• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
Hội Họa Pháp & Ảnh Hưởng Của Nó Tại Đông Dương
Nguyễn Văn  Minh

 

Trong hội họa, nước Ý đi trước các nước Châu Âu. Những năm 1300, Ý đã có những họa sĩ lớn, và từ năm 1400, có những danh họa vô song. Dòng họ Médicis gần như đã đam mê, ủng hộ nghệ thuật một cách cuồng nhiệt, làm sống động một sự phục hưng, và chính sự phục hưng này đã làm cho những nhà cầm quyền độc tài ở Florence, những giáo hoàng ở Rome, thấy được màu máu của nó cũng đã chảy trong những tĩnh  mạch của các ông vua nước Pháp. Chuyển động phục hưng này đã được hưởng ứng một cách nhanh chóng tại Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Anh.

Tại Pháp, trước năm 1500, không thể ngăn cản tình trạng đầy rẫy các kiệt tác Florence qua những  nguyên bản của trường phái Avignon hoặc của Paris, những hình vẽ, những chân dung tuyệt đẹp của Jean Fouquet, của Jean Clouet. Thời kỳ này là thời đại của Francois đệ nhất, người đã có công lao khai sáng không chỉ của văn chương và khoa học, mà còn là cha đẻ của hội họa Pháp. Ông đã bắt đầu sự trị vì của mình bằng hành động khuyến khích sự nguy nga và tráng lệ, bằng việc tập hợp những bộ sưu tập hội họa đem về Pháp trước thời Phục Hưng và Léonard de Vinci, và ở đó, chúng làm bạn với ông. Ảnh hưởng của ông đã đánh dấu trường phái Fotainebleau-trường phái ghi đậm dấu ấn nền hội họa Pháp. Và cũng từ vị vua này, những họa sĩ lớn của Pháp đã hình thành một chuỗi mắt xích liên tục xuyên suốt thời gian cho đến nay. Sao lại không có sự ghi nhận từ Đức, nước đã có một sự bắt đầu tốt đẹp dưới thời Phục Hưng, và đã không còn gì từ những họa sĩ lớn của Đức sau cải cách? Còn trường phái Anh? “Điều này gần như không tồn tại”-họa sĩ Renoir đã trả lời. “Trường phái Anh, đó là một sự bắt chước từ tất cả”- Họa sĩ Van Dyck (Hà Lan) đã bày tỏ nhìn nhận về trường phái này với ông ta chỉ có vậy.

Vào thế kỷ XVII, những người Ý đến với hội họa một cách buồn chán, ngưng trệ. Họ còn một vài tên tuổi lớn cách khoảng với nhau cho đến cuối thế kỷ tiếp theo, sau đó, không còn gì nữa. ngược lại, Hà Lan chiếm được một chỗ lớn trong hội họa cho đến giữa thế kỷ. Tây Ban Nha có một trường phái tuyệt vời bao gồm ba tên tuổi lớn: Gréco, Vélasquer và Goya. Chỉ có Pháp, thẳng tiến từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ năm này đến năm khác với những tên tuổi lớn của hội họa. Cũng từ thế kỷ XVII, tính cách của Trường phái Pháp được khẳng định. Đó là Poussin, Philippe de Champaigne, anh em nhà Le Nain, nhất là Louis (người được Picasso ngưỡng mộ mạnh mẽ), George Dumesnil de la Tour và Claude Lorrain,… đã xướng danh một loạt những họa sĩ lớn về phong cảnh cho thời đại chúng ta.
Thế kỷ XVIII còn nhiều hơn nữa. Để hiểu ảnh hưởng của trường phái Pháp đối với hội họa hiện đại, hãy cùng đối chiếu các tác phẩm “Sự phân xử của Paris” của Watteau với tác phẩm của Renoir từ những năm 1910 đến 1918. Trong đó, đặc biệt là tác phẩm “Những nữ phục vụ nhà tắm”; “Tấm kính pha lê” và “Sự tự do” của Fragonard; chân dung chải chuốt, trong trẻo của Diderot hoặc vài “hình ảnh tưởng tượng”, những chú tâm của Chardin cho một ánh sáng đẹp trên bề mặt bức tranh trở thành những bận tâm của Cézanne, cũng như nhiều họa sĩ khác.
