• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
Niềm Hoan Ca Của Hội Họa
Điền Thanh

 

Kiệt tác của Henri Matisse là ngôi sao chói lọi, thu hút mọi người xem trong một cuộc triển lãm các họa phẩm trứ danh của hai nền mỹ thuật Nga-Pháp mượn được từ các viện bảo tàng của Nga ở Moscow và St.Petersburg. Giá như lúc này đây bạn được tận mắt thấy tuyệt tác hoành tráng, gây ấn tượng sâu đậm ấy nhan đề “Vũ khúc” (The Dance), trưng bày tại Bảo tàng Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh thì hay biết mấy.

Được nhà sưu tầm Sergei Shchukin đặt vẽ năm 1910 để treo tại đại sảnh mênh mông trong lâu đài Trubetskoy của ông ở Moscow, tác phẩm bậc thầy này đánh bật bất cứ họa phẩm nào treo gần nó. Tại Bảo Tàng Viện Hàn Lâm Hoàng Gia Anh, nó được treo cạnh một kiệt tác tiền Lập thể (pre-Cubist) của Pablo Picasso và đối diện một trong những kiệt tác lừng danh nhất của Bonnard mà bạn chưa hề được thưởng ngoạn bao giờ.
Cho dù đã bao lần bạn được thấy những bản in lại của kiệt tác “Vũ khúc” đi chăng nữa thì lần này được thực sự đứng trước tuyệt tác có một không hai này chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bị choáng ngợp, bởi màu xanh lục và xanh lơ của phần phong cảnh càng trở nên dữ dội, mãnh liệt hơn khi nó làm nền tương phản cho màu đỏ da cam của năm nữ vũ công đang nhảy múa, hình thể của họ choáng hết bề mặt tác phẩm (259.7cm x 390.1cm).

Không giống bức cứ tác phẩm hội họa nào mà tôi đã được biết, “Vũ khúc” hình như toát lên hai tốc độ, nhanh và chậm, khi nhịp điệu tăng lên thành một cuộc nhảy múa quay cuồng trong một trạng thái mê ly, ngây ngất, kết quả của những động tác nhịp nhàng với tốc độ cứ tăng dần lên đến đỉnh điểm của cuộc vui. Hình dáng các vũ công, mỗi người mỗi vẻ trong các tư thế điển hình, nổi bật trên nền xanh lam của bầu trời hay của biển cả mênh mông, những con người khổng lồ đó trông như thể đang say sưa khiêu vũ bên mép lề của trái đất, ngay trước mắt ta vậy.
Quan sát kỹ ta mới thấy Matisse đã sử dụng tài tình như thế nào những đường cong của những cánh tay sải dài, chân rướn cao, ngực tròn, bụng và mông để nối người này với người kia thành một vòng tròn khép kín. Ta cũng thấy rõ ràng ông đã tạo được một không gian sâu lắng đến diệu kỳ, huyền ảo, trong khi vẫn nhấn mạnh vào tính phẳng của không gian bề mặt bức tranh.

Sự tập trung cao độ những nỗ lực và tinh thần của các vũ công trong động tác nhảy múa của họ được thể hiện hoàn toàn qua sắc màu và đường nét dường như tới mức có thể bùng nổ bên ngoài khuôn khổ của bức tranh.
Bạn sẽ thấy nhân vật thứ hai từ bên trái được miêu tả tuyệt vời như thế nào: đầu và vai hơi cúi, dường như vũ công này muốn ngừng vòng quay đang sôi động. Đồng thời bốn trong số năm vũ công đều chạm lề khung tranh, điều  này đủ nói lên vũ khúc quay cuồng đến đỉnh điểm của cuộc liên hoan bất tận. Ở mỗi điểm xảy ra tình huống hình ảnh căng thẳng cực kỳ tinh vi và khéo léo đó lại tiếp theo bằng phút giây thư giãn, chùng xuống khi mắt ta bị hút vào những mảng màu xanh lam và xanh lục qua các cánh tay và đôi chân dài của các vũ công.

