• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
         Tôn Thất Bằng- Ký ức : Lá và Hoa
                                                  Nhà phê bình nghệ thuật Đặng Tiến

 

Quan hệ giữa người nọ và người kia, thường khi là do môi trường hay sinh hoạt xã hội, khởi đầu từ một địa phương. Nhưng cũng có khi do cơ duyên, như tình bạn giữa họa sĩ Tôn Thất Bằng và tôi, hai người xa lạ, gặp nhau tình cờ trong một dạ hội từ thiện, vào một ngày đầu xuân Đinh Sửu, 2009, tại Đà Nẵng.
Thời điểm này anh cao hứng, sung mãn, sáng tác nhiều tranh lớn, theo phong cách riêng. Từ xuân ấy đến xuân này, ròng rã hai năm, anh miệt mài làm việc cho cuộc triển lãm mùa xuân 2011 , dưới đề tài : Ký ức, Lá và Hoa.
Ký ức đây là hoài niệm tuổi thơ. Tuổi thơ cụ thể là những mươi năm đầu tiên trong đời ; trong thực tế, nó kéo dài suốt đời người, trong kỷ niệm, tiềm thức, hay mộng tưởng. Ấu thơ là  giấc mộng dài. Vẽ lại miền thơ ấu, là kể lại giấc mơ trong một giấc mơ. Bao nhiêu nẻo đường của hội họa đã men theo triền thơ ấu.
Chagall bậc thầy của nghệ thuật tạo hình hiện đại, suốt cuộc đời dài non thế kỷ, mãi đến tuổi xế chiều vẫn còn vẽ lại những cảnh, vật ấu thời, bằng  đường nét, sắc màu hoang dã. Gần chúng ta hơn, Nguyễn Tư Nghiêm, bậc thầy của hội họa Việt Nam hiện đại, trong ý thức sâu xa, cũng rung cảm bằng ký ức, quá khứ chung của dân tộc, qua những hoa văn, màu sắc, họa tiết cổ sơ.
Gần hơn nữa, họa sĩ Thành Chương bằng sơn mài, thường xuyên tái hiện kỷ niệm ấu thời trong cảnh nông thôn hiện tại.
Nhưng họ đều khác nhau trong phong cách. Ví dụ ở Thành Chương, qua hình thể hoàn toàn cách điệu, hội họa vẫn còn gợi tả đời sống thôn xóm ngày nay. Tôn Thất Bằng thì khác, dường như hoàn toàn không còn có phản ánh xã hội. Ấu thời xoay quanh con ngựa gỗ, với vài ba cô bé hoàn toàn cách điệu, áo dệt bằng lá cây, váy kết bằng cọng cỏ, khi đứng vững hai chân, khi nghiêng ngả, mất thăng bằng, như múa may, bay bổng, sống ngoài trọng lực. Bên cạnh là những họa tiết trở đi trở lại thường xuyên: đồng xu gieo quẻ, ghi hình con súc sẻ nhất lục, ý nói hai mặt sấp ngửa, rủi may, chẵn lẻ, những chọn lựa, hay đưa đẩy tình cờ trong kiếp phù sinh. Những đồng xu cùng với chiếc lá treo trên ngọn chỉ mành căng thẳng, phải chăng là định mệnh con người, mong manh ngàn cân treo sợi tóc ?
Và con ngựa gỗ chiếm địa vị lớn. Trò chơi trẻ con, không nằm trong truyền thống Việt Nam, nhưng phổ biến khắp thế giới, thậm chí có một phong trào văn học nghệ thuật lớn ở phương Tây lấy tên Dada, nghĩa là ngựa gỗ. Nhà thơ Lê Đạt, đã có bài thơ ngựa gỗ độc đáo, tình cờ thôi mà như ứng vào tranh Tôn Thất Bằng :

Ngựa lên mấy
Mà nghìn tuổi cây
Và một tiểu sử người ( Bóng Chữ, 1994, tr 55)

