• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
Tranh Việt (Bài 1): Cái gì cũng có thể đấu giá?

 

Tranh Việt & thị trường đấu giá quốc tế
Trong một vài năm gần đây, tại khu vực châu Á, Hội chợ Nghệ thuật quốc tế Hong Kong (Hong Kong International Art Fair - ART HK) là một sự kiện nghệ thuật quan trọng và khá đình đám. Năm 2009, ART HK 09 diễn ra từ ngày 14-17/5, đã thu hút hơn 110 gallery của khoảng 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đến tham dự. Hội chợ cũng đã thu hút khoảng 30 ngàn du khách, thu về hơn 1 tỷ USD từ tiền vé, tiền cho thuê diện tích và các khoản lợi nhuận khác. Với một nền mỹ thuật hiện đại có lịch sử kéo dài hơn 100 năm - nếu tính từ bức Chân dung cụ Tú Mền (năm 1898) của họa sĩ Lê Huy Miến (1873-1943), nhưng rất tiếc, tiếng nói của mỹ thuật Việt Nam đã chưa được “cất tiếng” ở đây.
Ở thị trường nghệ thuật khu vực cuối năm nay, tranh Việt hy vọng sẽ có dịp “cất tiếng” ở hai sự kiện quan trọng diễn ra trong tháng Mười. Đầu tiên là ở Nhà đấu giá Sotheby’s tại Hong Kong, vào ngày 6/10 tại New Wing Centre, với phiên đấu giá Nghệ thuật đương đại Đông Nam Á (Contemporary Asian Art - HK0304), được dự đoán sẽ có nhiều tác phẩm của tác giả Việt Nam. Thứ hai là ở Trung tâm Nghệ thuật Singapore lần thứ tư (Suntec Singapore, Level 4) diễn ra từ ngày 9-12/10, tại đây cũng sẽ có khoảng 5 đến 10 gallery thường xuyên có tranh Việt Nam đến tham dự.
Tuy nhiên, nếu xem xét hết các hoạt động nghệ thuật quan trọng trong năm, và chỉ ở cấp độ khu vực, sự xuất hiện như vậy của tranh Việt chưa phản ánh được diện mạo và tầm mức có thể đạt đến của nó. Trong phạm vi chuyên đề tuần này, chúng tôi hy vọng thử cắt nghĩa sự vắng bóng và “e thẹn” của tranh Việt ở các thị trường quốc tế, thông qua các nhà đấu giá.

(TT&VH Cuối tuần) - Theo định nghĩa thông thường và phổ biến, một cuộc đấu giá là quá trình mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ bằng cách cung cấp cho nó một giá trị lên sàn, nơi diễn ra cuộc đấu giá, để sau đó bán các sản phẩm với giá cao nhất hoặc hợp lý nhất, theo giá mà các người đấu giá (bidder) đề ra. Trong lý thuyết kinh tế, một cuộc đấu giá có thể giới thiệu cho bất kỳ sản phẩm, cơ chế, hoặc thiết lập các quy tắc cho những trao đổi thương mại.

Cái gì cũng có thể đấu giá?

Từ “đấu giá” (auction) bắt nguồn từ tiếng Latin (augère), với hai nghĩa chính là “tăng lên” hoặc “bổ sung”. Đến nay, có 2 hình thức đấu giá chính: đấu tăng giá - theo kiểu phổ quát trên khắp thế giới; đấu giảm giá - theo kiểu không phổ quát và có thành tựu nhất tại Hà Lan.

Tại phương Đông, các hình thức của đấu giá đã hiện diện ở những chợ phiên bộ lạc từ thời chưa có các nhà nước phong kiến nguyên thủy. Theo ghi chép trong các sử liệu xưa, cách đây khoảng 5.000 năm, các phiên đấu giá có tính chất “đổi chác” nô lệ, vật nuôi, bông vải, thực phẩm, vật trang điểm... đã diễn ra tại nhiều nơi. Ở các bộ lạc sống bằng nghề chăn nuôi, phổ biến nhất là việc trao đổi gia súc để lấy lương thực, vũ khí, áo quần...

Tại phương Tây, các phiên đấu giá cũng có một lịch sử lâu đời, theo ghi chép của Herodotus ở xứ Babylon, thì vào khoảng năm 500 TCN, việc đấu giá phụ nữ đã được tổ chức công khai hàng năm, để phục vụ cho các đám cưới.