Thế kỷ XVIII của chúng ta là một thế kỷ vĩ đại, ở đó có những họa sĩ lao động quyết liệt. Fragonard đã từng có 14 năm làm học trò trong xưởng họa của Boucher. Watteau làm 27 năm tại Viện Hàn lâm Nghệ thuật Hoàng gia. Thời điểm này, người ta rất kính trọng những giá trị truyền thống, đồng thời cũng rất yêu mến những cái mới. Họ nhận ra rằng “Hội họa làm nên niềm vui, hạnh phúc từ những đặc thù của cái riêng và nó đã góp phần vinh quang cho đất nước”.

Kể từ ba thế kỷ tiếp theo, những nhà chính trị lớn tại Pháp đã đóng vai trò bảo trợ cho nghệ thuật. Cuộc cách mạng Pháp đã kết thúc thế kỷ XVIII, tiếp sau đó, là giai đoạn ngắt quãng tính liên tục của tiến trình hội họa Pháp, do đế chế, như phong cách Napoléon trong nghệ thuật trang trí “là một kiểu phô trương, linh tinh, lỗi thời gần như kiểu trang trí của Ai Cập và Trung cổ”, đặc biệt trong những năm 70 của nền Đệ tam Cộng hòa, một chế độ thật “nghèo nàn về phụ nữ và ngựa” như tính cách của Anatole!
Ở Châu Âu vào thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có sự xuống cấp thị hiếu trong số đông giới quan chức. Ta có thể khảo sát trong thứ tự theo thời gian, những tác phẩm của các họa sĩ kể từ năm 1789 đến nay như: Ingres, Delacroix, Corot, Manet, Cézanne, Renoir, Gauguin, Matisse, Dufresne,…

Sự phát minh của nhiếp ảnh đã làm ra những tiến bộ càng nhanh chóng. Bên cạnh các họa sĩ Ấn tượng đã say mê hướng đến màu sắc để diễn tả những phản chiếu từ thực tế có một dòng nước xoáy kỳ lạ những ý tưởng phong phú trong nghiên cứu những xu hướng nghệ thuật mới. Ta hiểu hơn về những tác phẩm của các họa sĩ “Ánh sáng”, sau này quen gọi “Phái Ấn tượng” hoặc “Phái Lập thể”. Người ta cũng hiểu tốt hơn những nghiên cứu gần đây của Matisse, của nhóm Roland, Oudot, Brianchon, Legueult, Inguimberty về tinh thần đơn giản hóa và những kiểu thức Ả Rập. Những nhóm này đã có ít nhiều ảnh hưởng đến hội họa Việt Nam.

Tác động lớn nhất đến hội họa Đông Dương vào năm 1925, đó là trường mỹ thuật được thành lập tại Hà Nội. Có thể nói, từ trước khi có trường mỹ thuật, hội họa Đông Dương vẫn còn đang ngủ mê trong sách vở với cọ vẽ và mực tàu; quanh quẩn với cảnh vật tưởng tượng như: núi, cây cỏ, hoa lá hoặc các con thú, …trong sự tồn tại mờ nhạt của nền giáo dục hội họa Trung Quốc. Năm 1925 là thời điểm quan trọng cho các họa sĩ Việt Nam tiếp cận với hội họa Châu Âu. Và họ đã không sai lầm, đã tiếp thu những khái niệm Châu Âu, đồng thời, họ cũng, kính cẩn ghi nhớ người thành lập ngôi trường của họ-họa sĩ Victor Tardieu- với hình ảnh thân quen từ cây gậy cầm tay, những đôi giày nỉ, áo gilet sọc và sợi dây đeo đồng hồ, mái tóc trắng toát, đôi mắt sống động nằm sau cái mũi giàu nghị lực. Đó là hình ảnh một con người năng động và có một phẩm chất hiếm có nhất: sống ẩn dật, tránh chỗ phồn hoa. Ông tự cho mình là một họa sĩ bình thường (có thể nhận ra điều này từ các tác phẩm của ông). Bên cạnh họa sĩ Victor Tardieu, một trong những giáo sư thực tài, họa sĩ Inguimberty đã tạo nên một chuyển động mới cho hội họa Đông Dương và đưa sơn mài vào phục vụ cho hội họa. Những cống hiến này của các ông, đã mang đến một vị trí lớn lao trong lịch sử nghệ thuật Đông Dương được bắt đầu bằng sự cất cánh tốt đẹp bởi tất cả những nghệ sĩ lớn của mọi thời gian luôn nghĩ rằng nghệ thuật phải đi trước…

