• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
Tranh Việt (Bài 1): Cái gì cũng có thể đấu giá?

 

Tranh Việt & thị trường đấu giá quốc tế
Trong một vài năm gần đây, tại khu vực châu Á, Hội chợ Nghệ thuật quốc tế Hong Kong (Hong Kong International Art Fair - ART HK) là một sự kiện nghệ thuật quan trọng và khá đình đám. Năm 2009, ART HK 09 diễn ra từ ngày 14-17/5, đã thu hút hơn 110 gallery của khoảng 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đến tham dự. Hội chợ cũng đã thu hút khoảng 30 ngàn du khách, thu về hơn 1 tỷ USD từ tiền vé, tiền cho thuê diện tích và các khoản lợi nhuận khác. Với một nền mỹ thuật hiện đại có lịch sử kéo dài hơn 100 năm - nếu tính từ bức Chân dung cụ Tú Mền (năm 1898) của họa sĩ Lê Huy Miến (1873-1943), nhưng rất tiếc, tiếng nói của mỹ thuật Việt Nam đã chưa được “cất tiếng” ở đây.
Ở thị trường nghệ thuật khu vực cuối năm nay, tranh Việt hy vọng sẽ có dịp “cất tiếng” ở hai sự kiện quan trọng diễn ra trong tháng Mười. Đầu tiên là ở Nhà đấu giá Sotheby’s tại Hong Kong, vào ngày 6/10 tại New Wing Centre, với phiên đấu giá Nghệ thuật đương đại Đông Nam Á (Contemporary Asian Art - HK0304), được dự đoán sẽ có nhiều tác phẩm của tác giả Việt Nam. Thứ hai là ở Trung tâm Nghệ thuật Singapore lần thứ tư (Suntec Singapore, Level 4) diễn ra từ ngày 9-12/10, tại đây cũng sẽ có khoảng 5 đến 10 gallery thường xuyên có tranh Việt Nam đến tham dự.
Tuy nhiên, nếu xem xét hết các hoạt động nghệ thuật quan trọng trong năm, và chỉ ở cấp độ khu vực, sự xuất hiện như vậy của tranh Việt chưa phản ánh được diện mạo và tầm mức có thể đạt đến của nó. Trong phạm vi chuyên đề tuần này, chúng tôi hy vọng thử cắt nghĩa sự vắng bóng và “e thẹn” của tranh Việt ở các thị trường quốc tế, thông qua các nhà đấu giá.

(TT&VH Cuối tuần) - Theo định nghĩa thông thường và phổ biến, một cuộc đấu giá là quá trình mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ bằng cách cung cấp cho nó một giá trị lên sàn, nơi diễn ra cuộc đấu giá, để sau đó bán các sản phẩm với giá cao nhất hoặc hợp lý nhất, theo giá mà các người đấu giá (bidder) đề ra. Trong lý thuyết kinh tế, một cuộc đấu giá có thể giới thiệu cho bất kỳ sản phẩm, cơ chế, hoặc thiết lập các quy tắc cho những trao đổi thương mại.

Cái gì cũng có thể đấu giá?

Từ “đấu giá” (auction) bắt nguồn từ tiếng Latin (augère), với hai nghĩa chính là “tăng lên” hoặc “bổ sung”. Đến nay, có 2 hình thức đấu giá chính: đấu tăng giá - theo kiểu phổ quát trên khắp thế giới; đấu giảm giá - theo kiểu không phổ quát và có thành tựu nhất tại Hà Lan.

Tại phương Đông, các hình thức của đấu giá đã hiện diện ở những chợ phiên bộ lạc từ thời chưa có các nhà nước phong kiến nguyên thủy. Theo ghi chép trong các sử liệu xưa, cách đây khoảng 5.000 năm, các phiên đấu giá có tính chất “đổi chác” nô lệ, vật nuôi, bông vải, thực phẩm, vật trang điểm... đã diễn ra tại nhiều nơi. Ở các bộ lạc sống bằng nghề chăn nuôi, phổ biến nhất là việc trao đổi gia súc để lấy lương thực, vũ khí, áo quần...

Tại phương Tây, các phiên đấu giá cũng có một lịch sử lâu đời, theo ghi chép của Herodotus ở xứ Babylon, thì vào khoảng năm 500 TCN, việc đấu giá phụ nữ đã được tổ chức công khai hàng năm, để phục vụ cho các đám cưới.

