• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
SƠN MÀI VIỆT NAM _CON ĐƯỜNG DI SẢN

 

 Nguyễn Văn Minh
Nghề sơn được hiểu như một nghề truyền thống, phát triển trên cơ sở hình thành những quần cư nông nghiệp lúa nước. Ban đầu, việc dùng nhựa sơn chỉ có ở vùng Viễn Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia hay Thái Lan, … Xuất phát điểm của nó rất có thể từ Trung Quốc rồi lan dần sang các nước khác theo một tiến trình giao lưu văn hóa.
Từ đó, sơn mài Việt Nam trên con đường phát triển, ít nhiều chịu ảnh hưởng, tác động của sơn mài các nước, nhất là Trung Quốc, nhưng vẫn khẳng định được bản sắc riêng, độc đáo của mình.

Sự tồn tại và phát triển của văn hóa nghệ thuật ở mỗi dân tộc, mỗi Quốc gia xưa nay bao giờ cũng chịu qui luật tác động, ảnh hưởng hay giao lưu khách quan lẫn nhau. Trong tiến trình lịch sử, có những loại hay chất liệu như: gốm sứ, đồng thau, sơn dầu, sơn mài, v.v… Nhiều dân tộc, nhiều vùng đều có, kể cả cùng một thời kỳ. Song ở mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có những đặc thù riêng, không giống nhau (bao gồm những chủng loại, chất liệu giao thoa, du nhập từ dân tộc này sang dân tộc kia). Chính những gì không giống nhau đó là những sáng tạo độc đáo, những bản sắc riêng của từng dân tộc hay của từng vùng. Tìm đúng những bản sắc riêng, những sang tạo độc đáo đó, cũng là phát hiện những tương đồng và dị biệt giữa các nền văn hóa. Từ đó tìm thấy con đường di sản sơn mài Việt Nam.

Sơn mài truyền thống Việt Nam được nhìn nhận qua các loại hình mang tính chuyên môn và lịch sử theo tiến trình của con đường di sản như sau:
Đồ sơn trang trí: Gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng là phục vụ cuộc sống tinh thần qua các đồ thờ trong chùa, đền, đình, cung điện. Các cột kiến trúc, hoành phi, cửa võng, câu đối, khám thờ, bát bửu, kiệu, võng, long đình, tranh thờ, … Một số đồ sơn mang chức năng khác, bởi vì mỗi di vật tự than nó đã chứa đựng chức năng thực dụng và chức năng thẩm mỹ. Việc phân loại những chức năng đồ sơn chỉ là tương đối nhưng những di vật phục vụ đời thường không thể là đồ thờ và  ngược lại, những di vật chế tác phục vụ đồ thờ thì không thể làm vật dụng của đời thường do yếu tố tâm lý tín ngưỡng đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân ta trong nhiều thế kỷ. Qua các thư tịch mô tả, các nghiên cứu đúc kết từ các tư liệu cho thấy đồ sơn có những đặc tính ưu việt của nó như:

- Tính hấp dẫn ở màu sắc , lộng lẫy, trang nghiêm và sang trọng.

- Tính đa dạng: Những hiện vật có cốt khác nhau sau khi đã phủ sơn làm thay đổi một cách căn bản hình thức bên ngoài, tạo sự liền khối, và đa dạng với mọi kích thước khác nhau.

- Tính kết dính và hòa hợp của sơn với một số vật liệu cốt: Khi kết dính các vật liệu với sơn thì vật liệu trở thành bổ trợ, còn sơn trở thành chất liệu chính. Do đó người ta gọi chúng là đồ sơn, hàng sơn.

- Tính bền đẹp và giản dị: Nhờ màu sắc và nghệ thuật trang trí nên đồ sơn có vẻ đẹp chân phương, sâu lắng. Đẹp trong sự bền vững nhưng không thô kệch, nặng nề.

- Tính khái quát và chi tiết : Đồ sơn không chỉ thể hiện được tính khái quát, ước lệ trên vật thể ở hình khối, sắc độ mà còn thể hiện được tính chi tiết, tỉ mỉ trong trang trí nhưng không làm rối, làm nát sản phẩm. Nhờ màu sơn với những sắc độ gần gũi nhau mà sản phẩm trở nên thống nhất trong một tổng thể.

