• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
KẺ DỊ THƯỜNG DAMIEN HIRST
Y Chiêu

 

Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, chưa có ai lập được “kỳ tích” như Damien Hurst, nghệ sĩ tạo hình đương đại người Anh 43 tuổi. Dù các tác phẩm của ông còn gây tranh cãi về giá trị thẩm mỹ, chúng đã gây được những cơn sốt không tài nào hiểu nổi trên thị trường. Người ta đã mua tất cả những gì có chữ ký của Hirst.
NHỮNG KỶ LỤC
Ngày 16 và 17/09 vừa qua (2008), Sotheby’s London đã tổ chức đấu giá trực tiếp cho toàn bộ tác phẩm của Hirst. Điểm đặc biệt của sự kiện này là tác giả không thông qua bất kỳ nhà buôn hay gallery nào như cách thông thường. Trong cuộc triển lãm – bán đấu giá có tên “Cái đẹp mãi mãi trong trí óc tôi” ấy, 21 ngàn khách đã đến xem và cả ngàn người dự đấu giá. Ngày đầu, 65 lô tác phẩm các loại đã được bán với giá 70,5 triệu bảng Anh, ngày sau doanh số là trên 41 triệu bảng, tổng cộng Hirst đã bán được 218 tác phẩm với số tiền lên đến hơn 111 triệu bảng (hơn 200 triệu USD), vượt xa mọi mong đợi và ước tính của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh tác phẩm mỹ thuật. Trong lịch sử mỹ thuật đương đại, chưa có tác giả nào lại lập được thành tích phi thường như thế ở độ tuổi như thế! Đây cũng là kỷ lục về đấu giá chỉ với một tác giả. Kỷ lục trước đó được lập năm 1993, khi 88 bức tranh và tượng của Picasso được bán trong một buổi với giá 31 triệu USD. Tại buổi đấu giá đầu tiên 16/09/2008, tác phẩm Con bê vàng – một con bò đực và là bò thật, nặng 600kg, móng và sừng được làm bằng vàng 18 carat, được bảo quản trong dung dịch formaldehyde đã được bán với giá 18,6 triệu USD. Ngay một con bò bằng vàng khối nặng 600kg cũng chưa có giá cao như vậy!

Hirst với Con bê vàng - 18,6 triệu USD
 
Damien Hirst sinh năm 1965 tại Bristol (Anh), tốt nghiệp ngành Mỹ thuật tại Đại học Goldsmiths ở Luân Đôn, nơi Damien sớm trở thành khuôn mặt nổi bật nhất trong thế hệ họa sĩ trẻ tại Anh lúc bấy giờ. Những năm 1990 là thời kỳ ngự trị của Hirst trong làng nghệ thuật xứ sở sương mù. Năm 1995, Hirst được trao tặng giải Turner-giải thưởng Mỹ thuật cao quí nhất của nước Anh. Những năm đầu của thế kỷ XXI, Hirst có nhiều triển lãm cá nhân và nhóm tại các đô thị lớn ở Châu Âu và Mỹ. Sự nghiệp nghệ thuật của ông thời kỳ đầu gắn với một nhà sưu tập cũng là trùm kinh doanh Charles Saatchi, nhưng đến năm 2003 thì mối quan hệ này kết thúc.
Một trong những bức tranh thời kỳ đầu của Damiel Hirst
Một trong những bức tranh thời kỳ đầu của Damiel Hirst
 
Sớm nổi tiếng với những “tranh xoay tròn” (spin painting) được thực hiện trên một mặt phẳng xoay tròn, và những “tranh đồng tâm” (spot painting) với những vòng tròn màu sắc ngẫu nhiên, song Hirst chỉ vang danh thế giới khi thực hiện những tác phẩm dạng sắp đặt thật lạ lùng, kỳ dị mà chủ đề trung tâm của các tác phẩm ấy là cái chết. Chẳng hạn, tác phẩm có tên dài ngoằng Điều không xảy ra được về mặt lý tính của cái chết trong tâm trí của ai đó đang sống là một con cá mập hổ dài 4,3m được ngâm trong một bể kính chứa formandehyde. Hirst thực hiện tác phẩm này năm 1992 với sự tài trợ của Charles Saatchi. Năm 2004, con cá mập này được gallery Saatchi bán cho Steven Cohen với giá 8triệu USD, trong khi kinh phí để làm bể cá-tác phẩm này chỉ tốn có 50 ngàn Bảng Anh!