 

 

 

 

 

 

 

 

Thời hoàng đế La Mã, khoảng năm 190-195, các phiên đấu giá chiến lợi phẩm cũng luôn được tổ chức. Dấu tích của việc này ngày nay vẫn còn tìm thấy ở Praetorian Guard.

Ngoài ra, trong nhiều ghi chép cho thấy đấu giá đã “để mắt” tới mọi sự trong thế gian này. Từ một trang trại, một hòn đảo, một con suối... đến lâu đài, máy bay, du thuyền... Cũng có những phiên đấu giá về cá nổi tiếng ở Bắc Âu, ở Tsukiji (Tokyo), hay ở Honolulu (Hawaii).

Tuy nhiên, để có thể gọi tên là “nhà đấu giá nghệ thuật” đúng nghĩa, thì phải kể đến một nhà đấu giá ở Stockholm, có tên đầy đủ là Stockholms Auktionsverk, được thành lập năm 1674 tại Thụy Điển. Nhà đấu giá này vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay, đã từng bán nhiều tác phẩm nổi tiếng của danh họa Rembrandt (1606-1669), rồi các thủ bút, trước tác viết tay của nhà soạn kịch Johan August Strindberg (1849-1912). Từ năm 1993 đến nay, nhà đấu giá này do một công ty tư nhân quản lý và mở rộng quy mô hoạt động khắp châu Âu. Trong tháng 10/2009, nhà đấu giá này tổ chức khoảng 25 phiên đấu, có thể xem lịch chi tiết tại website chính thức.

Một nhà đấu giá lâu đời khác, cũng tại Thụy Điển, có tên Uppsala Auktionskammare, thành lập năm 1731, được xem như nhà đấu giá nghệ thuật chuyên nghiệp thứ hai và cổ xưa của nước này. Trong tháng 10/2009, họ cũng sẽ tổ chức khoảng 10 phiên đấu giá quốc tế.

Các nhà đấu giá lâu đời khác vẫn còn hoạt động đến ngày nay như: Dorotheum (1707), Bonhams (1793), Phillips de Pury Lyon & Turnbull (1826)...

Và điều thú vị hơn nữa, là theo khảo sát, rất nhiều hình thức đấu giá có tính sơ khai, thậm chí hơi “man rợ”, cổ hủ một chút, vẫn còn hiện diện ở nhiều nơi trên trái đất này. Và có thể khẳng định, cái gì cũng có thể đấu giá được (!).

Riêng ở Việt Nam, trong suốt một thời gian dài phổ biến hình thức đấu giá kín (thường chưa được áp dụng cho nghệ thuật), mà thuật ngữ tiếng Anh gọi là “silent auction”. Hình thức này được xem là một biến thể của đấu giá công khai truyền thống, nơi giá thầu được viết lên phiếu rồi bỏ vào thùng kín. Khi hết hạn đấu giá, thùng phiếu sẽ được mở và công bố người ra giá thầu (bidder) thắng cuộc. Cách đấu này lại sinh ra một biến thể khác là các cuộc đấu giá niêm phong giá thầu, thường diễn ra với các dự án lớn, ví dụ như như cầu đường, xây dựng... Trong nghệ thuật, người ta rất ngại phương thức đấu giá này.

Chuyện của “hai anh cả”


Nhà đấu giá Sotheby’s danh tiếng mà chúng ta biết đến ngày nay đã tổ chức phiên đấu giá đầu tiên vào năm 1744 tại Anh quốc, được sáng lập bởi Samuel Baker. Trải qua rất nhiều thăng trầm, chủ yếu do kinh tế và chiến tranh, năm 1983, ông Alfred Taubman, một triệu phú Mỹ, đã mua lại nhà đấu giá này và nhân rộng quy mô hoạt động, đưa lên sàn chứng khoán vào năm 1988.