- Tính dễ bảo quản và dễ tôn tạo: Do đặc tính lý, hóa học, sơn đã góp phần hạn chế đếmn mức cao nhất sự phá hoại của côn trùng, mối mọt và điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Đồ sơn không chỉ dễ bảo quản mà còn dễ sửa chữa, dễ gắn, dễ chắp vá khi bị nứt mẻ hoặc gãy vỡ.

Đồ sơn ứng dụng không chỉ phổ biến trong cuộc sống thừong nhật của nhân dân lao động mà cả trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng. Đồ sơn không chỉ là những vật dụng đơn thuần mà trong nó đã được nâng lên thành hàng hóa. Sản phẩm đồ sơn hiện nay có những giao lưu trao đổi với các nước khác trong khu vực và thế giới. So với Trung Quốc, đồ sơn của họ phong phú và đa dạng hơn về kiểu dáng và màu sắc với các màu xanh lục và cẩm thạch, trong khi đồ sơn chúng ta chỉ có 3 màu: Đen, đỏ và vàng. Nghệ thuật trang trí đồ sơn Việt Nam dung dị, khái quát và ước lệ, còn đồ sơn Trung Quốc thường trang trí công phu, tỉ mỉ và chi tiết với màu sắc rực rỡ.

Sản phẩm là những mặt hàng có tính thủ công mỹ nghệ, trong quá trình chế tác, các công đoạn chủ yếu đều được làm hoặc vẽ bằng tay. Sản phẩm đều được chế tác bằng kỹ thuật có tính cổ truyền qua các công đoạn như: chuẩn bị cốt-vóc, vẽ nhiều lớp mài, đánh bóng hoàn thiện hoặc sơn quang. Bằng những nguyên vật liệu có tính chất truyền thống như: Vàng lá, bạc lá, vỏ trai, vỏ xà cừ, màu son, …và đặc biệt là sơn ta, loại cây được trồng nhiều ở Yên Bái, Nghĩa Lộ, Phú Thọ, …

Trong kho tàng nghệ thuật truyền thống Việt Nam, chất liệu sơn ta đóng một vai trò quan trọng ở những “Hợp thể nghệ thuật kiến trúc-điêu khắc và trang trí” từ đồ nội thất, đồ cung đình đến các chùa, đền, đình, miếu,… Giá trị sử dụng của nó vừa đẹp vừa bền chắc với thời gian, gắn bó với tâm thức, mỹ thức dân tộc.

Tranh sơn mài Việt Nam qua các tác phẩm thể nghiệm, nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật cổ truyền vào việc sáng tác nghệ thuật của các nghệ nhân và họa sĩ Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương.

Nghệ thuật sơn mài đã có những chuyển biến rất độc đáo, tinh tế trên mặt tranh: vỏ trứng trắng và cứng được họa sĩ dung để diễn tả chất da thịt mềm mại; màu vàng óng ả đã biến thành ánh sáng mặt trời khi mô tả cảnh đẹp thiên nhiên; màu sơn son thếp vàng quyền quý trở thành dung dị khi diễn tả cỏ cây, mặt nước, quần áo, nhân vật,… Tính chất huyền ảo, sâu thẳm của sơn mài đã được các họa sĩ diễn đạt về những đề tài thích hợp: tâm trạng lãng mạn hay sinh hoạt thôn xóm, cảnh thiếu nữ vui chơi trên mặt hồ, cảnh đình làng vào hội, cảnh đêm trăng v.v….

Ngoài những màu sắc đã sử dụng: đen, đỏ, nâu, vàng, bạc nay có them những hòa sắc mới như lam và lục, làm phong phú them bảng màu sơn mài mà vẫn giữ được bản sắc của chất liệu. Sơn mài thực sự trở thành một loại hình nghệ thuật hội họa độc đáo, những tác phẩm: “Tát nước đồng chime” của họa sĩ Trần Văn Cẩn, “Đánh cá đêm trăng” của họa sĩ Nguyễn Khang, “Bên đầm sen” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, “Con nghé”, “Thánh Gióng”, “Điệu múa cổ” của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, “Hành quân qua bản cũ” của họa sĩ Lê Quốc Lộc, “Nhớ một chiều Tây Bắc” của họa sĩ Phan Kế An, “Trái tim và nồng sung” của họa sĩ Huỳnh Văn Gấm, “Tổ đổi công miền núi” của họa sĩ Hoàng Tích Chù, “Nhà tranh gốc mít” của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ, “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của họa sĩ Nguyễn Sáng, “Bình minh trên nông trang” của Nguyễn Đức Nùng, “Cảnh Trung du” của họa sĩ Phạm Đức Cường, “Cái bát” của họa sĩ Sỹ Ngọc, “Thôn Vĩnh Mốc” của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận, ….là những minh chứng cho thành quả của một giai đoạn hội họa sơn mài Việt Nam.

