mộ mà nhiều người nói đã thấy ở Bắc Bộ hoặc ở xung quanh Huế. Trong khi mộ địa là một mộ địa ở Ý. Tổng thể cũng như chi tiết của ngôi chùa, của mộ địa hoặc của ngôi mộ đều hoàn toàn Pháp.
Vậy, chỉ có duy nhất phương pháp, chính là từ tài năng để làm chủ trong những dạng thức, những kỹ thuật. Và chúng ta vinh hạnh để nói rằng, những nghệ sĩ Việt Nam như: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân…đã minh chứng hùng hồn cho điều đó qua nhiệt tâm cống hiến quên mình cho nền nghệ thuật của đất nước họ.
NGUYỄN VĂN MINH
Biên dịch từ tạp chí Indochine số tháng 9-1947
Trích từ báo Thông Tin Mỹ Thuật Trường ĐH Mỹ Thuật Tp.HCM số 23-24 tháng 11 năm 2008)



 

5 Tác Phẩm Nghệ Thuật Đắt Giá Nhất Lịch Sử
Thanh Bình 1. Tượng L'Homme qui marche I CNN cho biết, tuần vừa rồi, bức tượng bằng đồng của nghệ sĩ người Thụy Sĩ Alberto Giacometti đã lập kỷ lục mới cho tác phẩm nghệ thuật đắt nhất trong lịch sử, khi được mua với giá 104,3 triệu USD tại phiên đấu giá của nhà Sotheby's, London. Nhà Sotheby's cho biết bức tượng được bán cho một người mua giấu tên. Người này đã hào phóng trả cái giá cao gấp 4-5 lần so với dự tính ban đầu của nhà tổ chức. Bức tượng có tên "L'Homme Qui Marche I" ("Người đi...
"Giai Điệu Mùa Xuân"
Như lời chào mừng năm mới, Phương Mai Gallery phối hợp cùng HSBC và nữ họa sĩ Văn Dương Thành cùng tổ chức cuộc triển lãm mang tên Giai Điệu Mùa Xuân . Với mười tám bức tranh sơn mài, sơn dầu & acrylic, được nữ họa sĩ kiều bào Văn Dương Thành khắc họa những ấn tượng về Hà Nội nói riêng và nét đẹp của quê hương Việt Nam nói chung. VDT-Thiếu nữ & hoa sen Sơn dầu & acrylic -2012 Sự hài hòa, thanh bình và vui tươi là chủ đề chính trong những tác phẩm nổi...
Cuối Năm, Nhộn Nhịp Phòng Tranh
Cuối năm, nhộn nhịp phòng tranh TT - Gần cuối năm, không hẹn mà gặp, các phòng tranh ở TP.HCM liên tục có sự hiện diện của họa sĩ đến từ nhiều tỉnh thành. Đó là triển lãm Màu mưa Huế của ba họa sĩ đến từ Huế: Đặng Mậu Tựu, Phan Thanh Bình, Lê Nhường (tại phòng tranh Phương Mai); triển lãm Cửa của họa sĩ đến từ Đồng Tháp Trần Công Hiến (tại Hội Mỹ thuật TP.HCM); triển lãm Đàn bò một con của họa sĩ trẻ quê Thanh Hóa Nguyễn Thế Dzung (tại Cactus Contemporary Art Gallery); triển lãm Mùa gặt của...
“Màu Mưa Huế” Ở Phương Mai
VỚI BA MƯƠI LĂM TÁC PHẨM TRONG TRIỂM LÃM MÀU MƯA HUẾ , BA HỌA SĨ ĐẶNG MẬU TỰU, PHAN THANH BÌNH VÀ LÊ NHƯỜNG ĐÃ MANG ĐẾN PHƯƠNG MAI GALLERY (129B LÊ THÁNH TÔN, Q1, TP. HỒ CHÍ MINH- TỪ 27-11 ĐẾN 4-12-2011) NHỮNG CUNG BẬC SẮC MÀU RIÊNG BIỆTCỦA HỘI HỌA ĐẤT CỐ ĐÔ. Lấy tên gọi Màu mưa Huế bởi theo họa sĩ Đặng Mậu Tựu, triển lãm được khai mạc ở sài Gòn vào lúc Huế đang mùa mưa. Có thể hiểu đây là một cách biểu thị tình yêu đối với Huế và với cả mùa mưa dầm xứ Huế, mà theo họa sĩ Đặng Mậu Tựu thì...