Tác phẩm Nostalgie (Hoài cố hương, 60,5 x 46cm, lụa, 1938)
của Lê Phổ (1907-2001) được Sotheby’s bán với giá
 hơn 300.000 USD
























Ngày nay, doanh thu của Sotheby’s vào khoảng 3 tỷ USD/năm, với các chi nhánh & Company (1796), Freeman’s (1805) và chính ở London, New York, Hong Kong, Moscow... và một tập đoàn các công ty nhỏ thuộc Sotheby’s International. Tại Việt Nam, vào cuối năm 2008 vừa rồi, tập đoàn này cũng đã mở văn phòng đại diện với tên gọi Vietnam Sotheby’s International Realty, chuyên về bất động sản cao cấp.
Trong suốt lịch sử tổ chức đấu giá nghệ thuật, Sotheby’s đã từng bán “tăng vọt giá” nhiều tác phẩm. Đơn cử như tranh của Pablo Picasso với giá 104 triệu USD, Gustav Klimt với giá 135 triệu USD, Mark Rothko với giá 72,8 triệu USD, Damien Hirst với giá 19,3 triệu USD, Norman Rockwell với giá gần 5 triệu USD...
Đây cũng là nhà đấu giá có nhiều gắn bó với tranh Việt Nam, nhất là các họa sĩ học trường Tây và trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Năm 2006 tại Singapore, Sotheby’s đã bán tác phẩm Nostalgie (Hoài cố hương, 60,5 x 46cm, lụa, 1938) của Lê Phổ (1907-2001) được hơn 300.000 USD. Tính đến nay, đây có thể là tác phẩm đắt giá nhất của Việt Nam tại một phiên đấu giá nghệ thuật chuyên nghiệp.
Và vì gắn bó với tranh Việt, nhưng do chưa có chuyên gia đặc trách “nằm vùng” thực sự, cũng do Việt Nam chưa có cơ quan thẩm định và chứng nhận nghệ thuật, chưa có sàn giao dịch nghệ thuật, chưa có các mô hình đấu giá đúng nghĩa... nên Sotheby’s đã vấp phải những kinh nghiệm “máu xương” vì nạn tranh giả tinh vi.
Một tên tuổi lớn khác là Christie’s, được sáng lập bởi James Christie (1730 - 1803) từ khoảng 1759, nhưng phiên đấu đầu tiên thì vào năm 1766, tại London, Anh quốc.
Ban đầu, đây là một tập đoàn mang tính công cộng, lên sàn chứng khoán của Sở Giao dịch London, từ năm 1973 đến 1999, sau này thì thuộc quyền sở hữu tư nhân của một người Pháp, là Francois Pinault, một doanh nhân có tài sản vào khoảng 16 tỷ USD (năm 2008).

Christie’s có những tác phẩm nghệ thuật và những tư liệu “hàng độc” của Leonardo da Vinci, Vincent Van Gogh, Napoleon Bonaparte, Pablo Picasso, Rembrandt, Diana, Công chúa xứ Wales, Marilyn Monroe... Tính đến 1/2009, Christie’s đã có khoảng 85 văn phòng ở khoảng 43 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thời đỉnh điểm, Christie’s có khoảng 2.200 nhân viên trên toàn thế giới. Nếu tính luôn lĩnh vực bất động sản, họ đã có liên kết với khoảng 900 văn phòng và khoảng 36.000 người môi giới. Từ năm 2007, sự liên kết phức tạp này cho ra tổng doanh thu hàng năm đạt trên 128 tỷ USD.
Đây cũng là nhà đấu giá đã có những đỉnh điểm về giá tác phẩm. Đơn cử như bốn bức tranh của Gustav Klimt được bán với tổng số tiền 192 triệu USD vào năm 2006; năm 2008, một tác phẩm của Claude Monet đã được bán với giá 80,4 triệu USD... Ngoài ra họ cũng đã bán được những tác phẩm quan trọng của Brancusi, Matisse, Mondrian...

 Nói tới các nhà đấu giá nghệ thuật, nhiều người nghĩ ngay đến Christie’s và Sotheby’s, hai nhà đấu giá quy mô, nổi tiếng bậc nhất hiện nay, và tên tuổi họ gắn liền tới các sự kiện đấu giá nghệ thuật thường xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng trên thực tế, các nhà đấu giá nghệ thuật từ xưa tới nay trên thế giới có vô số với một thị trường đấu giá nghệ thuật gần như không biên giới.