Qua 3 góc độ của sơn mài truyền thống Việt Nam: sơn mài trang trí, sơn mài ứng dụng và tranh sơn mài, ta nhận thấy rằng để có được vẻ đẹp tuyệt mỹ của một sản phẩm hay một tác phẩm sơn mài, không chỉ đơn giản ở kỹ xảo, kỹ năng chế tác hay kỹ thuật thể hiện mà nó được tạo ra bởi sự kết hợp giữa 3 yếu tố chính, đó là chất liệu, kỹ thuật và nghệ thuật. Trong sơn mài truyền thống, các nghệ nhân đã thành công khi sử dụng 3 phương pháp chính của nghệ thuật trang trí đó là: Trang trí bằng các mảng màu, trang trí bằng tạo chất bề mặt (matière), trang trí bằng hoa văn. Sơn mài truyền thống dù ở góc độ nào cũng là một bộ phận của mỹ thuật Việt Nam, hiện diện đều khắp, đồng thời tương hợp với 3 lĩnh vực chính: Mỹ thuật tạo hình, mỹ thuật truyền thống và mỹ thuật ứng dụng ngày nay.

Mỗi lĩnh vực có vai trò, vị trí, tác dụng, đặc trưng và phương thức hoạt động riêng, nhưng đều đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, và cả 3 loại hình đều thâm nhập, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển trong một phong cách chung của mỹ thuật mang đậm tính cách Việt Nam.

Sơn mài Việt Nam có chung một tiếng nói với sơn mài các nước ở tính trang trí, tính ứng dụng, phục vụ đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng của con người. Nhưng từ nửa đầu thế kỷ XX, sơn mài truyền thống Việt Nam còn có thêm một gái trị mới, đó là đưa chất liệu sơn ta cổ truyền thành chất liệu của hội họa bằng sự ra đời của tranh sơn mài trên nền tảng kỹ thuật sơn truyền thống. Tranh sơn mài tuân thủ nghiêm ngặt qui trình và kỹ thuật từ khâu làm vóc cho đến thể hiện nhằm cho ra đời những bức tranh sơn  mài rất Việt Nam mà không một quốc gia nào có được.

Nhìn chung, sơn mài các nước đều mang tính ứng dụng, trang trí, chưa một quốc gia nào thể hiện tranh sơn mài thành công như Việt Nam. Chính tên gọi sơn mài đã bao gồm cả các công đoạn làm một bức tranh. Sơn là vẽ tranh bằng chất liệu sơn ta; mài là cắt lớp bề mặt bị oxi hóa, để lộ màu sắc bên trong. Tác dụng mài là làm phong phú, sống động hình vẽ mang tính chất hội họa dưới nhiều lớp màu chồng chất. Họa sĩ mài tranh để lộ ra những mảng màu mong muốn đúng chỗ, đúng cảm xúc mang yếu tố ngẫu nhiên hoặc bất thần tìm được trong lúc mài, để làm thành một tác phẩm hội họa. Điều này không nằm trong quy luật sản xuất hàng loạt.

Một yếu tố quan trọng khác là chất sơn lấy từ cây sơn vùng Phú Thọ, Yên Bái của Việt Nam, được gọi là sơn ta (để phân biệt với sơn điều hay sơn công nghiệp), là một trong các loại nhựa sơn tốt trên thế giới. Điều này góp phần cho nghệ thuật sơn mài Việt Nam có một sắc thái tuyệt mỹ. Tuy cũng là chất nhựa của cây sơn, nhưng sơn của ta không thể lẫn với sơn của Nhật Bản hay Trung Quốc… Từ nét đẹp truyền thống đó, ngày nay, sơn mài được các nghệ nhân và các họa sĩ khai thác tối đa tính ưu việt của nó trên mọi chất liệu và khả năng kết hợp của sơn mài với các loại hình nghệ thuật khác, làm phong phú sáng tác nghệ thuật. Một loại hình mới của sơn mài truyền thống có thể gọi là “sơn ta tổng hợp” (theo họa sĩ Hồ Hữu Thủ) dần hình thành và được ứng dụng ngày càng nhiều, báo hiệu một chặng đường mới cho sơn mài VN!