 

 

 

 

 

 

 

 

Thời hoàng đế La Mã, khoảng năm 190-195, các phiên đấu giá chiến lợi phẩm cũng luôn được tổ chức. Dấu tích của việc này ngày nay vẫn còn tìm thấy ở Praetorian Guard.

Ngoài ra, trong nhiều ghi chép cho thấy đấu giá đã “để mắt” tới mọi sự trong thế gian này. Từ một trang trại, một hòn đảo, một con suối... đến lâu đài, máy bay, du thuyền... Cũng có những phiên đấu giá về cá nổi tiếng ở Bắc Âu, ở Tsukiji (Tokyo), hay ở Honolulu (Hawaii).

Tuy nhiên, để có thể gọi tên là “nhà đấu giá nghệ thuật” đúng nghĩa, thì phải kể đến một nhà đấu giá ở Stockholm, có tên đầy đủ là Stockholms Auktionsverk, được thành lập năm 1674 tại Thụy Điển. Nhà đấu giá này vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay, đã từng bán nhiều tác phẩm nổi tiếng của danh họa Rembrandt (1606-1669), rồi các thủ bút, trước tác viết tay của nhà soạn kịch Johan August Strindberg (1849-1912). Từ năm 1993 đến nay, nhà đấu giá này do một công ty tư nhân quản lý và mở rộng quy mô hoạt động khắp châu Âu. Trong tháng 10/2009, nhà đấu giá này tổ chức khoảng 25 phiên đấu, có thể xem lịch chi tiết tại website chính thức.

Một nhà đấu giá lâu đời khác, cũng tại Thụy Điển, có tên Uppsala Auktionskammare, thành lập năm 1731, được xem như nhà đấu giá nghệ thuật chuyên nghiệp thứ hai và cổ xưa của nước này. Trong tháng 10/2009, họ cũng sẽ tổ chức khoảng 10 phiên đấu giá quốc tế.

Các nhà đấu giá lâu đời khác vẫn còn hoạt động đến ngày nay như: Dorotheum (1707), Bonhams (1793), Phillips de Pury Lyon & Turnbull (1826)...

Và điều thú vị hơn nữa, là theo khảo sát, rất nhiều hình thức đấu giá có tính sơ khai, thậm chí hơi “man rợ”, cổ hủ một chút, vẫn còn hiện diện ở nhiều nơi trên trái đất này. Và có thể khẳng định, cái gì cũng có thể đấu giá được (!).

Riêng ở Việt Nam, trong suốt một thời gian dài phổ biến hình thức đấu giá kín (thường chưa được áp dụng cho nghệ thuật), mà thuật ngữ tiếng Anh gọi là “silent auction”. Hình thức này được xem là một biến thể của đấu giá công khai truyền thống, nơi giá thầu được viết lên phiếu rồi bỏ vào thùng kín. Khi hết hạn đấu giá, thùng phiếu sẽ được mở và công bố người ra giá thầu (bidder) thắng cuộc. Cách đấu này lại sinh ra một biến thể khác là các cuộc đấu giá niêm phong giá thầu, thường diễn ra với các dự án lớn, ví dụ như như cầu đường, xây dựng... Trong nghệ thuật, người ta rất ngại phương thức đấu giá này.

Chuyện của “hai anh cả”


Nhà đấu giá Sotheby’s danh tiếng mà chúng ta biết đến ngày nay đã tổ chức phiên đấu giá đầu tiên vào năm 1744 tại Anh quốc, được sáng lập bởi Samuel Baker. Trải qua rất nhiều thăng trầm, chủ yếu do kinh tế và chiến tranh, năm 1983, ông Alfred Taubman, một triệu phú Mỹ, đã mua lại nhà đấu giá này và nhân rộng quy mô hoạt động, đưa lên sàn chứng khoán vào năm 1988.