Tranh thời kỳ đầu của Damiel Hirst
 
Năm 1993, trong lần đầu tiên đến với một triển lãm quốc tế, Hirst đem đến Venice Biennale tác phẩm Mẹ và con phân ly – một con bò cái và một con bê bị cắt thành nhiều phần, trưng bày trong nhiều tủ kính chứa formandehyde tại gallery Serpentine ở Luân Đôn. Kế đến là hàng loạt thứ kinh khủng khác, đến nỗi năm 1995, giới chức y tế của thành phố New york phải ra lệnh cấm một triển lãm của Hirst vì trưng bày trong một bể ngâm formandehyde hai con bò đực và cái đang giao phối và cả hai đang trong tình trạng thối rữa, vì sợ nó “khiến du khách nôn mửa”.
Tuy nhiên, bất chấp những bài phê  bình nặng lời các tác phẩm đáng sợ đó, Hirst ngày càng thành công về mặt thị trường. Tháng 9/2000, gallery Gagosian hàng đầu ở New York tổ chức một triển lãm lớn dành riêng cho Hirst. Khoảng 100 ngàn người đã đến xem triển lãm trong suốt 12 tuần và toàn bộ những gì trưng bày đều được bán sạch! Tháng 9/2003, triển lãm tại gallery White Cube tại Luân Đôn mang về cho Hirst 11 triệu bảng tiền bán tác phẩm. Hiện nay Hirst là một trong những nghệ sĩ giàu có nhất nước Anh với tài sản được ước tính khoảng 130 triệu bảng Anh, tất cả đều từ tiền bán tác phẩm. Người ta còn ước tính giá tác phẩm của Hirst tại các sàn đấu giá cứ tăng đều khoảng 84% trong những năm gần đây.
Đức tin xa thẳm - 100 triệu USD
Tháng 5-2007, Hirst trưng bày tác phẩm mới của anh tại gallery White Cube ở Luân Đôn mà cây đinh của triển lãm có tên Đức tin xa thẳm là một cái đầu lâu làm bằng bạch kim và trang trí bằng 8.601 viên kim cương, nặng tổng cộng hơn 1.100 carat, có giá khoảng 15 triệu bảng Anh. Chiếc đầu lâu được làm từ mẫu sọ người thế kỷ XVIII, nhưng có bộ răng người thật. Càng kinh dị hơn khi Hirst đưa ra cái giá cho tác phẩm này là 50 triệu bảng Anh (tương đương 100 triệu USD), và vào tháng 8/2009, tác phẩm đó được bán cho một tổ hợp kinh doanh nghệ thuật trong đó có phần của chính Hirst cùng với gallery White Cube.

Khúc hát ru con mùa xuân - 19,2 triệu USD
 
Trước đó, vào tháng 6/2008, kỷ lục về giá tác phẩm của một nghệ sĩ đương thời được lập ra khi tác phẩm Khúc hát ru con mùa xuân của Hirst được bán với giá 19,2 triệu USD mà người mua là Tiểu vương xứ Qatar Sheikh Hamad Bin Khalifa Al-Thani. Đây là một trong bộ bốn tác phẩm sắp đặt có tên “Khúc hát ru con” theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, được Hirst làm năm 2002 bằng thép không rỉ và kính, mô phỏng những kệ bán thuốc tại các nhà thuốc tây ở Anh, chiều cao khoảng 3m, được trang trí bằng hàng ngàn viên thuốc (giả) đủ màu sắc. Khúc hát ru con mùa đông đã bán được với giá 7,4 triệu USD tại nhà Christie’s ở New York vào tháng 5/2008.

QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT
Các tác phẩm của Darmien Hirst thật ra là công trình của nhiều người. Hirst chỉ tự mình làm những tác phẩm thời kỳ đầu, còn về sau luôn có một nhóm trợ lý thực hiện các sáng tạo dị thường của Hirst, thậm chí có thể coi đó như một “xưởng chế tác”, giống như cách mà ông Vua nghệ thuật pop Andy Warhol đã làm tác phẩm của mình. Vào thời kỳ Hirst còn làm nhiều tranh, có thời điểm như tháng 2/1999, hai trợ lý của ông đã thực hiện đến 300 bức tranh. Hirst hoàn toàn có thể tụ vẽ những bức tranh này nhưng lại cho rằng hoạt động sáng tạo thực sự nằm ở quan niệm, ý đồ của người  nghệ sĩ chứ chẳng phải ở sự thể hiện thành phẩm cụ thể. “Nghệ thuật nảy sinh từ cái đầu của bạn. Nếu thấy thích thú điều gì đó, nó có thể là cái tựa cho một tác phẩm nghệ thuật và tôi ghi lại điều ấy ngay. Nghệ thuật đến từ mọi nơi. Nó là sự đáp lại của bạn với thế giới chung quanh...Tôi luôn có một danh sách đầy ắp các ý tưởng triển lãm cũng như các tác phẩm không tên” – quan điểm của Hirst như vậy.
Cuộc triển lãm – bán đấu giá “Cái đẹp mãi mãi ngự trị trong tâm trí tôi” được tổ chức để kỷ niệm tròn 20 năm Hirst làm giám tuyển một cuộc triển lãm của trường Đại Học Goldensmiths, nơi bấy giờ anh đang theo học năm thứ hai ngành Mỹ Thuật. Sự thành công vượt mức của nó một lần nữa khẳng định vị trí của Daemien Hirst với tư cách là người phá vỡ mọi biên giới trong nghệ thuật tạo hình và là một nghệ sĩ không bao giờ sáng tác theo những lối mòn đã có sẵn hay những con đường đã in dấu chân bao người khác. Một người có tên tuổi trong lĩnh vực đấu giá tác phẩm nghệ thuật còn tuyên bố về thành công của Hirst rằng “Bất cứ thứ gì có chất lượng thật sự đều có giá cao”.
Theo Y Chiêu
Doanh Nhan Sài Gòn cuối tuần.