Từ những nhận định trên, ta thấy rằng, nghệ thuật sơn mài VN qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, đã phân hóa thành 3 ngả rẽ song song, vừa hiện diện trong nền mỹ thuật ứng dụng, vừa có trong tác phẩm hội họa. Nó đã thực sự trở thành di sản của dân tộc.

NVM
(Trích từ báo Thông Tin Mỹ Thuật Trường ĐH Mỹ Thuật Tp.HCM số 23-24 tháng 11 năm 2008)



 

Họa Sĩ Đinh Gia Thắng: Mẹ Như Mọc Lên Từ Non Sông Đất Nước...
(TT&VH) - Ngày 10/12 vừa qua, Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ (xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã từ trần, thọ 106 tuổi. Với 9 người con của mẹ, cùng 2 người cháu ngoại và một người con rể hy sinh cho cách mạng, mẹ Thứ đã trở thành một biểu tượng sừng sững về những cống hiến, hy sinh to lớn của các bà mẹ Việt Nam trong chiến tranh. Không phải ngẫu nhiên mà họa sĩ Đinh Gia Thắng đã lấy nguyên mẫu từ mẹ Thứ để sáng tác tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng đang được xây dựng...
Tranh Của Họa Sĩ Lương Xuân Nhị Lên Sàn Đấu Giá Tại Pháp
Văn Bảy TT&VH) - Mấy tuần nay, một nhà đấu giá địa phương ở Pháp là Interencheres đang rao bán tác phẩm Mùa Đông (mực và bột màu trên lụa, 36,5x31cm) của Lương Xuân Nhị (1913-2006) với giá khởi điểm từ 10.000 đến 15.000 euro. Phiên đấu tác phẩm này sẽ diễn ra từ lúc 14h30 ngày 12/12 tại Pháp, chi tiết có thể xem tại website: www.interencheres.com. Theo chuyên gia thẩm định là bà Flore de Bonneval của văn phòng bản quyền tại Paris thì tác phẩm này được tác giả vẽ vào khoảng 1937-1938 tại Hà...
Triển Lãm Nghệ Thuật " Sắc Màu Quê Hương: Đông Và Tây"
Triển lãm nghệ thuật " Sắc màu Quê Hương: Đông và Tây" Chú thích hình Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung...
Hoàng Trầm Vẹn Cả Hai Vai: Dạy Và Vẽ
(TT&VH) - Sáng nay, 20/11, Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM tổ chức lễ chúc mừng họa sĩ Hoàng Trầm cùng các họa sĩ Nguyễn Văn Hoàng và Huỳnh Văn Mười (họa sĩ Uyên Huy) - 3 nhà giáo của trường vừa được nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân. Cũng trong dịp này, triển lãm cá nhân đầu tiên của lão họa sĩ 82 tuổi có tên Hội họa Hoàng Trầm khai mạc lúc 10h30 ngày 20/11/2010 tại Applied Arts Center (5 Phan Đăng Lưu, TP.HCM). Triển lãm giới thiệu 194 tác phẩm, gồm 31 sơn dầu và sơn mài, 5 khắc gỗ, còn lại là...
“Miên Man” Trong Từng Khoảnh Khắc
TIẾP NỐI MẠCH CẢM XÚC TỪ CUỘC TRIỂN LÃM CÁ NHÂN " BẢN NĂNG" (2009), HỌA SĨ LA NHƯ LÂN LẠI DẪN ĐƯA NGUỜI XEM TỚI MỘT LỌAT TÁC PHẨM MỚI CÓ TIÊU DỀ CHUNG " MIÊN MAN" TẠI GALLERY PHƯƠNG MAI (129B LÊ THÁNH TÔN, QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH), TỪ NGÀY 14 ĐẾN 20/11.
Họa Sĩ La Như Lân “Miên Man” Nhờ Cha
(TT&VH) - Sinh năm 1975, La Như Lân thuộc lớp họa sĩ trẻ của TP.HCM. Ngày 14/11 tới đây, tại Gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM), họa sĩ trẻ này có cuộc triển lãm mang tên Miên man trưng bày 20 họa phẩm mới nhất của anh. Năm 2008, cũng tại Gallery Phương Mai, họa sĩ trẻ này có cuộc triển lãm cùng với cha mình - họa sĩ cao niên La Hon. La Như Lân chia sẻ, anh đến với hội họa do cha là họa sĩ và bản thân anh cũng có năng khiếu hội họa từ nhỏ.