Năm 2005, tại Hong Kong, Christie’s đã bán tác phẩm À l’approche du Têt (Sắp Tết, 60 x 47cm, lụa, 1937) của Lê Phổ với giá hơn 100.000 USD. Cũng giống như các nhà đấu giá nghệ thuật chuyên sâu ở châu Âu, đặc biệt ở Thụy Điển, Christie’s nổi tiếng bởi sự kén chọn tác phẩm “đầu vào”, tranh Việt Nam ít có cơ hội xuất hiện trong các phiên đấu giá của họ. Trong hai, ba năm gần đây, do “có trục trặc” với các nhà tư vấn và chứng nhận nghệ thuật “nằm vùng”, và cũng do nạn tranh giả “khủng bố”, tranh Việt đã vắng bóng hoàn toàn trong các phiên đấu giá, đánh mất một cơ hội ngàn vàng mà nhiều khi mất rất nhiều thập kỷ mới tạo dựng được.
Cũng có câu hỏi đặt ra rằng, liệu sẽ có một lúc nào đó thế giới chỉ còn lại “hai anh cả” chuyên về đấu giá nghệ thuật là Christie’s và Sotheby’s? Theo quan điểm của nhiều nhà phân tích lịch sử nghệ thuật thì không, vì những nhà đấu giá khác, nhất là các nhà đấu giá địa phương, dù tên tuổi và tài lực không bằng, nhưng với những hiểu biết thực tế, những phương thức hoạt động có tính đặc thù, họ vẫn luôn phải tồn tại song hành.

* Một số tác phẩm trong bài này đã từng xuất hiện ở các nhà đấu giá khu vực, được giới sưu tập và chuyên gia trong nước nghi ngờ là tranh giả!?

Văn Bảy

Theo Thể thao & Văn hóa



 