Triển Lãm Tranh Về "Đặc Sản" Mưa Huế
TT&VH) - Festival Huế 2012 sẽ chọn mưa như một thứ đặc sản để chào đón du khách thập phương. Hôm qua (27/11), tại gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM), đã khai mạc triển lãm Màu mưa Huế với 35 họa phẩm của ba họa sĩ đến từ Cố đô...
“Màu Mưa Huế” Trong Ánh Nắng Sài Gòn
Màu Mưa Huế trong ánh nắng Sài Gòn Vào mùa này, những cơn mưa lớn nhỏ đang nối đuôi nhau rả rích ở Huế. Mưa buồn đến da diết, não nề, như làm ngưng đọng thời gian và ngăn trở mọi sinh hoạt ngoài trời. Mưa khoác cho Huế một vẻ trầm mặc, xao động đến nao lòng,... Hãy tưởng tượng, nếu một vài tháng liên tiếp không có mưa thì Huế sẽ ra sao nhỉ ? Mọi người sẽ thắc mắc ông trời sao lạ rứa! . Nói thế để hiểu, Huế gần như mưa quanh năm, chỉ khác chăng là mưa ít mưa nhiều mà thôi. Cũng vì mưa nhiều...
Xem Tranh Sơn Mài Của Dương Tuấn Kiệt
Xuân Nguyên PNO - Từ một thợ vẽ quảng cáo cho các rạp chiếu phim, Dương Tuấn Kiệt đã chăm chỉ sáng tác để trở thành một họa sĩ tài năng được giới chuyên môn đánh giá cao. Họa sĩ Dương Tuấn Kiệt sinh năm 1940 tại Tân An (Long An). Năm 1959, vì yêu thích hội họa, ông theo học 1 năm dự bị tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định. Nhưng không đủ khả năng tài chính để học tiếp, ông chuyển sang vẽ phông cho các rạp chiếu bóng Sài Gòn như Đại Nam, Kinh Thành, Nguyễn Văn Hảo… và các gánh cải lương....
Họa Sĩ Huy Thanh Triển Lãm Tranh Thủy Mạc Phật Giáo
Họa sĩ Huy Thanh triển lãm tranh thủy mạc Phật giáo PHẠM THƯ CƯU TT - Trong khuôn khổ lễ hội Quán Thế Âm, một lễ hội văn hóa truyền thống Phật giáo của vùng Quảng Nam - Ðà Nẵng, từ ngày 21 đến 23-3 (tức 17 đến 19-2 âm lịch) tại Ngũ Hành Sơn, TP Ðà Nẵng, họa sĩ Huy Thanh sẽ trưng bày 32 bức tranh và thư pháp mang chủ đề Ánh trăng thiền. Tác phẩm Xem hoa đào ngộ đạo của họa sĩ Huy Thanh 32 bức thư pháp và tranh thủy mạc với chất liệu lụa, mực nho, sơn dầu... mang đậm sắc thái thiền, tượng...
4 Cuộc Triển Lãm Mỹ Thuật Mừng Ngày 8/3
H. Nhân (TT&VH) - Hôm qua 2/3, tại gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1) đã khai mạc triển lãm Niềm vui tháng 3 với sự tham gia của 7 nữ họa sĩ: Nguyễn Thị Tâm, Cao Thị Được, Hứa Diệu Nữ, Đặng Thị Dương, Thu Hương, Minh Nguyệt, Bạch Lan. Cả 7 nữ họa sĩ này gặp nhau trong Niềm vui tháng 3 theo lời mời của gallery Phương Mai với riêng từng người. Trước đó, ngày 1/3, tại Hội Mỹ thuật TP.HCM đã khai mạc triển lãm Sài Gòn Xuân với sự góp mặt của 57 nữ họa sĩ. Có thể nói đây là cuộc triển...