Triển Lãm Nghệ Thuật " Miên Man"
Triển lãm Nghệ Thuật Miên Man Chú thích hình Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung...
Cuốn Sách Về Những Bức Tranh Vô Giá Của Hội Họa Việt Nam
Sách có tên Những tác phẩm quan trọng và vô giá của hội họa Việt Nam hiện đại, do Phan Cẩm Thượng và Nguyễn Anh Tuấn biên soạn (NXB Mỹ Thuật, 2010) dựa theo một sưu tập tranh của ông Tira Vanichtheeranont, một nhà sưu tầm mỹ thuật người Thái Lan. Theo tiến sĩ Nora A. Taylor, giáo sư môn Lịch sử mỹ thuật Đông Nam Á tại Học viện mỹ thuật Chicago, sưu tập tranh với những bức tranh quan trọng và vô giá đó đã tập hợp được một lượng tranh lớn, có hệ thống, đem đến một cái nhìn mạch lạc
5 Họa Sĩ Được Trao Giải Thưởng Mỹ Thuật VN 2010
H.ĐIỆP TT - Sáng 17-9, tại Nhà triển lãm mỹ thuật (16 Ngô Quyền, Hà Nội) đã diễn ra lễ trao Giải thưởng mỹ thuật 2010 của Hội Mỹ thuật Việt Nam cho năm tác giả thuộc năm khu vực. Năm tác giả và tác phẩm được trao giải năm nay gồm: Nắng gió Trường Sa (sơn dầu, Lê Văn Nhường, Thừa Thiên - Huế); Chân dung thiếu phụ Dao (gỗ, Nguyễn Lưu, Vĩnh Phúc); Những đứa con Tây nguyên (khắc gỗ, Vũ Đình Tuấn, Hà Nội); Không còn ước mơ (sơn dầu, Nguyễn Thái Thăng, Hà Nội) và Chân dung (tổng hợp, Văn Ngọc, Bà...
Họa Sĩ Dương Sen: Mỗi Người Một Suy Nghĩ Mà!
(TT&VH) - Chiều ngày 2/8, tại Hội Mỹ thuật TP.HCM đã diễn ra triển lãm cá nhân lần thứ 9 của họa sĩ Dương Sen. Triển lãm trưng bày 45 tác phẩm sơn dầu, đa phần được Dương Sen sáng tác từ tháng 3/2010. Mỗi người một suy nghĩ là chủ đề của triển lãm này lấy từ một bức tranh cùng tên. Dương Sen giải thích: Trong cuộc sống ai cũng có ước mơ, suy nghĩ riêng của mình. Như bức tranh Mỗi người một suy nghĩ diễn tả người đạp xích lô và người khách trên chiếc xích lô, cả hai người đều có suy nghĩ...
Lê Thánh Thư Tham Dự Triển Lãm Quốc Tế Tại Thái Lan
Họa sĩ Lê Thánh Thư (TT&VH) - Vào lúc 14h ngày 31/7, phòng tranh Akko Art (Bangkok, Thái Lan) sẽ khai mạc triển lãm nghệ thuật đương đại tại BACC (Trung tâm văn hóa và Nghệ thuật Bangkok). Triển lãm quy tụ 13 họa sĩ Thái Lan, 4 họa sĩ Nhật Bản và 2 họa sĩ Việt Nam - người kia là họa sĩ Uyên Huy (Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM). Những tác phẩm mà Lê Thánh Thư trưng bày trong triển lãm này tiếp nối phong cách mà anh đã thể hiện tại triển lãm cá nhân hồi tháng 12/ 2009 tại TP.HCM. Lê Thánh Thư...
Ấm Áp, Rộn Ràng "Màu Phương Nam"
CÁC HỌA SĨ DƯƠNG SEN, LÊ XUÂN CHIỂU, LƯƠNG KHÁNH TOÀN VÀ NGUYỄN ĐĂNG KHOÁT ĐỀU SINH TRƯỞNG TẠI MIỀN BẮC, VÀO PHƯƠNG NAM LẬP NGHIỆP VÀ ĐỀU CÓ CHỖ ĐỨNG TRONG LĨNH VỰC TRANH SƠN MÀI. LẤY TÊN CHO NHÓM CỦA MÌNH LÀ MÀU PHƯƠNG NAM , HẰNG NĂM HỌ ĐỀU TỔ CHỨC TRIỂN LÃM RIÊNG CHO NHÓM KHI Ở MIỀN BẮC, LÚC Ở PHÍA NAM. Năm nay triển lãm Màu Phương Nam lần thứ 7 được tổ chức tại Phương Mai gallery (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM, từ 26/6 đến 4/7)