Ta chỉ thấy được khuôn mặt của một vũ công, nhưng qua nghệ thuật sử dụng sắc màu, Matisse đã diễn tả được niềm say mê vô tận của họ trong một tác phẩm tương hợp về hình ảnh với chính tiết mục vũ khúc “giai điệu mùa xuân” (Rite of Spring) của Igor Stravinsky, do vũ đoàn ba lê Diaghilev của Nga sang biểu diễn tại Paris năm 1913 vậy.
Bốn viện bảo tàng nổi tiếng của Nga, VBT Hermitage, VBT Pushkin, VBT Tretyakov và VBT Quốc gia Nga, đều đã hào phóng cho mượn các tác phẩm của họ tạo nên một cuộc trưng bày đủ để kể lại câu chuyện về những cuộc giao lưu mỹ thuật giữa Pháp và Nga vào 25 năm cuối thế kỷ 19 và 25 năm đầu thế kỷ 20 (1870-1925). Những cuộc giao lưu phong phú và đa dạng này được mở đầu nhờ những tác phẩm của các họa sĩ sa lông Pháp theo lối cổ điển được đưa vào Nga cuối thế kỷ 19, thông qua những môn đệ của họ ở St. Petersburg và Moscow. Trong số những người này có cả Ilya Repin, nghệ sĩ hiện thực vĩ đại của Nga. Tuyệt tác cỡ lớn của ông vẽ chân dung Tolstoy đi chân đất, vận áo choàng thụng của nông dân vẫn là hình tượng được ngưỡng mộ, một trong những tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất của nền mỹ thuật Nga.

Bức tranh nghiên cứu có màu sắc trong trẻo vẽ năm 1878 của Vasily Polenov về khu sân sau nhà vào một buổi trưa hè, như một bức ảnh chụp nhanh vô cùng súc tích cảnh một ngôi nhà gỗ ván tàn tạ, với một vài cháu bé chơi đùa trên con đường đất bên nhà, có được độ trong sáng như của tranh Corot. Trong khi tác phẩm “Tuyết tháng Chín – Tuyết Đầu mùa”, 1903, (September Snow) của Igor Grabar lại thể hiện biệt tài của một họa sĩ Nga trong việc dung hòa Chủ nghĩa ấn tượng với môi trường đặc thù Nga.
Tuy nhiên những tác phẩm ấy cũng mới chỉ là những món khai vị cho một bữa đại tiệc trước khi bạn bước vào hai phòng rộng mênh mông trưng bày những tác phẩm mỹ thuật do hai thương nhân đồng thời là hai nhà sưu tầm có đầu óc phiêu lưu nhất chưa từng thấy đem từ kinh đô ánh sáng của Pháp về nước Nga: đó là Ivan Morozov và Sergei Shchukin. Bắt đầu từ năm 1897, sang Paris dự các hội chợ thương mại mỗi năm đôi ba lần, hai thương nhân này đã có tầm nhìn sáng suốt, “dũng khí” và khả năng mua các tác phẩm mỹ thuật mà những người chuyên mua bán có tiếng là cự phách trong lĩnh vực này thời kỳ đó như Ambroise Vollard và Paul Durand-Ruel thậm chí cũng không thể bán được cho những nhà sưu tầm sành chơi nhất ở Paris.

Trong hai người, Morozov tỏ ra bảo thủ hơn, chỉ mua những tuyệt tác của Cézanne là người ông hâm mộ, ông cũng thích trường phái Nabis và Dã thú hơn Lập thể. Tác phẩm của Bonnard mà tôi nhắc đến trên kia – một bức tranh toàn cảnh về miền Grasse nhan đề “Vũ điệu mùa Hè” (Summer Dance) là một bức trong cả series tranh mà Morozov đã đặt vẽ vào khoảng 1902 như một lời đáp lại vui tươi đậm chất tư sản đối với tác phẩm vũ khúc “Fandango Bacchie” (Bacchie fandango) của Matisse treo đối diện.
Cả một bức tường lớn treo từng tác phẩm can Cézanne trong đó có cả bức thuộc bộ sưu tập của Morozov: “Cô gái chơi dương cầm: Khúc dạo đầu Tannhauser”, đây là một tác phẩm hội họa thuộc thời kỳ đầu, khi đó Cézanne đã làm cho âm nhạc trở nên hữu hình khi các mẫu hoa văn trên giấy dán tường, thảm và vải bọc ghế tựa hồ như đang chuyển động trong một điệu múa.