Ngựa gỗ trò chơi con trẻ, là một phương tiện phiêu lưu, hiệu lực hơn ngựa thật. Ngựa Ô Truy, Xích Thố của người xưa, chỉ ruổi chạy đường trường đo bằng ki-lô-mét;  ngựa gỗ của Bằng rong chơi vạn lý kí- lô- mơ – chữ và hình ảnh của Lê Đạt. Ngựa gỗ có khi hiện thực, chân gỗ thật, để đong đưa tại chỗ, nhưng lại mang tấm « thảm bay » trong huyền thoại, nghĩa là vẫn có phép đằng vân và nhiều phép thần thông biến hóa khác.
Miền thơ ấu của Tôn Thất Bằng là một vương quốc có biên giới, phong tục và luật pháp riêng.
Thậm chí còn là một vũ trụ có nguyên lý, tinh hệ riêng.
Tôn Thất Bằng tự học vẽ, nên không lệ thuộc vào một trường quy, trường phái nào. Anh có kiến thức, kinh nghiệm cá nhân về nghệ thuật tạo hình, và  vận dụng kỹ thuật riêng để vẽ lên những giấc mơ riêng : nói vậy là nói lắp cho rõ ý, chứ giấc mơ chân thực bao giờ cũng riêng tư – dù rằng bên cạnh vẫn có những cơn mơ chung, trong  ý thức tập thể.
Bằng là thành phần  cộng đồng dân tộc, thì dĩ nhiên phải chia sẻ ý thức tập thể đó. Tranh anh mang phong thái vui tươi, hồn nhiên, lạc quan của tranh dân gian, với những màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp, mà anh đã hiện đại hóa. Ví dụ màu vàng ít thấy trong hội họa phương Tây, anh ưa dùng dát lên nền tranh, ở những sắc độ khác nhau, như màu lá uyển sắc với  mùa thu,  mà Nguyễn Du gọi là màu quan san, khi vàng thắm, vàng tơ ngả sang màu lụa, khi vàng úa, ngả sang màu đỏ của lá phong, màu nâu của đất, nhưng nói chung, là tạo nên sức sáng và hơi ấm cho bức ranh. Trên nền ấm áp, sang trọng, có lúc lộng lẫy, anh ghé vào màu xanh lam và xanh lục thơ ngây, tạo cảm giác hồn nhiên của tuổi thơ, trong khí hậu cổ truyền.
Ngựa gỗ của Tôn Thất Bằng

 

 

Tranh Tôn Thất Bằng không theo quy luật thường thấy: như luật viễn cận, cách pha sắc độ màu sơn, tạo ra nét đậm nhạt, « trị sắc » (valeurs) theo quan niệm phương Tây trong sơn dầu. Thay vào đó, họa sĩ cấu trúc tranh bằng những nét vẽ khu biệt những mảng màu lớn, theo lối vẽ dân gian như Ai Cập ngày xưa, hay tranh Đông Hồ gần đây, nhưng màu sắc, họa đồ đa dạng, linh hoạt và phong phú, hiện đại, mang dấu ấn riêng, vui tươi, nên giàu chất trang trí.
Hai chữ « trang trí » trong một quá khứ chưa xa, còn bị rẻ rúng, ngày nay đã được khôi phục lại giá trị. Đối tượng của hội họa là tạo dựng nên vẻ đẹp của cuộc sống, cho cuộc sống, do đó, nó có chức năng trang trí. Người họa sĩ chân chính, khi sáng tác, đặt tất cả tâm hồn mình vào tác phẩm, với mục đích duy nhất là tạo dựng cái đẹp. Sau đó, bức tranh có tác dụng trang trí hay không là chuyện của người khác.
Chagall đã từng vẽ trang trí cho trần nhà Kịch hát Paris, nhưng khi vẽ, dụng công của ông là sáng tạo cái đẹp, dù rằng ông vẫn làm việc trang trí. Cơ bản là khi sáng tác, anh có tự do hay không, tự do trong cảm hứng và trong tạo tác, không lệ thuộc vào ngoại nhân, ngoại lực nào. Ngoài ra, họa sư Nguyễn gia Trí cũng đã từng vẽ trang trí, ai dám chê?
Nói vậy vì vấn đề sẽ có người đặt ra với tác phẩm Tôn Thất Bằng, thắm tươi, nhẹ nhàng, không nặng chất u uất của thời đại như một số tranh hiện nay. Anh có phong cách riêng, chỗ đứng riêng, tạo sinh khí mới, niềm vui cho nên hội họa Việt nam mà người xem phải đánh giá công bình, bên ngoài thói quen và tư trào, thành kiến chuyên nghiệp.
Ký ức, Lá và Hoa là ký họa những giấc mộng con của tuổi thơ. Trong mỗi giấc mơ có bao nhiêu phần sự thực? Dĩ nhiên là sự thực của tiềm thức sâu xa, thể hiện qua mãnh lực sáng tạo.
Khó có ai biết được liều lượng này, kể cả họa sĩ.
Cái cụ thể, trước mắt là những bức tranh đẹp, đẹp như mơ. Những giấc mơ trong sáng, thơ ngây, thanh bình, hạnh phúc.
Tuổi thơ là một thiên đường lỡ.
Hội họa, trăm đứt ngàn nối, là hạnh phúc tìm lại.