Riêng Việt Nam, người Việt Nam có quyền tự hào về nghệ thuật của họ vì trong sự chuyển mình của nghệ thuật hiện tại, không từ nguyên bản của người Pháp. Khi trao đổi với một vài họa sĩ của đất nước này, chúng tôi hiểu rằng, đôi khi họ cũng sợ mất nhân phẩm khi liên lạc với Châu Âu. Để chống lại tư tưởng ấu trĩ này, với tài năng của họ, tôi muốn nói điều sau:
Ở bờ của một hồ nước hình bán nguyệt, tọa lạc một ngôi chùa nhiều tầng, có trang trí thật hấp dẫn và tương đồng với phong cách Trung Quốc. Tòa thờ rộng lớn được đặt chung quanh đầy những đồ trang trí bằng sơn mài và những chiếc bình sứ Trung Quốc. Ta có thể bắt gặp ngôi chùa này ở đâu?- giữa trung tâm của nước Pháp! Công tước Choiseul, người dựng ngôi chùa, đã dời và đặt lại rất gần khu vực mai táng Léonard de Vinci, trong một lăng mộ mà nhiều người nói đã thấy ở Bắc Bộ hoặc ở xung quanh Huế. Trong khi mộ địa là một mộ địa ở Ý. Tổng thể cũng như chi tiết của ngôi chùa, của mộ địa hoặc của ngôi mộ đều hoàn toàn Pháp.
Vậy, chỉ có duy nhất phương pháp, chính là từ tài năng để làm chủ trong những dạng thức, những kỹ thuật. Và chúng ta vinh hạnh để nói rằng, những nghệ sĩ Việt Nam như: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân…đã minh chứng hùng hồn cho điều đó qua nhiệt tâm cống hiến quên mình cho nền nghệ thuật của đất nước họ.
NGUYỄN VĂN MINH
Biên dịch từ tạp chí Indochine số tháng 9-1947
Trích từ báo Thông Tin Mỹ Thuật Trường ĐH Mỹ Thuật Tp.HCM số 23-24 tháng 11 năm 2008)



 

Triển Lãm Sơn Mài Sài Gòn
Văn Bảy (TT&VH) - sẽ khai mạc ngày 25/1 tại phòng tranh Applied Art (5 Phan Đăng Lưu, TP.HCM) là một sự kiện đáng chú ý về sơn mài. Triển lãm thu hút 51 họa sĩ, trong đó có những tên tuổi quen thuộc như Hoàng Trầm, Hồ Hữu Thủ, Đào Minh Tri, Nguyễn Trung, Lý Khắc Nhu, Dương Sen, Lê Xuân Chiểu, Phạm Tuấn Cường, Mai Anh Dũng, Ca Lê Dũng, Nguyễn Dũng An Hòa, Nguyễn Quốc Hùng, Lê Kinh Tài, Nguyễn Mậu Tân Thư... Tác phẩm Cá (80 x 120cm) của Đào Minh Tri Cuộc trưng bày cho thấy rất nhiều phong...
“ Không Gian Sống" Của Họa Sĩ Lê Thánh Thư
Chú thích hình Với triển lãm không gian sống , họa sĩ Lê Thánh Thư là người khép lại một năm hoạt động đều đặn và khá thành công của Gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh). Cả thảy 35 bức tranh sơn dầu và Acrylic được Lê Thánh Thư vẽ trong những năm gần đây có lẽ tạm đủ để người xem nhận biết được một diện mạo nghệ thuật có cá tính. Khởi đầu sự nghiệp nghệ thuật bằng thơ rồi chuyển sang vẽ tranh, Lê Thánh Thư đã trải qua những tháng ngày thật ngặt nghèo để có thể...