Gần đấy ta được thấy một trong những tranh phong cảnh được sáng tác cuối đời Cézanne vẽ Ngọn núi Sainte-Victoire. Trong đó những sự phân biệt rạch ròi giữa bầu trời và mặt đất, giữa đặc và rỗng, bị biến mất trong những nét bút dày đặc xanh lam và xanh lục trong thật mờ ảo mà nghệ sĩ đã đặt vào vị trí chính diện của tác phẩm.
Những điều đó cho thấy hồi đó nước Nga (thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX) người ta đã được chiêm ngưỡng với quy mô lớn, phong phú các tác phẩm của Cézanne. Giá như đưa thêm được các tác phẩm Lập thể của Picasso vào triển lãm thì ta đã có thể đi ngược dòng tiến hóa nói chung của hội họa chủ nghĩa hiện đại thời kỳ đầu thông qua tài sản tranh thuộc quyền sở hữu của hai nhà sưu tập người Nga, gồm những tác phẩm của Gauguin, Cézanne, Picasso, và Matisse sáng tác.

Trong một phòng trưng bày dành riêng cho “ông bầu”, nhà tổ chức nghệ thuật Sergei Diaghilev, chúng ta thấy ngay những tác động lớn lao của hai bộ sưu tập tranh của Shchukin và Morozov đối với thế hệ đang lên của các họa sĩ tiên phong Nga.
Phòng trưng bày này tập hợp tác phẩm của các nghệ sĩ có liên hệ trực tiếp với những xu hướng tiên phong nhất trong nền mỹ thuật Pháp thông qua những mối quan hệ gắn bó của họ với cả Vũ đoàn ba lê Nga lẫn nhà hát.

Ở đây, lần đầu tiên chúng ta được thưởng ngoạn những tác phẩm bậc thầy tầm cỡ thế giới do các họa sĩ Nga sáng tác như Boris Grigoriev chẳng hạn. Bức chân dung tuyệt tác cỡ lớn của ông thể hiện nghệ sĩ kiêm đạo diễn Vsevolod Meyerhold trông rất bảnh trong bộ trang phục thắt nơ trắng, mũ chóp cao và áo đuôi tôm, đi ngang qua sân khấu, hai tay vung cao, một chân gấp cong, một động tác như thể được thực hiện theo điệu của một dàn nhạc jazz đang núp bóng nơi nào đó.
Từ đây cuộc triển lãm dường như bị tụt hẫng khi ta xem tác phẩm của các họa sĩ Nga, những người sau khi đã tiếp nhận ngôn ngữ của Chủ nghĩa hậu-Ấn tượng đã cố gắng tạo cho phong cách hội họa của họ nét biến tấu Nga bằng cách tìm cảm hứng từ mỹ thuật dân gian như thêu ren (embroidery) và in thô (crude print).

Không phải là vì tôi không thích sáng tác của Natalie Gonchaovna, Mikhai Larionov, hay Marc Chagall, nhưng tình thực mà nói, ta phải xem tranh can họ riêng ra, chứ không phải sau khi đã thưởng thức các “kỳ quan” kia. Cũng gần giống như Chủ nghĩa Ấn tượng Mỹ, các tác phẩm can họ nêu lên vấn đề tính độc đáo như là một yếu tố trong cách chúng ta đánh giá một tác phẩm nghệ thuật.
Và khi ta tới phòng trưng bày tác phẩm của các họa sĩ “Lập thể-Vị lai chủ nghĩa Nga” (Cubo-Futurists), thì chính cái tên đó đã nói lên nghệ thuật của họ phát sinh từ đâu. Vấn đề rắc rối ở đây là Pavel  Filonov và Liubov Popova không hề học Picasso và Braque (hai họa sĩ này không nhận dạy học trò) mà họ theo các “họa sĩ Lập thể Phòng khách” (Salon Cubists) như Gleizes và Metzinger. Cho nên người ta không hề ngạc nhiên khi thấy các sáng tác của họ giống như tranh bắt chước của một tác phẩm bắt chước.