Nhà phê bình nghệ thuật Đặng Tiến
Paris, 01-2011

 

Phương Mai Gallery- Tranh Tâm Linh.
Ý nghĩa ẩn trong 4 kiệt tác hội họa thời Phục Hưng mà giới quý tộc nào cũng am hiểu
Đó đều là những tác phẩm để đời, là sự tiên phong thể hiện bước chuyển mình của hội họa châu Âu trong thế kỷ 16. Lịch sử hội họa phương Tây có lẽ đã thay da đổi thịt trong thời kỳ Phục Hưng (Renaissance). Sau hàng trăm năm bị lãng quên, tinh hoa văn hóa từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại một lần nữa lại sống dậy trong thế kỷ 14. Rồi đến thế kỷ 16, có thể nói toàn bộ châu Âu đã chuyển mình sang một loại hình mỹ thuật hoàn toàn mới. Đằng sau thay đổi trong phương pháp nghệ thuật là khao khát được làm mới lại, miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và làm sáng tỏ các tiên đề thẩm mỹ. Những danh họa hàng đầu thời kỳ này có thể kể đến như Da Vinci, Michelangelo, Raphael (Raffaello), Paolo Veronese... - đại diện cho đỉnh cao của mỹ thuật và đã được nhiều họa sĩ khác học hỏi.
NXB Seuil công bố 65 bức họa thất lạc của Van Gogh
Các tác phẩm tuyệt đẹp của Van Gogh vẽ trên một cuốn sổ lớn vừa được tìm thấy gần đây ở Provence, Pháp, sẽ được in đúng theo kích cỡ gốc và tập hợp lại trong cuốn “Le brouillard d’Arles”. Tác phẩm vừa được Bogomila Welsh-Ovcharov, chuyên gia nghiên cứu về danh họa người Hà Lan, giới thiệu và sẽ được xuất bản ngày 17/11 ở Pháp, Mỹ, Anh quốc, Hà Lan, Đức, và ở Nhật sau đó ít lâu.
Dự án của Bảo tàng phát hiện ra rằng việc ngắm các tác phẩm nghệ thuật rất hữu ích cho bệnh nhân bị chứng mất trí.
Dự án của Bảo tàng phát hiện ra rằng việc ngắm các tác phẩm nghệ thuật rất hữu ích cho bệnh nhân bị mất trí. Họ cảm thấy vui vẻ hơn và bớt lo lắng khi xem nghệ thuật.
“MỸ THUẬT 2015” – Triển lãm nghệ thuật chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
Triển lãm nghệ thuật mừng ngày nhà giáo Việt Nam
ĐÊM ĐẤU GIÁ TỪ THIỆN HOA HẬU HOÀN VŨ Việt Nam 2015
Trong đêm đấu giá, những vật phẩm giá trị được đóng góp bởi các nhà tài trợ được mang đấu giá. Toàn bô số tiền đấu giá được sẽ được quyên góp vào quỹ từ thiện cuộc thi. Những vật phẩm trong đêm đấu giá gồm: một sợi dây chuyền ngọc trai, một chai rượu, phiếu đánh golf và nổi bật hơn hết là bức tranh “Dáng ngọc” của họa sĩ Bạch Lan được quyên góp bởi Phương Mai Gallery, Tp.HCM ...
Triển Lãm Biển Mặn - Bộ Sưu Tập Của Họa Sĩ Tô Minh
Mạnh mẽ và chắc chắn, từng đường cọ của Tô Minh đã khắc họa một cách sinh động nhất cuộc sống của người dân nơi miền biển này. Vất vả mưu sinh, cực nhọc dãi dầu sương gió, nhưng niềm vui lao động vẫn ánh lên trong đôi mắt mỗi người.
Họa Sĩ Pháp Kể Chuyện Bán Tranh