Họa Sĩ Lê Thánh Thư: "Hội Họa Đã Cứu Rỗi Tôi"
PN - "Trở đi mắc sông/Trở lại mắc núi/Em trở về ngắt quãng ngày tôi xanh lại đọt chuối/Lá lao linh biếc cả trời chiều ẻo lả/Em đuổi nắng rừng rực đi/Em dồn mưa dai dẳng lại/Bao muộn phiền ngoi ngóp trước hiên nhà/Ngày im ỉm đóng/Tôi lẳng lặng ngồi không..." Giữa cuộc trò chuyện về triển lãm tranh mới nhất của mình, nhắc đến thơ, Lê Thánh Thư cao hứng đọc lan man những câu thơ mới viết. Thơ anh cũng như tranh anh, đều gây ấn tượng đặc biệt với người nghe, người xem. PV:Với loạt tranh mang...
Lê Thánh Thư “Khai Mạc” Giáng Sinh
(TT&VH) - Triển lãm Không gian sống của Lê Thánh Thư khai mạc lúc 10h ngày 24/12 tại phòng tranh Phương Mai, 129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM rất đáng được chú ý, không phải vì nó khai mạc trước đêm Giáng sinh, mà bởi cái cách mà họa sĩ này nhìn về cuộc sống. Trong đời sống ngày càng chật chội, họa sĩ này đã chọn cách giản lược các đường nét đến mức biến thành những nhân dạng hình dung. Những cư dân đô thị xem tranh Lê Thánh Thư dễ dàng nhận ra một phần của mình trong đó, nhưng tác giả lại...
“ Không Gian Sống” Của Lê Thánh Thư
Khi chọn chủ đề của tranh là không gian sống, chắc chắn Lê Thánh Thư đã chọn cho mình một hướng sáng tác, đã xác định thái độ và mối quan hệ của anh, người nghệ sĩ, đối với cuộc sống. Triển lãm không gian sống khai mạc lúc 10 giờ ngày 24 tháng 12 tại phòng tranh Phương Mai, 129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM.
Ra Mắt Sách Song Ngữ Của Thái Bá Vân
(TT&VH) - 19h tối qua, 16/12, những người thân trong gia đình cố nhà nghiên cứu mỹ thuật Thái Bá Vân cùng với những người biên soạn cuốn Tiếp xúc với nghệ thuật của ông đã tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách này nhân 10 năm ngày mất của ông (1999-2009) tại Viet Art Center 42 Yết Kiêu (HN). Cuốn sách Tiếp xúc với nghệ thuật (In Touch With Art) do NXB Mỹ thuật ấn hành tập hợp những bài viết chủ yếu về nghệ thuật của Thái Bá Vân thực ra đã được xuất bản và ra mắt công chúng cách đây 11 năm...
Sách Của Thái Bá Vân Dạy Tôi Yêu Mến Nghệ Thuật Và Nghệ Sĩ
(TT&VH) - Nhà nghiên cứu mỹ thuật Thái Bá Vân ra đi đã 10 năm, nhưng cuốn sách Tiếp xúc với nghệ thuật của ông in từ 11 năm trước vẫn có sức ảnh hưởng lớn. Và không phải ngẫu nhiên, buổi ra mắt phiên bản mới in song ngữ cuốn sách này vào tối 17/12 được xem là một sự kiện mỹ thuật . Chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn, người khởi xướng, và cấp kinh phí cho việc tái bản cũng như tham gia biên tập lại cuốn sách của nhà phê bình tài hoa đã quá cố... Chú thích hình Chú...
Triển Lãm Tranh Sơn Dầu
"Không gian sống" của Họa sĩ Lê Thánh Thư. Thời gian : 24/12 31/12, 2009 .Tại : Phuong Mai Art Gallery Địa chỉ: 129B Lê Thánh Tôn , Q.1 .Quí vị có thể xem tranh của họa sĩ Lê Thánh Thư qua trang web sau: www.vietnam-art.com.vn ...