Thế rồi đến phòng trưng bày cuối cùng, có điều gì đó diệu kỳ bỗng bừng lên. Hai họa sĩ tiên phong của thế kỷ XX người Nga, Kandinsky và Malevich, đã sáng tạo nên một nền mỹ thuật trừu tượng còn cấp tiến hơn bất cứ nền hội họa trừu tượng nào mà thế giới đã từng biết đến trước đó.
Hãy so sánh kiệt tác “Ô Vuông Đỏ” (Red Square) của Kazimir Malevich, “Chủ nghĩa hiện thực của họa sĩ khi vẽ một nữ nông dân theo không gian hai chiều” (khoảng 1915) với những mảng hình dạng khác nhau gồm màu thuần khiết trong kiệt tác “Vũ Khúc” của Henri Matisse, ta có thể thấy nghệ sĩ Nga đã tiếp thu sâu sắc biết bao từ họa sĩ bậc thầy người Pháp này trong nỗ lực của mình nhằm đưa mỹ thuật về “độ căng thuần túy của màu và hình”.
Và trong tuyệt tác “Bố cục VII” (Composition VII), 1913, của Wassily Kandinsky, dường như sự bùng nổ của đường nét và màu sắc mà Matisse đã cố ghìm nén trong tác phẩm “Vũ Khúc” giờ đây đã bị châm ngòi cho nổ tung ròn rã biết chừng nào!
ĐIỀN THANH
Sưu tầm và giới thiệu
Theo bài “From Russia A Show that will make you want to dance with pure joy” của Richard Dorment, đăng trên tạp chí Điện tín ngày 23/1/2008
(Trích từ báo Thông Tin Mỹ Thuật Trường ĐH Mỹ Thuật Tp.HCM số 23-24 tháng 11 năm 2008)



 



 