 
Hơn 200 Họa Sĩ Cùng Chung Triển Lãm Tại TP HCM
Hơn 200 tác phẩm của hàng trăm họa sĩ, điêu khắc gia đã hội ngộ về không gian Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM trong một cuộc triển lãm quy mô lớn, báo cáo kết quả 3 tháng tham gia trại sáng tác do hội mỹ thuật TP tổ chức. Năm 2009, Hội mỹ thuật TP tổ chức 10 trại sáng tác cho các hội viên. Bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6, hàng trăm hội viên đã đi thực tế tại nhiều địa điểm ở TP HCM, các tỉnh miền Nam, miền Trung và Hà Nội... để tìm cảm hứng sáng tác nhiều tác phẩm. Trong hơn 200 tác phẩm gửi được...
5 Họa Sĩ VN Dự Triển Lãm Tranh Quốc Tế Tại Malaysia
TT - Năm họa sĩ VN gồm Nguyễn Thị Tâm, Uyên Huy, Đặng Thị Dương, Cao Thị Được và Nguyễn Như Khôi vừa có mặt tại TP Penang, Malaysia để tham gia triển lãm tranh quốc tế với chủ đề Nghệ thuật, cuộc sống và cái nhìn (Art, life and vision) diễn ra từ ngày 23 đến 26-7-2009. Triển lãm do Tập đoàn Nghệ thuật quốc tế (ArtGroup International) tổ chức, với sự tham gia của 100 họa sĩ xuất sắc đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi họa sĩ mang đến triển lãm một tác phẩm với cái nhìn riêng về nghệ...
Có Một Vùng Sông Nước Trong Tranh
Cùng một thế hệ, sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Long và cùng chọn hội họa để theo đuổi, nhưng hai hoạ sĩ Đặng Can và Chiêu Đồng vẫn có cách riêng của mình để bày tỏ tình yêu của mình đối với một vùng quê sông nước. Năm năm trước, đôi bạn thâm giao này đã lần đầu tiên ra mắt công chúng TP. Hồ Chí Minh bằng một triễn lãm chung tại trụ sở Hội Mỹ Thuật và nay họ lại đứng bên nhau trong triễn lãm "Nét duyên Mekong" ở gallery Phương Mai (khai mạc ngày 28/ 6 tại 129B Lê Thánh Tôn, Q 1)
Triểm Lãm Của “ Họa Sĩ Đồng Nát”
Người xem thích thú với bức tranh Tiếng rao trưa Ảnh: LÊ VÂN Họa sĩ đồng nát - đó là biệt danh mà bạn bè gán cho Lâm Chiêu Đồng . Tranh của ông là những xúc cảm được cóp nhặt từ những tờ tạp chí cũ , bìa tranh ảnh bỏ đi hay đôi khi là miếng xốp vụn , bìa cactông lượm lặt được sau mỗi phiên chợ chiều . Lần này, trở lại với Sài thành , họa sĩ của miệt vườn sông nước Vĩnh Long đã đem đến cho người xem nhiều khoái cảm với triển lãm Một thoáng Mekong. Đây là triển lãm chung của Lâm Chiêu Đồng...
TRIỄN LÃM MỘT THOÁNG MEKONG-Đồng Cảm Về Một Miền Quê
TRIỄN LÃM MỘT THOÁNG MEKONG: Đồng cảm về một miền quê Chú thích hình 25 bức tranh sơn dầu của họa sĩ (HS) Đặng Can và 16 bức tranh dán giấy của HS Chiêu Đồng đã được trưng bày trong cuộc triển lãm chung mang chủ đề Một thoáng Mekong (từ ngày 28/6 đến 7/7/2009 tại Gallery Phương Mai- 129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM). Có nhiều điểm chung giữa hai HS này: cùng sinh trưởng và họat động mỹ thuật tại Vĩnh Long , cùng ở độ tuổi ngòai 50, cách đây hơn 30 năm cùng đến với hội họa từ sự dẫn dắt của HC...
Một Thoáng Mê – Kông
Giữa không khí nóng bức của mùa hè tháng 6 Sàigòn.Không hẹn, các hoạ sĩ thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long,đã có dịp hội tụ nhau tại thành phố Hồ Chí Minh,bằng hai cuộc triển lãm tranh sơn dầu và xé giấy.Một.Tại Bảo Tàng Mỹ Thuật TP.HCM.Triển lãm của hoạ sĩ Phước An đến từ Tiền Giang.Hai.Tại phòng tranh tư nhân Phương Mai.Triển lãm của hai hoạ sĩ Đặng Can và Chiêu Đồng đến từ Vĩnh Long.
Triển Lãm Tranh "Một Thoáng Me Kong"
Trưng bày 30 tác phẩm tranh sơn dầu và dán giấy của các họa sĩ  Đặng Can & Chiêu Đồng. Thời gian : 29/06 – 07/07, 2009.Tại : Phuong Mai Art Gallery.Địa chỉ: 129B Lê Thánh Tôn , Q.1Quí vị có thể xem tranh của các hoạ sĩ Đặng Can & Chiêu Đồng qua trang web sau:
NÉT CỌ SÀI GÒN