Nhà Sưu Tập Lê Thái Sơn:“Giới Doanh Nhân Là Yếu Tố Quan Trọng Để Thị Trường Mỹ Thuật Việt Nam Phát Triển”
Nhà sưu tập Lê Thái Sơn: Giới doanh nhân là yếu tố quan trọng để thị trường mỹ thuật Việt Nam phát triển Chú thích hình DÙ CHỈ TỰ NHẬN MÌNH LÀ NGƯỜI MÊ TRANH NHƯNG LÊ THÁI SƠN ĐƯỢC BIẾT ĐẾN NHƯ MỘT NHÀ SƯU TẬP TRẺ CÓ TÂM HUYẾT, CÓ KIẾN THỨC VÀ LÒNG YÊU MẾN TÁC PHẨM CỦA NHIỀU THẾ HỆ HỌA SĨ TRONG NƯỚC. LÊ THÁI SƠN CÓ NIỀM TIN RẰNG THỊ TRƯỜNG TÁC PHẨM MỸ THUẬT VIỆT NAM SẼ PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI. Lê Thái Sơn thuộc thế hệ những người sưu tập tranh trẻ nhất ở Việt Nam. Khi được hỏi, đã có một...
Sắc Màu 8 Tháng 3
MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 3 THÁNG 3 NĂM NAY, TẠI TP.HỒ CHÍ MINH DIỄN RA MỘT LOẠT TRIỂN LÃM TRANH CỦA CÁC TÁC GIẢ NỮ Ở SÀI GÒN VÀ HÀ NỘI. CHƯA BAO GIỜ CÁC CÂY CỌ NỮ LẠI CÓ MỘT CUỘC BIỂU DƯƠNG LỰC LƯỢNG ĐÔNG VUI NHƯ VẬY. Mở đầu là triển lãm của Câu lạc bộ mỹ thuật nữ tại trụ sở Hội Mỹ Thuật thành phố( 218A Pasteur, quận 3, khai mạc ngày 1/3); đây là hoạt động định kỳ không thể thiếu của một câu lạc bộ nghề nghiệp có số thành viên vượt trội so với nhiều câu lạc bộ mỹ thuật khác.
Triển Lãm Nghệ Thuật "Niềm Vui Tháng 3"
Niềm vui tháng 3 H.Lan Chú thích hình Triển lãm Niềm vui tháng 3 của nhóm hoạ sĩ nữ Nguyễn Thị Tâm, Cao Thị Được, Đặng Thị Dương, Thu Hương, Minh Nguyệt, Bạch Lan, Hứa Diệu Nữ diễn ra vào đúng dịp Quốc tế phụ nữ 8/3. Có lẽ vẫn còn vương vấn với không khí Tết cổ truyền nên Niềm vui tháng 3 mang nhiều sắc xuân, sinh động và vui tươi. Hoạ sĩ Bạch Lan trung thành với phong cách Tân cổ điển, tạo nên những nốt trầm đầy rung động và sâu lắng, đầy bất ngờ và cũng rất táo bạo với những cô gái khỏa...
Ký Ức, Lá & Hoa Của Tôn Thất Bằng
Hồng Sơn Tác phẩm Ngày đó bên nhau của Họa sĩ Tôn Thất Bằng Nhạc sĩ - họa sĩ đến từ Đà Nẵng Tôn Thất Bằng vừa xông đất mở hàng đầu năm cho gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM) bằng một triển lãm tươi rói sắc xuân với chủ đề Ký ức, lá và hoa. Những họa tiết trở đi trở lại thường xuyên trong tranh của Tôn Thất Bằng như đồng xu gieo quẻ, hình bào thai khởi đầu sự sống, những chiếc lá, hoa… đã đóng dấu thương hiệu cho tranh của anh. Theo nhà văn nhà phê bình Đặng Tiến, tranh Tôn...
Miền Ký Ức Của Tôn Thất Bằng
Từ ngày 20-28.2 tại Gallery Phương Mai (Q.1- TP.HCM) diễn ra triễn lãm tranh của họa sĩ Tôn Thất Bằng, mang chủ đề ký ức: Lá và Hoa… Sinh năm 1963 tại Quảng Trị. Lớn lên và sinh sống tại Đà Nẵng. Mang 36 bức tranh sơn dầu và một cây đàn ghi-ta vào TP. HCM trong những ngày đầu năm 2011, Tôn Thất Bằng muốn kể lại cho những ngừơi yêu tranh ở phía Nam nghe những hoài niệm luôn ám ảnh tâm trí anh, về một thời thơ ấu ở vùng quê Quảng Trị
Tôn Thất Bằng- Ký Ức : Lá Và Hoa
Nhà phê bình nghệ thuật Đặng Tiến Quan hệ giữa người nọ và người kia, thường khi là do môi trường hay sinh hoạt xã hội, khởi đầu từ một địa phương. Nhưng cũng có khi do cơ duyên, như tình bạn giữa họa sĩ Tôn Thất Bằng và tôi, hai người xa lạ, gặp nhau tình cờ trong một dạ hội từ thiện, vào một ngày đầu xuân Đinh Sửu, 2009, tại Đà Nẵng. Thời điểm này anh cao hứng, sung mãn, sáng tác nhiều tranh lớn, theo phong cách riêng. Từ xuân ấy đến xuân này, ròng rã hai năm, anh miệt mài làm việc cho...