 
Hơn 200 Họa Sĩ Cùng Chung Triển Lãm Tại TP HCM
Hơn 200 tác phẩm của hàng trăm họa sĩ, điêu khắc gia đã hội ngộ về không gian Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM trong một cuộc triển lãm quy mô lớn, báo cáo kết quả 3 tháng tham gia trại sáng tác do hội mỹ thuật TP tổ chức. Năm 2009, Hội mỹ thuật TP tổ chức 10 trại sáng tác cho các hội viên. Bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6, hàng trăm hội viên đã đi thực tế tại nhiều địa điểm ở TP HCM, các tỉnh miền Nam, miền Trung và Hà Nội... để tìm cảm hứng sáng tác nhiều tác phẩm. Trong hơn 200 tác phẩm gửi được...
5 Họa Sĩ VN Dự Triển Lãm Tranh Quốc Tế Tại Malaysia
TT - Năm họa sĩ VN gồm Nguyễn Thị Tâm, Uyên Huy, Đặng Thị Dương, Cao Thị Được và Nguyễn Như Khôi vừa có mặt tại TP Penang, Malaysia để tham gia triển lãm tranh quốc tế với chủ đề Nghệ thuật, cuộc sống và cái nhìn (Art, life and vision) diễn ra từ ngày 23 đến 26-7-2009. Triển lãm do Tập đoàn Nghệ thuật quốc tế (ArtGroup International) tổ chức, với sự tham gia của 100 họa sĩ xuất sắc đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi họa sĩ mang đến triển lãm một tác phẩm với cái nhìn riêng về nghệ...
Có Một Vùng Sông Nước Trong Tranh
Cùng một thế hệ, sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Long và cùng chọn hội họa để theo đuổi, nhưng hai hoạ sĩ Đặng Can và Chiêu Đồng vẫn có cách riêng của mình để bày tỏ tình yêu của mình đối với một vùng quê sông nước. Năm năm trước, đôi bạn thâm giao này đã lần đầu tiên ra mắt công chúng TP. Hồ Chí Minh bằng một triễn lãm chung tại trụ sở Hội Mỹ Thuật và nay họ lại đứng bên nhau trong triễn lãm "Nét duyên Mekong" ở gallery Phương Mai (khai mạc ngày 28/ 6 tại 129B Lê Thánh Tôn, Q 1)
Triểm Lãm Của “ Họa Sĩ Đồng Nát”
Người xem thích thú với bức tranh Tiếng rao trưa Ảnh: LÊ VÂN Họa sĩ đồng nát - đó là biệt danh mà bạn bè gán cho Lâm Chiêu Đồng . Tranh của ông là những xúc cảm được cóp nhặt từ những tờ tạp chí cũ , bìa tranh ảnh bỏ đi hay đôi khi là miếng xốp vụn , bìa cactông lượm lặt được sau mỗi phiên chợ chiều . Lần này, trở lại với Sài thành , họa sĩ của miệt vườn sông nước Vĩnh Long đã đem đến cho người xem nhiều khoái cảm với triển lãm Một thoáng Mekong. Đây là triển lãm chung của Lâm Chiêu Đồng...
TRIỄN LÃM MỘT THOÁNG MEKONG-Đồng Cảm Về Một Miền Quê
TRIỄN LÃM MỘT THOÁNG MEKONG: Đồng cảm về một miền quê Chú thích hình 25 bức tranh sơn dầu của họa sĩ (HS) Đặng Can và 16 bức tranh dán giấy của HS Chiêu Đồng đã được trưng bày trong cuộc triển lãm chung mang chủ đề Một thoáng Mekong (từ ngày 28/6 đến 7/7/2009 tại Gallery Phương Mai- 129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM). Có nhiều điểm chung giữa hai HS này: cùng sinh trưởng và họat động mỹ thuật tại Vĩnh Long , cùng ở độ tuổi ngòai 50, cách đây hơn 30 năm cùng đến với hội họa từ sự dẫn dắt của HC...
Một Thoáng Mê – Kông
Giữa không khí nóng bức của mùa hè tháng 6 Sàigòn.Không hẹn, các hoạ sĩ thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long,đã có dịp hội tụ nhau tại thành phố Hồ Chí Minh,bằng hai cuộc triển lãm tranh sơn dầu và xé giấy.Một.Tại Bảo Tàng Mỹ Thuật TP.HCM.Triển lãm của hoạ sĩ Phước An đến từ Tiền Giang.Hai.Tại phòng tranh tư nhân Phương Mai.Triển lãm của hai hoạ sĩ Đặng Can và Chiêu Đồng đến từ Vĩnh Long.
Triển Lãm Tranh "Một Thoáng Me Kong"
Trưng bày 30 tác phẩm tranh sơn dầu và dán giấy của các họa sĩ  Đặng Can & Chiêu Đồng. Thời gian : 29/06 – 07/07, 2009.Tại : Phuong Mai Art Gallery.Địa chỉ: 129B Lê Thánh Tôn , Q.1Quí vị có thể xem tranh của các hoạ sĩ Đặng Can & Chiêu Đồng qua trang web sau:
NÉT CỌ SÀI GÒN