Hồ Hữu Thủ, Lê Thanh, Trịnh Thanh Tùng, La Hon là bốn gương mặt cố cựu của hội họa Sài Gòn. Họ đã có tranh triển lãm từ trước 1975 và tiếp tục sống với hội họa từ đó đến nay. Riêng Đỗ Duy Tuấn dù xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế cũng đã trở thành một cái tên khá quen thuộc của làng mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh từ khoảng giữa thập niên 1990. Tranh của họa sĩ Hồ Hữu thủ Tranh của họa sĩ Lê Thanh Ba mươi bức tranh của nhóm năm tác giả này làm nên phòng tranh tại gallery Phương Mai
TRIỂN LÃM TRANH “ NÉT CỌ SÀI GÒN”
: Những rung cảm đẹp Triển lãm Nét cọ Sài Gòn từ 7/3 đến 15/3 tại Gallery Phương Mai (Q.1, TP.HCM) là nơi hội tụ hơn 30 tác phẩm của năm họa sĩ (HS) Hồ Hữu Thủ, La Hon, Lê Thanh, Trịnh Thanh Tùng và Đỗ Duy Tuấn. Các HS này đã có nhiều cuộc triễn lãm tranh trong và ngoài nước từ những năm thuộc thập niên 60 , 70 của thế kỷ trước đến nay. Họ cũng đã sở hữu nhiều giải thưởng hội họa trong nước và quốc tế. HS Đỗ Duy Tuấn sinh truởng tại Huế, tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế, hoạt động Mỹ Thuật ở...
Nét Cọ Sài Gòn Mừng 8/3
Chú thích hình TT&VH) - Hôm qua 7/3, các ông họa sĩ Đỗ Duy Tuấn, La Hon, Lê Thanh, Hồ Hữu Thủ và Trịnh Thanh Tùng đã cùng nhau triển lãm 30 tác phẩm tại gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q1, Tp.HCM). Hầu hết các tác phẩm của năm họa sĩ vẽ về phụ nữ, như một món quà dành tặng ngày 8/3. Đặc biệt các ông họa sĩ này đều thuộc hàng lão làng trong giới mỹ thuật Tp.HCM, người nhỏ tuổi nhất là Đỗ Duy Tuấn cũng sinh năm 1954, ba họa sĩ Lê Thanh, Hồ Hữu Thủ, Trịnh Thanh Tùng cùng sinh năm 1942....
TP.HCM: 3 Cuộc Triển Lãm Tranh Mừng 8-3
Chú thích hình Thứ Bảy, 07/03/2009, 18:45 (GMT+7) * Triển lãm tranh tượng của các họa sĩ nữ TTO - Chiều 6-3, các họa sĩ nữ TP.HCM đã tổ chức triển lãm tranh tượng chào mừng ngày tôn vinh của phái đẹp (ngày quốc tế phụ nữ 8-3) ngay tại trụ sở Hội Mỹ thuật TP (218A Pasteur, Q.3). Với chủ đề "Ấn tượng Nam bộ", triển lãm năm nay đặc biệt hơn các năm trước là do có sự phối hợp của Hội Mỹ thuật VN và Hội Mỹ thuật TP nhân tiến tới chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Mỹ thuật VN sẽ diễn ra tại...
Tre Đỏ Và Làng Quê Bắc Bộ Trong Tranh Nguyễn Bá Tuấn
Chú thích hình TTO - Sau 2 năm, họa sĩ Nguyễn Bá Tuấn lại vào TP.HCM để "khoe" những tác phẩm mới nhất của mình trong triển lãm mang tên "Tre đỏ" (*). Nếu như triển lãm trước (vào năm 2006, tại gallery Lotus) anh mang cả đồng bằng Bắc bộ vào Nam, thì lần này, cũng với đề tài ấy, nhưng các tác phẩm của anh đã có sự chắt lọc, tinh tế và có chiều sâu hơn. Mỗi bức tranh là khoảnh khắc bất chợt với hoàng hôn đỏ rực một bờ tre, những chiếc vó, đụn rơm mờ hoặc trong đêm trăng thanh vắng, hay những...
Lê Minh - NGỌT NGÀO SÀI GÒN NAM BỘ
Tranh của Họa sĩ Lê Minh Trường Mỹ nghệ Thực hành là cái nôi đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ của miền Nam trước khi có Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định, tiền thân của trường đại học Mỹ Thuật TP. HCM ngày nay. Triển lãm đầu tiên của Lê Minh cách nay đã trên nửa thế kỷ tại Sài Gòn ngày trước, khi ông vừa tròn đôi mươi và mới tốt nghiệp trường Mỹ nghệ Thực hành Gia Định. Không chỉ vẽ tranh, Lê Minh còn làm báo, là một cái tên khá quen thuộc trong số những họa sĩ trình bày và minh họa...
HỒ HỮU THỦ - MỘT MỸ CẢM SIÊU THOÁT