Tác phẩm Nostalgie (Hoài cố hương, 60,5 x 46cm, lụa, 1938)
của Lê Phổ (1907-2001) được Sotheby’s bán với giá
 hơn 300.000 USD
























Ngày nay, doanh thu của Sotheby’s vào khoảng 3 tỷ USD/năm, với các chi nhánh & Company (1796), Freeman’s (1805) và chính ở London, New York, Hong Kong, Moscow... và một tập đoàn các công ty nhỏ thuộc Sotheby’s International. Tại Việt Nam, vào cuối năm 2008 vừa rồi, tập đoàn này cũng đã mở văn phòng đại diện với tên gọi Vietnam Sotheby’s International Realty, chuyên về bất động sản cao cấp.
Trong suốt lịch sử tổ chức đấu giá nghệ thuật, Sotheby’s đã từng bán “tăng vọt giá” nhiều tác phẩm. Đơn cử như tranh của Pablo Picasso với giá 104 triệu USD, Gustav Klimt với giá 135 triệu USD, Mark Rothko với giá 72,8 triệu USD, Damien Hirst với giá 19,3 triệu USD, Norman Rockwell với giá gần 5 triệu USD...
Đây cũng là nhà đấu giá có nhiều gắn bó với tranh Việt Nam, nhất là các họa sĩ học trường Tây và trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Năm 2006 tại Singapore, Sotheby’s đã bán tác phẩm Nostalgie (Hoài cố hương, 60,5 x 46cm, lụa, 1938) của Lê Phổ (1907-2001) được hơn 300.000 USD. Tính đến nay, đây có thể là tác phẩm đắt giá nhất của Việt Nam tại một phiên đấu giá nghệ thuật chuyên nghiệp.
Và vì gắn bó với tranh Việt, nhưng do chưa có chuyên gia đặc trách “nằm vùng” thực sự, cũng do Việt Nam chưa có cơ quan thẩm định và chứng nhận nghệ thuật, chưa có sàn giao dịch nghệ thuật, chưa có các mô hình đấu giá đúng nghĩa... nên Sotheby’s đã vấp phải những kinh nghiệm “máu xương” vì nạn tranh giả tinh vi.
Một tên tuổi lớn khác là Christie’s, được sáng lập bởi James Christie (1730 - 1803) từ khoảng 1759, nhưng phiên đấu đầu tiên thì vào năm 1766, tại London, Anh quốc.
Ban đầu, đây là một tập đoàn mang tính công cộng, lên sàn chứng khoán của Sở Giao dịch London, từ năm 1973 đến 1999, sau này thì thuộc quyền sở hữu tư nhân của một người Pháp, là Francois Pinault, một doanh nhân có tài sản vào khoảng 16 tỷ USD (năm 2008).

Christie’s có những tác phẩm nghệ thuật và những tư liệu “hàng độc” của Leonardo da Vinci, Vincent Van Gogh, Napoleon Bonaparte, Pablo Picasso, Rembrandt, Diana, Công chúa xứ Wales, Marilyn Monroe... Tính đến 1/2009, Christie’s đã có khoảng 85 văn phòng ở khoảng 43 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thời đỉnh điểm, Christie’s có khoảng 2.200 nhân viên trên toàn thế giới. Nếu tính luôn lĩnh vực bất động sản, họ đã có liên kết với khoảng 900 văn phòng và khoảng 36.000 người môi giới. Từ năm 2007, sự liên kết phức tạp này cho ra tổng doanh thu hàng năm đạt trên 128 tỷ USD.
Đây cũng là nhà đấu giá đã có những đỉnh điểm về giá tác phẩm. Đơn cử như bốn bức tranh của Gustav Klimt được bán với tổng số tiền 192 triệu USD vào năm 2006; năm 2008, một tác phẩm của Claude Monet đã được bán với giá 80,4 triệu USD... Ngoài ra họ cũng đã bán được những tác phẩm quan trọng của Brancusi, Matisse, Mondrian...

 Nói tới các nhà đấu giá nghệ thuật, nhiều người nghĩ ngay đến Christie’s và Sotheby’s, hai nhà đấu giá quy mô, nổi tiếng bậc nhất hiện nay, và tên tuổi họ gắn liền tới các sự kiện đấu giá nghệ thuật thường xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng trên thực tế, các nhà đấu giá nghệ thuật từ xưa tới nay trên thế giới có vô số với một thị trường đấu giá nghệ thuật gần như không biên giới.

Năm 2005, tại Hong Kong, Christie’s đã bán tác phẩm À l’approche du Têt (Sắp Tết, 60 x 47cm, lụa, 1937) của Lê Phổ với giá hơn 100.000 USD. Cũng giống như các nhà đấu giá nghệ thuật chuyên sâu ở châu Âu, đặc biệt ở Thụy Điển, Christie’s nổi tiếng bởi sự kén chọn tác phẩm “đầu vào”, tranh Việt Nam ít có cơ hội xuất hiện trong các phiên đấu giá của họ. Trong hai, ba năm gần đây, do “có trục trặc” với các nhà tư vấn và chứng nhận nghệ thuật “nằm vùng”, và cũng do nạn tranh giả “khủng bố”, tranh Việt đã vắng bóng hoàn toàn trong các phiên đấu giá, đánh mất một cơ hội ngàn vàng mà nhiều khi mất rất nhiều thập kỷ mới tạo dựng được.
Cũng có câu hỏi đặt ra rằng, liệu sẽ có một lúc nào đó thế giới chỉ còn lại “hai anh cả” chuyên về đấu giá nghệ thuật là Christie’s và Sotheby’s? Theo quan điểm của nhiều nhà phân tích lịch sử nghệ thuật thì không, vì những nhà đấu giá khác, nhất là các nhà đấu giá địa phương, dù tên tuổi và tài lực không bằng, nhưng với những hiểu biết thực tế, những phương thức hoạt động có tính đặc thù, họ vẫn luôn phải tồn tại song hành.

* Một số tác phẩm trong bài này đã từng xuất hiện ở các nhà đấu giá khu vực, được giới sưu tập và chuyên gia trong nước nghi ngờ là tranh giả!?

Văn Bảy

Theo Thể thao & Văn hóa



 

5 Họa Sĩ VN Dự Triển Lãm Tranh Quốc Tế Tại Malaysia
TT - Năm họa sĩ VN gồm Nguyễn Thị Tâm, Uyên Huy, Đặng Thị Dương, Cao Thị Được và Nguyễn Như Khôi vừa có mặt tại TP Penang, Malaysia để tham gia triển lãm tranh quốc tế với chủ đề Nghệ thuật, cuộc sống và cái nhìn (Art, life and vision) diễn ra từ ngày 23 đến 26-7-2009. Triển lãm do Tập đoàn Nghệ thuật quốc tế (ArtGroup International) tổ chức, với sự tham gia của 100 họa sĩ xuất sắc đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi họa sĩ mang đến triển lãm một tác phẩm với cái nhìn riêng về nghệ...
Có Một Vùng Sông Nước Trong Tranh
Cùng một thế hệ, sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Long và cùng chọn hội họa để theo đuổi, nhưng hai hoạ sĩ Đặng Can và Chiêu Đồng vẫn có cách riêng của mình để bày tỏ tình yêu của mình đối với một vùng quê sông nước. Năm năm trước, đôi bạn thâm giao này đã lần đầu tiên ra mắt công chúng TP. Hồ Chí Minh bằng một triễn lãm chung tại trụ sở Hội Mỹ Thuật và nay họ lại đứng bên nhau trong triễn lãm "Nét duyên Mekong" ở gallery Phương Mai (khai mạc ngày 28/ 6 tại 129B Lê Thánh Tôn, Q 1)
Triểm Lãm Của “ Họa Sĩ Đồng Nát”
Người xem thích thú với bức tranh Tiếng rao trưa Ảnh: LÊ VÂN Họa sĩ đồng nát - đó là biệt danh mà bạn bè gán cho Lâm Chiêu Đồng . Tranh của ông là những xúc cảm được cóp nhặt từ những tờ tạp chí cũ , bìa tranh ảnh bỏ đi hay đôi khi là miếng xốp vụn , bìa cactông lượm lặt được sau mỗi phiên chợ chiều . Lần này, trở lại với Sài thành , họa sĩ của miệt vườn sông nước Vĩnh Long đã đem đến cho người xem nhiều khoái cảm với triển lãm Một thoáng Mekong. Đây là triển lãm chung của Lâm Chiêu Đồng...
TRIỄN LÃM MỘT THOÁNG MEKONG-Đồng Cảm Về Một Miền Quê
TRIỄN LÃM MỘT THOÁNG MEKONG: Đồng cảm về một miền quê Chú thích hình 25 bức tranh sơn dầu của họa sĩ (HS) Đặng Can và 16 bức tranh dán giấy của HS Chiêu Đồng đã được trưng bày trong cuộc triển lãm chung mang chủ đề Một thoáng Mekong (từ ngày 28/6 đến 7/7/2009 tại Gallery Phương Mai- 129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM). Có nhiều điểm chung giữa hai HS này: cùng sinh trưởng và họat động mỹ thuật tại Vĩnh Long , cùng ở độ tuổi ngòai 50, cách đây hơn 30 năm cùng đến với hội họa từ sự dẫn dắt của HC...
Một Thoáng Mê – Kông
Giữa không khí nóng bức của mùa hè tháng 6 Sàigòn.Không hẹn, các hoạ sĩ thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long,đã có dịp hội tụ nhau tại thành phố Hồ Chí Minh,bằng hai cuộc triển lãm tranh sơn dầu và xé giấy.Một.Tại Bảo Tàng Mỹ Thuật TP.HCM.Triển lãm của hoạ sĩ Phước An đến từ Tiền Giang.Hai.Tại phòng tranh tư nhân Phương Mai.Triển lãm của hai hoạ sĩ Đặng Can và Chiêu Đồng đến từ Vĩnh Long.
Triển Lãm Tranh "Một Thoáng Me Kong"
Trưng bày 30 tác phẩm tranh sơn dầu và dán giấy của các họa sĩ  Đặng Can & Chiêu Đồng. Thời gian : 29/06 – 07/07, 2009.Tại : Phuong Mai Art Gallery.Địa chỉ: 129B Lê Thánh Tôn , Q.1Quí vị có thể xem tranh của các hoạ sĩ Đặng Can & Chiêu Đồng qua trang web sau:
NÉT CỌ SÀI GÒN
Hồ Hữu Thủ, Lê Thanh, Trịnh Thanh Tùng, La Hon là bốn gương mặt cố cựu của hội họa Sài Gòn. Họ đã có tranh triển lãm từ trước 1975 và tiếp tục sống với hội họa từ đó đến nay. Riêng Đỗ Duy Tuấn dù xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế cũng đã trở thành một cái tên khá quen thuộc của làng mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh từ khoảng giữa thập niên 1990. Tranh của họa sĩ Hồ Hữu thủ Tranh của họa sĩ Lê Thanh Ba mươi bức tranh của nhóm năm tác giả này làm nên phòng tranh tại gallery Phương Mai
TRIỂN LÃM TRANH “ NÉT CỌ SÀI GÒN”
: Những rung cảm đẹp Triển lãm Nét cọ Sài Gòn từ 7/3 đến 15/3 tại Gallery Phương Mai (Q.1, TP.HCM) là nơi hội tụ hơn 30 tác phẩm của năm họa sĩ (HS) Hồ Hữu Thủ, La Hon, Lê Thanh, Trịnh Thanh Tùng và Đỗ Duy Tuấn. Các HS này đã có nhiều cuộc triễn lãm tranh trong và ngoài nước từ những năm thuộc thập niên 60 , 70 của thế kỷ trước đến nay. Họ cũng đã sở hữu nhiều giải thưởng hội họa trong nước và quốc tế. HS Đỗ Duy Tuấn sinh truởng tại Huế, tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế, hoạt động Mỹ Thuật ở...
Nét Cọ Sài Gòn Mừng 8/3
Chú thích hình TT&VH) - Hôm qua 7/3, các ông họa sĩ Đỗ Duy Tuấn, La Hon, Lê Thanh, Hồ Hữu Thủ và Trịnh Thanh Tùng đã cùng nhau triển lãm 30 tác phẩm tại gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q1, Tp.HCM). Hầu hết các tác phẩm của năm họa sĩ vẽ về phụ nữ, như một món quà dành tặng ngày 8/3. Đặc biệt các ông họa sĩ này đều thuộc hàng lão làng trong giới mỹ thuật Tp.HCM, người nhỏ tuổi nhất là Đỗ Duy Tuấn cũng sinh năm 1954, ba họa sĩ Lê Thanh, Hồ Hữu Thủ, Trịnh Thanh Tùng cùng sinh năm 1942....
TP.HCM: 3 Cuộc Triển Lãm Tranh Mừng 8-3
Chú thích hình Thứ Bảy, 07/03/2009, 18:45 (GMT+7) * Triển lãm tranh tượng của các họa sĩ nữ TTO - Chiều 6-3, các họa sĩ nữ TP.HCM đã tổ chức triển lãm tranh tượng chào mừng ngày tôn vinh của phái đẹp (ngày quốc tế phụ nữ 8-3) ngay tại trụ sở Hội Mỹ thuật TP (218A Pasteur, Q.3). Với chủ đề "Ấn tượng Nam bộ", triển lãm năm nay đặc biệt hơn các năm trước là do có sự phối hợp của Hội Mỹ thuật VN và Hội Mỹ thuật TP nhân tiến tới chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Mỹ thuật VN sẽ diễn ra tại...
Tre Đỏ Và Làng Quê Bắc Bộ Trong Tranh Nguyễn Bá Tuấn
Chú thích hình TTO - Sau 2 năm, họa sĩ Nguyễn Bá Tuấn lại vào TP.HCM để "khoe" những tác phẩm mới nhất của mình trong triển lãm mang tên "Tre đỏ" (*). Nếu như triển lãm trước (vào năm 2006, tại gallery Lotus) anh mang cả đồng bằng Bắc bộ vào Nam, thì lần này, cũng với đề tài ấy, nhưng các tác phẩm của anh đã có sự chắt lọc, tinh tế và có chiều sâu hơn. Mỗi bức tranh là khoảnh khắc bất chợt với hoàng hôn đỏ rực một bờ tre, những chiếc vó, đụn rơm mờ hoặc trong đêm trăng thanh vắng, hay những...
Lê Minh - NGỌT NGÀO SÀI GÒN NAM BỘ
Tranh của Họa sĩ Lê Minh Trường Mỹ nghệ Thực hành là cái nôi đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ của miền Nam trước khi có Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định, tiền thân của trường đại học Mỹ Thuật TP. HCM ngày nay. Triển lãm đầu tiên của Lê Minh cách nay đã trên nửa thế kỷ tại Sài Gòn ngày trước, khi ông vừa tròn đôi mươi và mới tốt nghiệp trường Mỹ nghệ Thực hành Gia Định. Không chỉ vẽ tranh, Lê Minh còn làm báo, là một cái tên khá quen thuộc trong số những họa sĩ trình bày và minh họa...
HỒ HỮU THỦ - MỘT MỸ CẢM SIÊU THOÁT
Nguyễn Viện Thấm nhuần tinh thần phật giáo với một tâm thế hòa bình, Hồ Hữu Thủ đã hóa giải được mọi xung động bên trong cũng như ngoài để chỉ còn là một tâm hồn thuần phác và mẫn cảm trước cái đẹp. Bởi thế tranh của Hồ Hữu Thủ đa sắc, giàu nhịp điệu nhưng vẫn toát ra một niềm dịu dàng và thơ mộng. Hội họa là một trò chơi của một tâm hồn vắng lặng đầy sự thật và được biểu hiện qua những ẩn ngữ của mọi người đang có, đang khao khát, thứ dấu ấn tinh khiết vụt mở ra làm ta ngạc nhiên trong say...
HỒ HỮU THỦ - “Ý Tưởng Là Rác. Sáng Tạo Phải Như Đóa Hoa Đang Nở”
Phan Hoàng Chú thích hình Nổi danh trong làng hội họa Sài Gòn từ trước năm 1975, đến nay họa sĩ Hồ Hữu Thủ vẫn rất sung sức trong sáng tạo bằng một tâm thức thiền . Đặc biệt, ông đạt nhiều thành tựu về tranh sơn mài trừu tượng, chinh phục cả những người thưởng ngoạn khó tính trong và ngoài nước. Dù đã nhiều lần gặp gỡ và xem tranh của họa sĩ Hồ Hữu Thủ từ hơn 15 năm trước, nhưng đến bây giờ tôi mới có dịp thực hiện cuộc phỏng vấn ông tại phòng tranh. Trong thời tiết lành lạnh của một chiều...
HỒ HỮU THỦ VÀ THẾ GIỚI MỘNG ẢO
Trần Nhựt Tâm. Huyền bí Trên những nẻo đường sáng tạo, có nhiều họa sĩ ôm choàng lấy hiện thực để nuôi dưỡng tâm hồn, nhưng có người lại để cho mộng ảo tuôn trào mà nuôi hiện thực. Hồ Hữu Thủ rơi vào trường hợp thứ hai. Nhiều bức tranh phản ánh bao khắc khoải của những tâm hồn chới với, những tiếng kêu nghẹn ngào của tin yêu đã vụt tắt, nhưng cũng có những bức tranh-là-bến-hẹn-muôn-đời-của-nhạc-và-thơ, phản ánh một tâm-hồn-làm-miền-cư-ngụ-thái-hòa-cho-mộng-ảo. Hồ Hữu Thủ cũng rơi vào trường...
ĐÔI MẮT VÀ 50 NĂM VẼ
Phan Vũ Họa sĩ Trịnh Thanh Tùng 1.Tôi luôn bị ám ảnh về đôi mắt của Trịnh Thanh Tùng. Từ năm 1990, một màn sương đã che phủ mắt trái của anh. Thanh Tùng sang Mỹ, được một hội đồng y khoa trong một hội nghị quốc tế về mắt hội chẩn và kết luận anh bị thoái hóa hòang điểm mắt trái, không chữa được. Liên tiếp trong những năm sau đó, anh đã được điều trị, phẫu thuật với các bác sĩ có tiếng của Sài gòn nhưng mắt trái vẫn vô dụng và mắt phải cứ ngày một mờ dần. Nguyên nhân có thể là từ năm 1965,...
Từ Trường Vẽ Gia Định Đến Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chú thích hình Vào những năm đầu thế kỷ 20, ở Việt Nam một loạt các trường mang hình dáng mỹ thuật ra đời. Tuy nhiên, trong thời gian này đất nước đang nằm trong ách thống trị của thực dân Pháp. Vì thế mà ngay cả con người, vận mệnh của đất nước còn chìm nổi và bấp bênh thì nghệ thuật cũng khó định hình để phát triển. Ở thời kỳ này, các trường Mỹ thuật được thực dân Pháp thành lập với ý đồ thống trị lâu dài của chúng, vì thế mà các trường được lần lượt ra đời trong một khoảng thời gian rất...
TRƯỜNG VẼ GIA ĐỊNH – ĐẠI HỌC MỸ THUẬT Tp.HCM
KỶ NIỆM 1913----95 năm----2008 Chú thích hình I.- KHƠI DÒNG: Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước VIỆT NAM, tổ tiên chúng ta đã đổ biết bao nhiêu máu đào để bảo vệ non sông và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đặc thù và độc lập. Bên cạnh lịch sử chiến đấu để sinh tồn, CÁI ĐẸP vẫn được cha ông ta thể hiện trong từng thời kỳ qua các di chỉ khảo cổ và di tích văn hóa. Trong bước đường mở cõi về phương Nam, những điạ danh như: Đồng Nai, Bến Nghé, Bình Dương, Sài Gòn, Gia Định..v..v…vẫn in đậm vết...
Tranh Lê Phổ “Ở Đâu”?
? Danh họa Lê Phổ Như TT&VH đã phản ánh về 2 cuộc đấu giá tranh tại Singapore vừa qua, diễn ra cùng thời gian với Art Singapore 2008 - tại đó, tranh Lê Phổ tuy rớt giá, nhưng bức cao nhất trong số 4 bức được bán vẫn đạt trên 33 ngàn USD. Tranh Lê Phổ hiện giờ ở đâu? - câu hỏi tưởng chừng đơn giản, nhưng xét lại, cũng không dễ trả lời. Trong suốt cuộc đời hội họa của mình, ông vẽ thuộc diện nhiều nhất trong các họa sĩ thành danh của Việt Nam thời kỳ đầu, với hàng ngàn bức. Vậy nhưng, hiện tại...
Họa Ảnh Việt Nam - Bức Tranh Độc Đáo Trên Sàn Đấu Giá
Tại cuộc đấu giá của nhà Borobudur diễn ra hôm 11 và 12/10 vừa rồi tại Singapore, trong đề mục Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại Đông Nam Á, tác phẩmVietnam Pictorial (Họa ảnh Việt Nam, sơn dầu trên bố, 275 x 200cm) của Thân Lượng (Shen Liang) thuộc số thứ tự 180, có giá sàn từ 28.571 đến 42.857 USD. Bức tranh được giới thiệu là một tác phẩm rất đặc biệt về đề tài nữ bộ đội Việt Nam trong thời chiến tranh, được nhìn bởi một người nước ngoài trẻ tuổi, và có giá khởi điểm rất cao. 1. Thân...