Hồ Hữu Thủ, Lê Thanh, Trịnh Thanh Tùng, La Hon là bốn gương mặt cố cựu của hội họa Sài Gòn. Họ đã có tranh triển lãm từ trước 1975 và tiếp tục sống với hội họa từ đó đến nay. Riêng Đỗ Duy Tuấn dù xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế cũng đã trở thành một cái tên khá quen thuộc của làng mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh từ khoảng giữa thập niên 1990. Tranh của họa sĩ Hồ Hữu thủ Tranh của họa sĩ Lê Thanh Ba mươi bức tranh của nhóm năm tác giả này làm nên phòng tranh tại gallery Phương Mai
TRIỂN LÃM TRANH “ NÉT CỌ SÀI GÒN”
: Những rung cảm đẹp Triển lãm Nét cọ Sài Gòn từ 7/3 đến 15/3 tại Gallery Phương Mai (Q.1, TP.HCM) là nơi hội tụ hơn 30 tác phẩm của năm họa sĩ (HS) Hồ Hữu Thủ, La Hon, Lê Thanh, Trịnh Thanh Tùng và Đỗ Duy Tuấn. Các HS này đã có nhiều cuộc triễn lãm tranh trong và ngoài nước từ những năm thuộc thập niên 60 , 70 của thế kỷ trước đến nay. Họ cũng đã sở hữu nhiều giải thưởng hội họa trong nước và quốc tế. HS Đỗ Duy Tuấn sinh truởng tại Huế, tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế, hoạt động Mỹ Thuật ở...
Nét Cọ Sài Gòn Mừng 8/3
Chú thích hình TT&VH) - Hôm qua 7/3, các ông họa sĩ Đỗ Duy Tuấn, La Hon, Lê Thanh, Hồ Hữu Thủ và Trịnh Thanh Tùng đã cùng nhau triển lãm 30 tác phẩm tại gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q1, Tp.HCM). Hầu hết các tác phẩm của năm họa sĩ vẽ về phụ nữ, như một món quà dành tặng ngày 8/3. Đặc biệt các ông họa sĩ này đều thuộc hàng lão làng trong giới mỹ thuật Tp.HCM, người nhỏ tuổi nhất là Đỗ Duy Tuấn cũng sinh năm 1954, ba họa sĩ Lê Thanh, Hồ Hữu Thủ, Trịnh Thanh Tùng cùng sinh năm 1942....
TP.HCM: 3 Cuộc Triển Lãm Tranh Mừng 8-3
Chú thích hình Thứ Bảy, 07/03/2009, 18:45 (GMT+7) * Triển lãm tranh tượng của các họa sĩ nữ TTO - Chiều 6-3, các họa sĩ nữ TP.HCM đã tổ chức triển lãm tranh tượng chào mừng ngày tôn vinh của phái đẹp (ngày quốc tế phụ nữ 8-3) ngay tại trụ sở Hội Mỹ thuật TP (218A Pasteur, Q.3). Với chủ đề "Ấn tượng Nam bộ", triển lãm năm nay đặc biệt hơn các năm trước là do có sự phối hợp của Hội Mỹ thuật VN và Hội Mỹ thuật TP nhân tiến tới chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Mỹ thuật VN sẽ diễn ra tại...
Tre Đỏ Và Làng Quê Bắc Bộ Trong Tranh Nguyễn Bá Tuấn
Chú thích hình TTO - Sau 2 năm, họa sĩ Nguyễn Bá Tuấn lại vào TP.HCM để "khoe" những tác phẩm mới nhất của mình trong triển lãm mang tên "Tre đỏ" (*). Nếu như triển lãm trước (vào năm 2006, tại gallery Lotus) anh mang cả đồng bằng Bắc bộ vào Nam, thì lần này, cũng với đề tài ấy, nhưng các tác phẩm của anh đã có sự chắt lọc, tinh tế và có chiều sâu hơn. Mỗi bức tranh là khoảnh khắc bất chợt với hoàng hôn đỏ rực một bờ tre, những chiếc vó, đụn rơm mờ hoặc trong đêm trăng thanh vắng, hay những...
Lê Minh - NGỌT NGÀO SÀI GÒN NAM BỘ
Tranh của Họa sĩ Lê Minh Trường Mỹ nghệ Thực hành là cái nôi đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ của miền Nam trước khi có Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định, tiền thân của trường đại học Mỹ Thuật TP. HCM ngày nay. Triển lãm đầu tiên của Lê Minh cách nay đã trên nửa thế kỷ tại Sài Gòn ngày trước, khi ông vừa tròn đôi mươi và mới tốt nghiệp trường Mỹ nghệ Thực hành Gia Định. Không chỉ vẽ tranh, Lê Minh còn làm báo, là một cái tên khá quen thuộc trong số những họa sĩ trình bày và minh họa...
HỒ HỮU THỦ - MỘT MỸ CẢM SIÊU THOÁT