Nguyễn Viện Thấm nhuần tinh thần phật giáo với một tâm thế hòa bình, Hồ Hữu Thủ đã hóa giải được mọi xung động bên trong cũng như ngoài để chỉ còn là một tâm hồn thuần phác và mẫn cảm trước cái đẹp. Bởi thế tranh của Hồ Hữu Thủ đa sắc, giàu nhịp điệu nhưng vẫn toát ra một niềm dịu dàng và thơ mộng. Hội họa là một trò chơi của một tâm hồn vắng lặng đầy sự thật và được biểu hiện qua những ẩn ngữ của mọi người đang có, đang khao khát, thứ dấu ấn tinh khiết vụt mở ra làm ta ngạc nhiên trong say...
HỒ HỮU THỦ - “Ý Tưởng Là Rác. Sáng Tạo Phải Như Đóa Hoa Đang Nở”
Phan Hoàng Chú thích hình Nổi danh trong làng hội họa Sài Gòn từ trước năm 1975, đến nay họa sĩ Hồ Hữu Thủ vẫn rất sung sức trong sáng tạo bằng một tâm thức thiền . Đặc biệt, ông đạt nhiều thành tựu về tranh sơn mài trừu tượng, chinh phục cả những người thưởng ngoạn khó tính trong và ngoài nước. Dù đã nhiều lần gặp gỡ và xem tranh của họa sĩ Hồ Hữu Thủ từ hơn 15 năm trước, nhưng đến bây giờ tôi mới có dịp thực hiện cuộc phỏng vấn ông tại phòng tranh. Trong thời tiết lành lạnh của một chiều...
HỒ HỮU THỦ VÀ THẾ GIỚI MỘNG ẢO
Trần Nhựt Tâm. Huyền bí Trên những nẻo đường sáng tạo, có nhiều họa sĩ ôm choàng lấy hiện thực để nuôi dưỡng tâm hồn, nhưng có người lại để cho mộng ảo tuôn trào mà nuôi hiện thực. Hồ Hữu Thủ rơi vào trường hợp thứ hai. Nhiều bức tranh phản ánh bao khắc khoải của những tâm hồn chới với, những tiếng kêu nghẹn ngào của tin yêu đã vụt tắt, nhưng cũng có những bức tranh-là-bến-hẹn-muôn-đời-của-nhạc-và-thơ, phản ánh một tâm-hồn-làm-miền-cư-ngụ-thái-hòa-cho-mộng-ảo. Hồ Hữu Thủ cũng rơi vào trường...
ĐÔI MẮT VÀ 50 NĂM VẼ
Phan Vũ Họa sĩ Trịnh Thanh Tùng 1.Tôi luôn bị ám ảnh về đôi mắt của Trịnh Thanh Tùng. Từ năm 1990, một màn sương đã che phủ mắt trái của anh. Thanh Tùng sang Mỹ, được một hội đồng y khoa trong một hội nghị quốc tế về mắt hội chẩn và kết luận anh bị thoái hóa hòang điểm mắt trái, không chữa được. Liên tiếp trong những năm sau đó, anh đã được điều trị, phẫu thuật với các bác sĩ có tiếng của Sài gòn nhưng mắt trái vẫn vô dụng và mắt phải cứ ngày một mờ dần. Nguyên nhân có thể là từ năm 1965,...
Từ Trường Vẽ Gia Định Đến Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chú thích hình Vào những năm đầu thế kỷ 20, ở Việt Nam một loạt các trường mang hình dáng mỹ thuật ra đời. Tuy nhiên, trong thời gian này đất nước đang nằm trong ách thống trị của thực dân Pháp. Vì thế mà ngay cả con người, vận mệnh của đất nước còn chìm nổi và bấp bênh thì nghệ thuật cũng khó định hình để phát triển. Ở thời kỳ này, các trường Mỹ thuật được thực dân Pháp thành lập với ý đồ thống trị lâu dài của chúng, vì thế mà các trường được lần lượt ra đời trong một khoảng thời gian rất...
TRƯỜNG VẼ GIA ĐỊNH – ĐẠI HỌC MỸ THUẬT Tp.HCM
KỶ NIỆM 1913----95 năm----2008 Chú thích hình I.- KHƠI DÒNG: Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước VIỆT NAM, tổ tiên chúng ta đã đổ biết bao nhiêu máu đào để bảo vệ non sông và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đặc thù và độc lập. Bên cạnh lịch sử chiến đấu để sinh tồn, CÁI ĐẸP vẫn được cha ông ta thể hiện trong từng thời kỳ qua các di chỉ khảo cổ và di tích văn hóa. Trong bước đường mở cõi về phương Nam, những điạ danh như: Đồng Nai, Bến Nghé, Bình Dương, Sài Gòn, Gia Định..v..v…vẫn in đậm vết...
Tranh Lê Phổ “Ở Đâu”?
? Danh họa Lê Phổ Như TT&VH đã phản ánh về 2 cuộc đấu giá tranh tại Singapore vừa qua, diễn ra cùng thời gian với Art Singapore 2008 - tại đó, tranh Lê Phổ tuy rớt giá, nhưng bức cao nhất trong số 4 bức được bán vẫn đạt trên 33 ngàn USD. Tranh Lê Phổ hiện giờ ở đâu? - câu hỏi tưởng chừng đơn giản, nhưng xét lại, cũng không dễ trả lời. Trong suốt cuộc đời hội họa của mình, ông vẽ thuộc diện nhiều nhất trong các họa sĩ thành danh của Việt Nam thời kỳ đầu, với hàng ngàn bức. Vậy nhưng, hiện tại...