Phương Mai Gallery- Tranh Tâm Linh.
Ý nghĩa ẩn trong 4 kiệt tác hội họa thời Phục Hưng mà giới quý tộc nào cũng am hiểu
Đó đều là những tác phẩm để đời, là sự tiên phong thể hiện bước chuyển mình của hội họa châu Âu trong thế kỷ 16. Lịch sử hội họa phương Tây có lẽ đã thay da đổi thịt trong thời kỳ Phục Hưng (Renaissance). Sau hàng trăm năm bị lãng quên, tinh hoa văn hóa từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại một lần nữa lại sống dậy trong thế kỷ 14. Rồi đến thế kỷ 16, có thể nói toàn bộ châu Âu đã chuyển mình sang một loại hình mỹ thuật hoàn toàn mới. Đằng sau thay đổi trong phương pháp nghệ thuật là khao khát được làm mới lại, miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và làm sáng tỏ các tiên đề thẩm mỹ. Những danh họa hàng đầu thời kỳ này có thể kể đến như Da Vinci, Michelangelo, Raphael (Raffaello), Paolo Veronese... - đại diện cho đỉnh cao của mỹ thuật và đã được nhiều họa sĩ khác học hỏi.
NXB Seuil công bố 65 bức họa thất lạc của Van Gogh
Các tác phẩm tuyệt đẹp của Van Gogh vẽ trên một cuốn sổ lớn vừa được tìm thấy gần đây ở Provence, Pháp, sẽ được in đúng theo kích cỡ gốc và tập hợp lại trong cuốn “Le brouillard d’Arles”. Tác phẩm vừa được Bogomila Welsh-Ovcharov, chuyên gia nghiên cứu về danh họa người Hà Lan, giới thiệu và sẽ được xuất bản ngày 17/11 ở Pháp, Mỹ, Anh quốc, Hà Lan, Đức, và ở Nhật sau đó ít lâu.
Dự án của Bảo tàng phát hiện ra rằng việc ngắm các tác phẩm nghệ thuật rất hữu ích cho bệnh nhân bị chứng mất trí.
Dự án của Bảo tàng phát hiện ra rằng việc ngắm các tác phẩm nghệ thuật rất hữu ích cho bệnh nhân bị mất trí. Họ cảm thấy vui vẻ hơn và bớt lo lắng khi xem nghệ thuật.
“MỸ THUẬT 2015” – Triển lãm nghệ thuật chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
Triển lãm nghệ thuật mừng ngày nhà giáo Việt Nam
ĐÊM ĐẤU GIÁ TỪ THIỆN HOA HẬU HOÀN VŨ Việt Nam 2015
Trong đêm đấu giá, những vật phẩm giá trị được đóng góp bởi các nhà tài trợ được mang đấu giá. Toàn bô số tiền đấu giá được sẽ được quyên góp vào quỹ từ thiện cuộc thi. Những vật phẩm trong đêm đấu giá gồm: một sợi dây chuyền ngọc trai, một chai rượu, phiếu đánh golf và nổi bật hơn hết là bức tranh “Dáng ngọc” của họa sĩ Bạch Lan được quyên góp bởi Phương Mai Gallery, Tp.HCM ...
Triển Lãm Biển Mặn - Bộ Sưu Tập Của Họa Sĩ Tô Minh
Mạnh mẽ và chắc chắn, từng đường cọ của Tô Minh đã khắc họa một cách sinh động nhất cuộc sống của người dân nơi miền biển này. Vất vả mưu sinh, cực nhọc dãi dầu sương gió, nhưng niềm vui lao động vẫn ánh lên trong đôi mắt mỗi người.
Họa Sĩ Pháp Kể Chuyện Bán Tranh
20 bức tranh triển lãm của ông đều theo phong cách bán trừu tượng, nghĩa là chỉ vẽ màu sắc chứ không vẽ hình, nhưng người xem có thể đoán ra hình đó là gì. Robert Mihagui cho rằng đó là phong cách đang được chuộng ở Pháp.
Triển Lãm Sự Phản Chiếu Của Họa Sĩ Robert Mihagui
Không gian trưng bày triển lãm Ngày 31 tháng 1 năm 2015, tại phòng tranh Phương Mai đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm Sự Tương Phản - triển lãm cá nhân của họa sĩ Robert Mihagui. Triển lãm diễn ra vào tháng đầu tiên của năm mới, và cũng là triển lãm đầu tiên của gallery trong năm nay như một sự thúc đẩy cho một năm mới với nhiều hoạt động nghiên cứu sôi nổi của ngành Mỹ thuật Việt Nam nói chung cũng như phòng tranh Phương Mai nói riêng. Trong triển lãm ngày hôm nay, Họa sĩ Robert Mihagui...
Thị Trường Tranh Việt: Trên Trời Hay Dưới Đất?
Mới đây, Nhà đấu giá Larasati tại Singapore đã đưa 11 bức tranh của các tác giả Việt Nam được biết đến rộng rãi ra đấu giá thành công: các bức tranh đã được bán hết. Nhưng giá toàn bộ tranh đều thấp hơn dự kiến, thấp đến mức khi nhẩm ra tiền Việt, nhiều người Việt không khỏi thấy tiếc khi không có cơ hội mua số tranh này ngay từ trong nước. Tranh Nguyễn Thái Tuấn Quả là tiếc! Bây giờ, nhiều người vẫn vào các trang web nghệ thuật để bày tỏ sự tiếc nuối vì bức tranh "Xanh dương" (sơn dầu,... http://www.doanhnhansaigon.vn/su-kien/thi-truong-tranh-viet-tren-troi-hay-duoi-dat/1083571/