Nguyễn Viện Thấm nhuần tinh thần phật giáo với một tâm thế hòa bình, Hồ Hữu Thủ đã hóa giải được mọi xung động bên trong cũng như ngoài để chỉ còn là một tâm hồn thuần phác và mẫn cảm trước cái đẹp. Bởi thế tranh của Hồ Hữu Thủ đa sắc, giàu nhịp điệu nhưng vẫn toát ra một niềm dịu dàng và thơ mộng. Hội họa là một trò chơi của một tâm hồn vắng lặng đầy sự thật và được biểu hiện qua những ẩn ngữ của mọi người đang có, đang khao khát, thứ dấu ấn tinh khiết vụt mở ra làm ta ngạc nhiên trong say...
HỒ HỮU THỦ - “Ý Tưởng Là Rác. Sáng Tạo Phải Như Đóa Hoa Đang Nở”
Phan Hoàng Chú thích hình Nổi danh trong làng hội họa Sài Gòn từ trước năm 1975, đến nay họa sĩ Hồ Hữu Thủ vẫn rất sung sức trong sáng tạo bằng một tâm thức thiền . Đặc biệt, ông đạt nhiều thành tựu về tranh sơn mài trừu tượng, chinh phục cả những người thưởng ngoạn khó tính trong và ngoài nước. Dù đã nhiều lần gặp gỡ và xem tranh của họa sĩ Hồ Hữu Thủ từ hơn 15 năm trước, nhưng đến bây giờ tôi mới có dịp thực hiện cuộc phỏng vấn ông tại phòng tranh. Trong thời tiết lành lạnh của một chiều...
HỒ HỮU THỦ VÀ THẾ GIỚI MỘNG ẢO
Trần Nhựt Tâm. Huyền bí Trên những nẻo đường sáng tạo, có nhiều họa sĩ ôm choàng lấy hiện thực để nuôi dưỡng tâm hồn, nhưng có người lại để cho mộng ảo tuôn trào mà nuôi hiện thực. Hồ Hữu Thủ rơi vào trường hợp thứ hai. Nhiều bức tranh phản ánh bao khắc khoải của những tâm hồn chới với, những tiếng kêu nghẹn ngào của tin yêu đã vụt tắt, nhưng cũng có những bức tranh-là-bến-hẹn-muôn-đời-của-nhạc-và-thơ, phản ánh một tâm-hồn-làm-miền-cư-ngụ-thái-hòa-cho-mộng-ảo. Hồ Hữu Thủ cũng rơi vào trường...
ĐÔI MẮT VÀ 50 NĂM VẼ
Phan Vũ Họa sĩ Trịnh Thanh Tùng 1.Tôi luôn bị ám ảnh về đôi mắt của Trịnh Thanh Tùng. Từ năm 1990, một màn sương đã che phủ mắt trái của anh. Thanh Tùng sang Mỹ, được một hội đồng y khoa trong một hội nghị quốc tế về mắt hội chẩn và kết luận anh bị thoái hóa hòang điểm mắt trái, không chữa được. Liên tiếp trong những năm sau đó, anh đã được điều trị, phẫu thuật với các bác sĩ có tiếng của Sài gòn nhưng mắt trái vẫn vô dụng và mắt phải cứ ngày một mờ dần. Nguyên nhân có thể là từ năm 1965,...
Từ Trường Vẽ Gia Định Đến Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chú thích hình Vào những năm đầu thế kỷ 20, ở Việt Nam một loạt các trường mang hình dáng mỹ thuật ra đời. Tuy nhiên, trong thời gian này đất nước đang nằm trong ách thống trị của thực dân Pháp. Vì thế mà ngay cả con người, vận mệnh của đất nước còn chìm nổi và bấp bênh thì nghệ thuật cũng khó định hình để phát triển. Ở thời kỳ này, các trường Mỹ thuật được thực dân Pháp thành lập với ý đồ thống trị lâu dài của chúng, vì thế mà các trường được lần lượt ra đời trong một khoảng thời gian rất...
TRƯỜNG VẼ GIA ĐỊNH – ĐẠI HỌC MỸ THUẬT Tp.HCM
KỶ NIỆM 1913----95 năm----2008 Chú thích hình I.- KHƠI DÒNG: Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước VIỆT NAM, tổ tiên chúng ta đã đổ biết bao nhiêu máu đào để bảo vệ non sông và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đặc thù và độc lập. Bên cạnh lịch sử chiến đấu để sinh tồn, CÁI ĐẸP vẫn được cha ông ta thể hiện trong từng thời kỳ qua các di chỉ khảo cổ và di tích văn hóa. Trong bước đường mở cõi về phương Nam, những điạ danh như: Đồng Nai, Bến Nghé, Bình Dương, Sài Gòn, Gia Định..v..v…vẫn in đậm vết...
Tranh Lê Phổ “Ở Đâu”?
? Danh họa Lê Phổ Như TT&VH đã phản ánh về 2 cuộc đấu giá tranh tại Singapore vừa qua, diễn ra cùng thời gian với Art Singapore 2008 - tại đó, tranh Lê Phổ tuy rớt giá, nhưng bức cao nhất trong số 4 bức được bán vẫn đạt trên 33 ngàn USD. Tranh Lê Phổ hiện giờ ở đâu? - câu hỏi tưởng chừng đơn giản, nhưng xét lại, cũng không dễ trả lời. Trong suốt cuộc đời hội họa của mình, ông vẽ thuộc diện nhiều nhất trong các họa sĩ thành danh của Việt Nam thời kỳ đầu, với hàng ngàn bức. Vậy nhưng, hiện tại...