Việt Nam Dự Triển Lãm Nghệ Thuật Quốc Tế Châu Á
Chú thích hình (TT&VH) - Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế châu Á lần thứ 24 sẽ khai mạc lúc 10h sáng nay (20/11, mở cửa đến 31/1/2010) tại Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Malaysia với sự tham gia của 13 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á gồm: Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản, Mông Cổ, Ma Cao (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam. Triển lãm giới thiệu 205 tác phẩm của 205 nghệ sĩ. VN là nước đã tham gia triển lãm quan trọng này từ năm 1995 (lần thứ 10 tại...
8 Họa Sĩ Mừng Xuân Sớm
TT - Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM vừa khai mạc triển lãm tranh mang tên Xuân của tám họa sĩ: Nguyễn Thị Tâm, Lý Khắc Nhu, Nguyễn Thế Hùng, Cao Thị Ðược, Trần Quang Dinh, Huỳnh Phương Thị Ðài Trang, Nguyễn Hoàng Thịnh Trị và Ðỗ Minh Hiếu. Chú thích hình Có thể nói đây là phòng tranh đa thế hệ, đa phong cách và đa ngôn ngữ với 150 tác phẩm đủ các chất liệu, còn đề tài hầu hết xoay quanh chủ đề mùa xuân với phong cảnh ngày mùa, tết, chợ hoa, xe hoa, cổng làng, đoàn tụ... Triển lãm mở cửa đến...
Triển Lãm "& Tôi" Của Lê Văn Nhường
TT - Họa sĩ Lê Văn Nhường vừa đem từ Huế vào TP.HCM 23 bức tranh sơn dầu để giới thiệu với bạn bè, đồng nghiệp và công chúng yêu tranh trong triển lãm cá nhân mới nhất của anh, với chủ đề & Tôi (từ 7 đến 15-11-2009, tại gallery Phương Mai, 129B Lê Thánh Tôn, Q.1). Loạt tranh của Lê Văn Nhường đợt này được chia làm hai mảng rõ rệt. Một là mảng tranh trừu tượng thiên về chuyển động, còn lại là mảng tranh siêu thực tự trào.
Họa Sĩ Lê Văn Nhường "& Tôi"
"& Tôi" là chủ đề cuộc triển lãm tranh cá nhân lần thứ nhì của họa sĩ Lê Văn Nhường (từ 7 - 15/11/2009 tại gallery Phương Mai - 129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM). Nếu cuộc triển lãm cá nhân lần đầu tiên của họa sĩ cách đây 10 năm được xem như sự ra mắt của Lê Văn Nhường với giới mỹ thuật và người thưởng ngoạn thì "& Tôi" lần này, là một sự khẳng định tự tin của anh với phong cách và dấu ấn riêng.
Triển Lãm Tranh "& Tôi"
Triển lãm tranh của Họa sĩ Lê Nhường.Thời gian : 07/11 15/11, 2009. Tại : Phuong Mai Art Gallery. Địa chỉ: 129B Lê Thánh Tôn , Q.1. Quí vị có thể xem tranh của họa sĩ Lê Nhường Qua trang web sau: www.vietnam-art.com.vn
Giá Tranh Của Lê Phổ Vào Top 5 Đông Nam Á
(TT&VH) - Theo vựng tập vừa công bố của nhà đấu giá Sotheby s tại Hong Kong thì tác phẩm Cô gái với khăn quàng cổ xanh của Lê Phổ đã được xếp vào Top 5 có giá sàn cao nhất ở hạng mục Tranh hiện đại và đương đại Đông Nam Á (Modern and Contemporary Southeast Asian Paintings). Với giá từ 800 ngàn đến 1,2 triệu đô la Hồng Kông (HKD), tương đương 100 - 120 ngàn đô la Mỹ (USD), tác phẩm của Lê Phổ chỉ xếp sau bức Những con ngựa chiến của Lee Man Fong với giá từ 1,5 đến 2,5 triệu HKD, và bức Hai...
Chặng Mới Của Hoàng Đăng Nhuận
Sau hơn năm tháng bị tai biến, họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận đang dần hồi phục. Ý thức sống là sáng tạo đã thôi thúc người nghệ sĩ. Và như vậy, toan đang căng trở lại, màu cũng đã sẵn sàng. Đâu như Albert Camus trong cơn bệnh có nói: Bệnh tật là một dòng tu kín . Hy vọng rằng trong ngọn lửa sáng tạo nhen lên lần này, Hoàng Đăng Nhuận có thêm nhiều trải nghiệm mới trong dòng tu kín của mình. Chú thích hình Đầu những năm 1970, ở Đà Lạt có một gã họa sĩ đi từ Huế đến. Những nét hoang dã và văn minh...