20 bức tranh triển lãm của ông đều theo phong cách bán trừu tượng, nghĩa là chỉ vẽ màu sắc chứ không vẽ hình, nhưng người xem có thể đoán ra hình đó là gì. Robert Mihagui cho rằng đó là phong cách đang được chuộng ở Pháp.
Triển Lãm Sự Phản Chiếu Của Họa Sĩ Robert Mihagui
Không gian trưng bày triển lãm Ngày 31 tháng 1 năm 2015, tại phòng tranh Phương Mai đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm Sự Tương Phản - triển lãm cá nhân của họa sĩ Robert Mihagui. Triển lãm diễn ra vào tháng đầu tiên của năm mới, và cũng là triển lãm đầu tiên của gallery trong năm nay như một sự thúc đẩy cho một năm mới với nhiều hoạt động nghiên cứu sôi nổi của ngành Mỹ thuật Việt Nam nói chung cũng như phòng tranh Phương Mai nói riêng. Trong triển lãm ngày hôm nay, Họa sĩ Robert Mihagui...
Thị Trường Tranh Việt: Trên Trời Hay Dưới Đất?
Mới đây, Nhà đấu giá Larasati tại Singapore đã đưa 11 bức tranh của các tác giả Việt Nam được biết đến rộng rãi ra đấu giá thành công: các bức tranh đã được bán hết. Nhưng giá toàn bộ tranh đều thấp hơn dự kiến, thấp đến mức khi nhẩm ra tiền Việt, nhiều người Việt không khỏi thấy tiếc khi không có cơ hội mua số tranh này ngay từ trong nước. Tranh Nguyễn Thái Tuấn Quả là tiếc! Bây giờ, nhiều người vẫn vào các trang web nghệ thuật để bày tỏ sự tiếc nuối vì bức tranh "Xanh dương" (sơn dầu,... http://www.doanhnhansaigon.vn/su-kien/thi-truong-tranh-viet-tren-troi-hay-duoi-dat/1083571/
Nguyễn Tư Nghiêm: Một Thế Giới Bí Ẩn
Nghiêm - Liên - Sáng - Phái, đó là cách gọi tên bốn bậc danh tài mà giới am hiểu hội họa đã “sắp đặt” bấy lâu. Trong bốn người, chỉ còn lại mình ông: họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vẫn bí ẩn trong thế giới của riêng mình.
Triển Lãm "Sự Tương Phản"
Triển lãm Sự Tương Phản TRIỄN LÃM THE REFLECTION SỰ TƯƠNG PHẢN HỌA SĨ ROBERT BOUCHIN (MIHAGUI) Phòng tranh Phương Mai xin trân trọng giới thiệu Triển lãm: TRIỄN LÃM THE REFLECTION SỰ TƯƠNG PHẢN HỌA SĨ ROBERT BOUCHIN (MIHAGUI) Họa sĩ Robert sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phú, Việt Nam; ông là người Pháp gốc Việt. Năm 16 tuổi, ông học hội họa tại Surgeres-37, Pháp (1961-1964) và trải qua các khóa học vẽ tại Montmartre. Với niềm đam mê và tài năng, Robert đã khẳng định mình khi tuổi còn khá trẻ....
Tô Minh - Triển Lãm "Biển"
cả bao la rộng lớn từ xưa đến nay đã là một đề tài khơi gợi nhiều cảm xúc cho các thi sĩ, họa sĩ. Tô Minh cũng là một trong những họa sĩ Việt Nam khai thác thành công đề tài này. Đối với ông, cả không chỉ là một đề tài mà còn là quê hương của ông, vùng Phan Thiết. Chính vì thế, hình ảnh của , con người và cuộc sống của gắn liền với cả thường xuyên xuất hiện trong tranh của ông. Đặc điểm tranh Tô Minh là những đường bay mạnh mẽ mà điêu luyện kết hợp với lối sử dụng lớp sơn dày tạo cho tranh...