Triển Lãm Nghệ Thuật : " Ký Ức: Lá Và Hoa"
Triển lãm nghệ thuật " Hoài niệm: Lá và Hoa" Của họa sĩ Tôn Thất Bằng Thời gian :20/2 28/2, 2011 Tại : Phòng tranh Phương Mai Địa chỉ: 129B Lê Thánh Tôn , Q.1 Quí vị có thể xem tranh của Hoạ sĩ trên Qua trang web sau:...
Robert Mihagui: Vẽ Để Tìm Bóng Mẹ Việt Nam
(TT&VH) - Họa sĩ Robert Mihagui mang hai dòng máu, cha người Pháp, mẹ người Việt. Ông sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phú, năm 13 tuổi ông theo cha về Pháp nhưng nỗi nhớ quê mẹ chưa bao giờ nguôi. Năm 1998, ông về Việt Nam để đi du lịch, ông thấy Việt Nam, nhất là Sài Gòn vẫn còn nhiều nét thân quen như thuở nhỏ ông từng sống nơi đây trước khi sang Pháp, nên quyết định thường xuyên về. Kể từ đó, mỗi năm ông sống ở Việt Nam khoảng 6 tháng. Hơn 10 năm đi tìm mẹ Sống trong cảnh cũ, Robert càng nhớ...
SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG CỦA ROBERT MIHAGUI
SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG ĐÔNG VÀ TÂY CỦA HỌA SĨ ROBERT MIHAGUI GỒM 30 BỨC TRANH SƠN DẦU THEO PHONG CÁCH TRỪU TƯỢNG LÀ TRIỂN LÃM CUỐI CÙNG KHÉP LẠI CUỐI NĂM 2010 CỦA GALLERY PHƯƠNG MAI (129B LÊ THÁNH TÔN, Q1,TP.HỒ CHÍ MINH, TỪ 12-20/12). Từ năm 2006 đến nay, đây là lần thứ ba Robert Mihagui tổ chức triển lãm cá nhân tại Việt Nam, quê mẹ của ông. Họa sĩ sinh năm 1945, Phú Thọ là nơi ông sinh ra và sống đến năm 13 tuổi, sau đó theo cha sang Pháp định cư. Nơi ông có sự giao thoa giữa hai nền văn hóa...
Triển Lãm "Sắc Màu Quê Hương: Đông & Tây"
(TT&VH) - Triển lãm của họa sĩ Robert Mihagui - một người Pháp gốc Việt đang diễn ra tại phòng tranh Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM) với 30 tranh sơn dầu vẽ phong cảnh theo khuynh hướng trừu tượng. Robert Mihagui sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phú, ông học hội họa từ năm 1961 đến 1964 tại Pháp. Mỗi năm, Robert Mihagui thường dành 6 tháng về Việt Nam để tìm hiểu văn hóa Việt và vẽ tranh.
Triển Lãm Của Lý Trực Sơn, Đào Châu Hải: Một Ngày Suy Tưởng
(TT&VH) - Chiều qua 11/12, tại Viet Art Centre đã khai mạc một triển lãm kỳ lạ ghép đôi điêu khắc - hội họa của hai tác giả tuổi trung niên nhưng lão thành trong nghề nghiệp: họa sĩ Lý Trực Sơn (sinh năm 1949) và nhà điêu khắc Đào Châu Hải (1955). Triển lãm có tên Không vô can và Ballad Biển Đông (kết thúc ngày 16/12). Lý do trực tiếp, quan trọng dẫn tới triển lãm lạ lùng này: Giữa năm vừa rồi, họ có một chuyến ra thăm Trường Sa… TT&VH xin giới thiệu bài viết của họa sĩ, nhà phê bình Phan...