Tranh Việt (Bài 1): Cái Gì Cũng Có Thể Đấu Giá?
Tranh Việt (Bài 1): Cái gì cũng có thể đấu giá? Chú thích hình Tranh Việt & thị trường đấu giá quốc tế Trong một vài năm gần đây, tại khu vực châu Á, Hội chợ Nghệ thuật quốc tế Hong Kong (Hong Kong International Art Fair - ART HK) là một sự kiện nghệ thuật quan trọng và khá đình đám. Năm 2009, ART HK 09 diễn ra từ ngày 14-17/5, đã thu hút hơn 110 gallery của khoảng 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đến tham dự. Hội chợ cũng đã thu hút khoảng 30 ngàn du khách, thu về hơn 1 tỷ USD từ tiền vé, tiền...
Lương Trường Thọ Với "Tour Nước Mỹ”
Tình xuân Sau một cuộc tuyển chọn khá gắt gao, họa sĩ Lương Trường Thọ của Việt Nam vừa được công nhận là hội viên ở cấp độ master của World Art Foundation (WAF), một tổ chức của các họa sĩ chuyên nghiệp có trụ sở tại California (Hoa Kỳ). Trước khi là thành viên của WAF, họa sĩ Lương Trường Thọ (61 tuổi, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Gia Định) đã được gia nhập Câu lạc bộ nghệ thuật California và Câu lạc bộ nghệ thuật Exotic Hamburg (Đức). Giấc mê Với khẩu hiệu hành động Chúng ta là những người...
Ở Nhà Trọ Chục Đô, Mua Tranh Ngàn Đô!
Yukio Ogushi (TT&VH) - Có khoảng 20 năm kinh nghiệm và khoảng 15 lần đến Việt Nam lưu trú nhiều tháng liên tục, ông Yukio Ogushi (sinh 1943) đã sưu tập được khoảng 250 bức tranh, và đã tổ chức cho các họa sĩ vài triển lãm tại Nhật, Thái Lan và Việt Nam. Vậy nhưng ông không thích mọi người gọi mình là nhà sưu tập, người giám tuyển, người môi giới… nghệ thuật. Không dùng điện thoại, internet, trên hành trình độc đạo, ông chỉ có một nguyên tắc duy nhất để làm việc là trực tiếp đến gặp các họa...
Trao Giải & Triển Lãm Mỹ Thuật Khu Vực 6 - TP.HCM
TT - Kết quả giải thưởng năm 2009 của các họa sĩ TP.HCM vừa được công bố trong triển lãm mỹ thuật khu vực 6 khai mạc sáng 25-8, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Giải A đã được trao cho tác phẩmTình nguồn (ảnh) của họa sĩ Lương Quốc Thắng. Giải B là tác phẩm Âm vang đại ngàn (Hồ Minh Quân) và Sức sống (Trần Văn Hải). Giải C thuộc về tác phẩm Mưa (La Như Lân), Bên nếp giành xưa (Nguyễn Thanh Mai) và Luật mới (Lim Khim Katy). Triển lãm mỹ thuật khu vực 6 - TP.HCM lần này có số lượng tác phẩm tham...
Họa Sĩ Uyên Huy Có Tranh Bán Đấu Giá Được 135 Triệu Đồng
Họa sĩ Uyên Huy (TT&VH) - Tối 10/8, tại Nhà hát TP.HCM đã diễn ra buổi bán đấu giá tranh gây quỹ giúp nạn nhân chất độc da cam. Có 3 tác phẩm được đấu giá lần này: 1 bức thủy mặc của một họa sĩ người Hoa, 1 bức do các nạn nhân da cam thực hiện và 1 của họa sĩ Uyên Huy. Kết quả, tranh thủy mặc được bán với giá 50 triệu đồng, tranh của các nạn nhân da cam có người mua 500 triệu đồng và tranh của họa sĩ Uyên Huy được bán 135 triệu đồng. Họa sĩ Uyên Huy là Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM. Sau khi...