Bạch Lan - Triển Lãm " Những Giấc Mơ"
Qua ngòi bút của sự lãng mạng, cùng dáng hình người mờ ảo của người con gái và đóa sen, bộ sưu tập tranh này của họa sĩ Bạch Lan sẽ đứa chúng ta qua những cung bậc cảm xúc hoàn toàn khác nhau.Hãy đến và cảm nhận.
Một Chặng Đường Của Phương Mai
Nhân dịp khai trương một chi nhánh mới, chủ nhân gallery Phương Mai đã tổ chức triển lãm một phần bộ sưu tập của mình tại số 9 Phan Chu Trinh, Q.1 (từ 31-7 đến 3-8-2013). Nhà sưu tập Nguyễn Quang Cường, chủ nhân gallery Phương Mai cho biết rằng 25 bức tranh này ở trong số gần 50 bức được anh sưu tầm từ năm 2007 đến nay, là tác phẩm của nhiều họa sĩ với những phong cách tạo hình riêng biệt mà anh rất ưa thích và dành riêng cho mình, không bán dù có những lúc thật gay go, thiếu tiền lo chi...
Sưu Tập Tranh “Đẹp Và Lạ...”
TT - Từ ngày 31-7 đến 3-8, nhà sưu tập Nguyễn Quang Cường - chủ phòng tranh Phương Mai gallery - sẽ triển lãm bộ sưu tập của anh với chủ đề Một chặng đường tại số 9 Phan Chu Trinh (Q.1, TP.HCM).
Đi Tìm Cú Hích Cho Thị Trường Tranh Việt
Nhiều vấn đề nóng liên quan đến thị trường tranh Việt đã được đặt ra trong cuộc tọa đàm Chờ ai lưu giữ văn hóa Việt Nam qua tranh mỹ thuật, nếu đó không phải là người Việt do Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Mỹ thuật đương đại gallery Không Gian Xanh tổ chức vào đầu tháng 12 tại Câu lạc bộ Xanh (Lagi Bình Thuận). Một gallery tranh chép tại TP. Hồ Chí Minh Đề tài của cuộc tọa đàm thật ra không mới, nhưng trong thời điểm hiện nay, khi mà thị trường tranh Việt đang gặp nhiều khó khăn...
Màu Châu Thổ Chảy Trong Huyết Quản
NhưTT&VH đưa tin, lão họa sĩ Lê Triều Điển vừa khai mạc triển lãm tại gallery Phương Mai, số 7 Phan Chu Trinh, Q.1, TP.HCM đối diện cửa Tây chợ Bến Thành. Với Lê Triều Điển, dường như tuổi cao không khiến ông ngừng sáng tạo. Họa sĩ Lê Triều Điển được biết đến như người luôn mang theo quê hương sông nước Cửu Long trong mình giới thiệu đến mọi người. Dù nặn tượng bằng đất nung hay vẽ tranh, sắc màu phù sa của miền châu thổ Tây Nam bộ luôn hiện diện trong tranh ông. Sự chuyển động của nội tâm...
Màu Sắc Châu Thổ
TT - Từ lâu, họa sĩ Lê Triều Điển đã chọn cho mình thứ ngôn ngữ hội họa riêng biệt đậm chất miền Tây. Ông thích khám phá vùng đất Nam bộ nơi ông sinh ra với những sự va đập, giao lưu, cộng hưởng văn hóa từ nhiều cộng đồng khác nhau như Việt, Khmer, Hoa, Ấn... Họa sĩ Lê Triều Điển vẽ tranh tại phòng tranh Phương Mai - Ảnh: QUANG ĐỊNH Trong tâm hồn người họa sĩ, những ký ức, giấc mơ... cứ đến rồi đi, chồng lấp lên nhau theo từng quãng thời gian. Hội họa Lê Triều Điển là một cõi mênh mang,...
Họa Sĩ Lê Triều Điển Với "Ký Ức Gọi Về"