Nguyễn Tư Nghiêm: Một Thế Giới Bí Ẩn
Nghiêm - Liên - Sáng - Phái, đó là cách gọi tên bốn bậc danh tài mà giới am hiểu hội họa đã “sắp đặt” bấy lâu. Trong bốn người, chỉ còn lại mình ông: họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vẫn bí ẩn trong thế giới của riêng mình.
Triển Lãm "Sự Tương Phản"
Triển lãm Sự Tương Phản TRIỄN LÃM THE REFLECTION SỰ TƯƠNG PHẢN HỌA SĨ ROBERT BOUCHIN (MIHAGUI) Phòng tranh Phương Mai xin trân trọng giới thiệu Triển lãm: TRIỄN LÃM THE REFLECTION SỰ TƯƠNG PHẢN HỌA SĨ ROBERT BOUCHIN (MIHAGUI) Họa sĩ Robert sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phú, Việt Nam; ông là người Pháp gốc Việt. Năm 16 tuổi, ông học hội họa tại Surgeres-37, Pháp (1961-1964) và trải qua các khóa học vẽ tại Montmartre. Với niềm đam mê và tài năng, Robert đã khẳng định mình khi tuổi còn khá trẻ....
Tô Minh - Triển Lãm "Biển"
cả bao la rộng lớn từ xưa đến nay đã là một đề tài khơi gợi nhiều cảm xúc cho các thi sĩ, họa sĩ. Tô Minh cũng là một trong những họa sĩ Việt Nam khai thác thành công đề tài này. Đối với ông, cả không chỉ là một đề tài mà còn là quê hương của ông, vùng Phan Thiết. Chính vì thế, hình ảnh của , con người và cuộc sống của gắn liền với cả thường xuyên xuất hiện trong tranh của ông. Đặc điểm tranh Tô Minh là những đường bay mạnh mẽ mà điêu luyện kết hợp với lối sử dụng lớp sơn dày tạo cho tranh...
Bạch Lan - Triển Lãm " Những Giấc Mơ"
Qua ngòi bút của sự lãng mạng, cùng dáng hình người mờ ảo của người con gái và đóa sen, bộ sưu tập tranh này của họa sĩ Bạch Lan sẽ đứa chúng ta qua những cung bậc cảm xúc hoàn toàn khác nhau.Hãy đến và cảm nhận.
Một Chặng Đường Của Phương Mai
Nhân dịp khai trương một chi nhánh mới, chủ nhân gallery Phương Mai đã tổ chức triển lãm một phần bộ sưu tập của mình tại số 9 Phan Chu Trinh, Q.1 (từ 31-7 đến 3-8-2013). Nhà sưu tập Nguyễn Quang Cường, chủ nhân gallery Phương Mai cho biết rằng 25 bức tranh này ở trong số gần 50 bức được anh sưu tầm từ năm 2007 đến nay, là tác phẩm của nhiều họa sĩ với những phong cách tạo hình riêng biệt mà anh rất ưa thích và dành riêng cho mình, không bán dù có những lúc thật gay go, thiếu tiền lo chi...
Sưu Tập Tranh “Đẹp Và Lạ...”
TT - Từ ngày 31-7 đến 3-8, nhà sưu tập Nguyễn Quang Cường - chủ phòng tranh Phương Mai gallery - sẽ triển lãm bộ sưu tập của anh với chủ đề Một chặng đường tại số 9 Phan Chu Trinh (Q.1, TP.HCM).
Đi Tìm Cú Hích Cho Thị Trường Tranh Việt
Nhiều vấn đề nóng liên quan đến thị trường tranh Việt đã được đặt ra trong cuộc tọa đàm Chờ ai lưu giữ văn hóa Việt Nam qua tranh mỹ thuật, nếu đó không phải là người Việt do Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Mỹ thuật đương đại gallery Không Gian Xanh tổ chức vào đầu tháng 12 tại Câu lạc bộ Xanh (Lagi Bình Thuận). Một gallery tranh chép tại TP. Hồ Chí Minh Đề tài của cuộc tọa đàm thật ra không mới, nhưng trong thời điểm hiện nay, khi mà thị trường tranh Việt đang gặp nhiều khó khăn...
Màu Châu Thổ Chảy Trong Huyết Quản
NhưTT&VH đưa tin, lão họa sĩ Lê Triều Điển vừa khai mạc triển lãm tại gallery Phương Mai, số 7 Phan Chu Trinh, Q.1, TP.HCM đối diện cửa Tây chợ Bến Thành. Với Lê Triều Điển, dường như tuổi cao không khiến ông ngừng sáng tạo. Họa sĩ Lê Triều Điển được biết đến như người luôn mang theo quê hương sông nước Cửu Long trong mình giới thiệu đến mọi người. Dù nặn tượng bằng đất nung hay vẽ tranh, sắc màu phù sa của miền châu thổ Tây Nam bộ luôn hiện diện trong tranh ông. Sự chuyển động của nội tâm...
Màu Sắc Châu Thổ
TT - Từ lâu, họa sĩ Lê Triều Điển đã chọn cho mình thứ ngôn ngữ hội họa riêng biệt đậm chất miền Tây. Ông thích khám phá vùng đất Nam bộ nơi ông sinh ra với những sự va đập, giao lưu, cộng hưởng văn hóa từ nhiều cộng đồng khác nhau như Việt, Khmer, Hoa, Ấn... Họa sĩ Lê Triều Điển vẽ tranh tại phòng tranh Phương Mai - Ảnh: QUANG ĐỊNH Trong tâm hồn người họa sĩ, những ký ức, giấc mơ... cứ đến rồi đi, chồng lấp lên nhau theo từng quãng thời gian. Hội họa Lê Triều Điển là một cõi mênh mang,...
Họa Sĩ Lê Triều Điển Với "Ký Ức Gọi Về"