Triển Lãm Nghệ Thuật "Màu Phương Nam VII"
Triển lãm Nghệ Thuật Màu Phương Nam VII Chú thích hình Chú thích hình Trưng bày 40 tác phẩm tranh sơn mài chọn lọc Của bốn họa sĩ tên tuổi Dương Sen Lê Xuân Chiểu Lương Khánh Toàn Nguyễn Đăng Khoát Thời gian : 26/06 04/07, 2010. Tại : Phuong Mai Art Gallery Địa chỉ: 129B Lê Thánh Tôn , Q.1 Quí vị có thể xem tranh của Các hoạ sĩ trên Qua trang web sau: www.vietnam-art.com.vn.
Chào Mừng Quí Khách Đến Với Phòng Tranh Phuong Mai Online.
Phòng tranh Phưong Mai, được thành lập từ năm 2004, là nơi trưng bày những tác phẩm hội họa đương đại của các họa sĩ đã thành danh như La Hon, Hồ Hữu Thủ, Tôn Thất Bằng, Đỗ Duy Tuấn, Đặng Can, Lê Xuân Chiểu, Dương Sen, …với nhiều trường phái và thể loại khác nhau trong đó, tranh sơn mài và sơn dầu là 2 mảng nghệ thuật chính. Ngoài ra còn có những tác phẩm mới nhất của những họa sĩ trẻ  tại Việt Nam.
Trừu Tượng.vn@...
(TT&VH Cuối tuần) - Khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập năm 1925 tại Hà Nội bởi V.Tardieu, đồng liêu của H.Matisse, một chủ soái của modernism thì cuộc chiến giữa nghệ thuật hiện đại và nghệ thuật hàn lâm đã im tiếng súng. Modernism đã ca khúc khải hoàn. Tuy nhiên nhịp giao thoa của mỹ thuật Việt Nam với các trào lưu phương Tây thường chậm khoảng nửa thế kỷ. Ở trường Mỹ thuật Đông Dương các nghệ sĩ Việt thực hành các nguyên lý hàn lâm cổ điển châu Âu và những người tiên...
Một Thế Kỷ Trừu Tượng
Chuyên đề: Hội họa trừu tượng 100 năm Theo chiết tự Hán-Việt, trừu tượng có thể được hiểu như sau: trừu, nghĩa là giữ lại; tượng, nghĩa là hình ảnh; vậy thì hội họa trừu tượng là một kỹ thuật, một thao tác nhằm giữ lại những hình ảnh để nó không đi vào trong tác phẩm. Những hình ảnh này có thể đến từ bất cứ thứ gì: thiên nhiên, hiện thực, tư tưởng, tình cảm... Nhiều nghiên cứu ở phương Tây cho rằng, qua các tác phẩm như Bùa (Le Talisman, 1888) của P.Sérusier, Cánh đồng lúa mì với quạ (Les...
Triển Lãm Tranh Việt Nam Tại Hàn Quốc
TT - 100 bức họa của 25 họa sĩ, trong đó có những tên tuổi lớn của hội họa Việt Nam như Dương Bích Liên, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Trần Văn Cẩn, Linh Chi, Lưu Văn Sìn... đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật thành phố Busan (Hàn Quốc) trong khuôn khổ Triển lãm nghệ thuật đương đại Việt Nam tại Hàn Quốc.
Họa Sĩ Nguyễn Đình Đăng Triển Lãm Tại Nhật
TT - Triển lãm các tác phẩm sơn dầu chọn lọc từ năm 1997-2009 mang tên Opus 7 của Nguyễn Đình Đăng đang được tổ chức tại Fazioli Piano Showroom & Art Gallery (Tokyo, Nhật Bản) từ ngày 29-3 đến 29-5. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ bảy của Nguyễn Đình Đăng tại Nhật. Chú thích hình Chú thích hình ...
3 Họa Sĩ Vẽ Chung Bức Tranh Dài 9m
Văn Bảy Chú thích hình Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung...
3 Họa Sĩ Sài Gòn Tìm Ký Ức Qua Triển Lãm "Dấu Vết"
Thất Sơn Chú thích hình Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung...