• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
Vài Cảm Nhận Về Cái Động Trong Một Số Tranh Tĩnh Vật Ở Việt Nam
Trần Ngọc Vân

 

Tĩnh vật là một thể loại tranh tương đối mới so với mỹ thuật truyền thống của dân tộc ta. Trước thế kỷ 20, ở Việt Nam tranh tĩnh vật chưa có một sự tồn tại độc lập với ý nghĩa là một thể loại tranh riêng biệt. Trong mỹ thuật dân gian, chủ yếu của dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống, “Ngũ quả” là một trong những tranh tĩnh vật hiếm hoi còn thấy được. Ngoài ra còn có dạng tranh tứ bình (mai, lan, cúc, trúc) cũng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, có thể nói tranh tĩnh vật như một thể loại chỉ thực sự xuất hiện và phổ biến ở nền hội họa hiện đại. Trước khi Trường Mỹ thuật Đông Dương ra đời một vài tác giả Việt Nam cũng đã vẽ tranh tĩnh vật, tuy điều này về mỹ cảm khác với quan niệm truyền thống. Tranh sơn dầu “Tĩnh vật” của Nam Sơn vẽ năm 1923 là một trong những bức tranh như vậy.
Tác phẩm “Lọ hoa” của Lê Phổ (1907 – 2001), diễn tả một lọ hoa màu trắng với những bông hoa và lá trên nền phông màu vàng đậm theo phong cách xưa cũ, thể hiện bằng màu nước trên nền lụa tơ tằm là một sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa mảng và nét, giữa những sắc độ tinh tế của màu kết hợp với những vệt màu chấm phá theo lối tranh thủy mặc, gợi sự rung động huyền ảo trong không gian hội họa giữa thực và hư.


Phạm Hậu là một nghệ sĩ nổi tiếng về tranh sơn mài với tinh thần khác hẳn tranh của Nguyễn Gia Trí, người đã dùng kỹ thuật sơn mài thể hiện thật tuyệt vời những cảm hứng mộng mơ của mình, thì ông lại là người diễn tả rất tinh vi với màu sắc hài hòa, tạo nên nhiều tác phẩm có tính chất trang trí rất đẹp, bức tranh sơn mài “Gió mùa hè” (1940), diễn tả cơn gió thổi qua hồ sen. Hòa sắc của tranh là màu đặc trưng sơn mài truyền thống: màu đỏ đậm của nền gợi đến cảm giác nóng nực, đồng thời tạo độ sâu của đêm. Nhịp điệu nghiêng ngả và màu sáng nổi bật của những cánh sen gợi tả cái lung linh, sinh động như vũ điệu ánh trăng trên những cành hoa sen. Tất cả những đối tượng được miêu tả trong tranh cùng chao nghiêng về một hướng trước ngọn gió, cái động của tranh được họa sĩ nhấn mạnh thêm bằng những cánh hoa rơi rụng bay theo gió, con chuồn chuồn mỏng manh đang cố gắng bay đậu vào cành hoa sen. Đây có lẽ là một trong những bức tranh thành công ở thể loại tĩnh vật theo dạng tranh hoa điểu – thảo trùng của phương Đông cổ họa trong buổi đầu hình thành nền hội họa Việt Nam hiện đại.

 

Giai đoạn sau của nghệ thuật Việt Nam, nhất là từ năm 1954 đã phát triển một cách mạnh mẽ, trong đó có mảng tranh tĩnh vật. Tranh sơn mài “Tĩnh vật” của Lê Huy Hòa tuy là một bức tranh nhỏ nhưng có dấu ấn rất lớn cho thể loại này giai đọan thập niên 60 thế kỷ trước. Với không gian chật và đơn giản, cái động và tĩnh trong tranh được thể hiện qua sự tinh tế và chắt lọc của hình theo ngôn ngữ hội họa phương Đông. Những nét mảnh và rối của cánh hoa màu trắng chuyển động trong cái khung tĩnh của chiếc ghế tre, đường cong của chiếc bình ẩn trong hình vuông của ghế và thổ cẩm, tạo ra từng cặp đối xứng giữa tĩnh và động làm thành một không gian vừa lặng lẽ vừa vui tươi. 
Ở phía Nam, tranh tĩnh vật cũng rất phát triển vì tính trang hoàng, nhẹ nhàng của chúng phù hợp với thị hiếu công chúng. Nguyễn Văn Rô là một họa sĩ sơn mài tên tuổi, trong số ít bức tranh còn lại của ông, bức “Tĩnh vật” là một bức tranh đẹp. Những cái ly thủy tinh trong không gian đặc trưng của then và vàng, cái động được thể hiện bằng những nét mảnh của ly trên nền lặng lẽ sâu thẳm của màu đen. Động và tĩnh ở trong tranh này nằm trong cái quý của chất liệu.

Nghệ thuật Cách mạng Việt Nam cũng hình thành và phát triển với tất cả những tâm huyết và sức trẻ của các thế hệ nghệ sĩ, những người lính vừa cầm súng vừa cầm bút vẽ. Có thể đơn cử ở đây trường hợp của họa sĩ Lê Trí Dũng với tranh tĩnh vật “Chân dung người lính”. Trên nền vải “toan” thô, không sơn lót, giữa những bệt màu đỏ sẫm như máu là những vật dụng quen thuộc của người lính: ba lô con cóc, mũ tai bèo, đôi dép cao su, chiếc thắt lưng quấn lấy cái bi đông tróc sơn gắn với con dao găm mòn lưỡi. Đặc biệt có khẩu tiểu liên AK47 rỉ sét, đứng tựa vào balô, báng súng vỡ toác, chốt cắm luỡi lê gãy cụt. Phương pháp xử lý chất liệu sơn dầu bằng kỹ thuật trét những bệt màu dầy (en pleind), chắc, khỏe, chủ yếu bằng dao, vẽ như trát vữa, màu đơn sắc chủ yếu là xanh và đen tương phản mạnh mẽ với những bệt màu đỏ bao bọc xung quanh hệ thống hình tượng, nhất quán và hợp lý, rất phù hợp với ý tưởng và nội dung bi tráng của tác phẩm, tạo nên sự đồng cảm, xúc động cho người xem.

Sự vững tin vào chiến thắng tạo nên tinh thần lạc quan, dù trong mọi hoàn cảnh của chiến tranh, người nghệ sĩ – chiến sĩ cách mạng Việt Nam vẫn phát hiện ra những vẻ đẹp độc đáo, lãng mạn. Tranh khắc gỗ theo phong cách dân gian “Phía sau trận đánh” của Đinh Lực, thể hiện một cây đàn được làm từ những mảnh bom, lọ hoa được làm từ quả bom bi và chậu trồng hoa là chiếc nón lính Mỹ, từ đây những bông hoa mọc vút lên như ánh sao trong bầu trời đầy mây trắng, như khát vọng được sống trong hòa bình.

 

Từ 1975 đến nay, nền mỹ thuật Việt Nam đã trưởng thành và phát triển mạnh. Nhiều xu hướng nghệ thuật xuất hiện, nhiều tác giả – tác phẩm có giá trị ra đời trong không khí sôi động của các hoạt động mỹ thuật. Trong số đó tất nhiên phải kể đến những tác phẩm về đề tài tĩnh vật.
“Ngũ quả” là một đề tài thường được nhiều họa sĩ yêu thích trong khi vẽ tĩnh vật. Vẻ đẹp của các loại trái cây khơi nguồn cảm hứng cho việc sáng tác. Và hơn thế nữa, người Việt Nam là những cư dân của vùng nhiệt đới, quanh năm bốn mùa hoa trái … vốn chịu ảnh hưởng triết lý “Tam tài - Ngũ hành”. Tác phẩm “Tĩnh vật” của họa sĩ Phạm Văn Đôn sử dụng những nét đen trong tranh - vốn là yếu tố đặc trưng của tranh khắc gỗ truyền thống – rất hiệu qủa: khỏe nhưng cũng không kém sự mềm mại, tự nhiên, vừa có tác dụng định hình, vừa làm vai trò liên kết các màu, nhất là những màu nguyên sắc; làm tăng cái “động” của tranh, tạo nên sự rộn ràng rạo rực của ngày Tết; gợi cho ta một cảm giác mộc mạc thân quen,thường vẫn gặp trong tranh Đông Hồ! 
Ngoài sự nổi tiếng của loạt tranh Phố Phái, thế giới hội hoạ của Bùi Xuân Phái cũng tạo ấn tượng mạnh với những tác phẩm về đề tài tĩnh vật. Ông phát hiện những điều tinh tế, rất cảm xúc trong cái bình dị, thường nhật mà mọi người hay dễ dàng bỏ qua, mặc dù chúng luôn nằm trong tầm nhìn cảm thụ. Trong tranh của ông, bồng bềnh những thực và hư,, dường như ông đã tạo nên sự kết nối không gian với thời gian. Ông đọc những tâm sự của chiếc đèn dầu, ống điếu thuốc lào nghiêng ngả trong hoà sắc xám được sử dụng một cách tinh tế. Loạt tranh về ống điếu hút thuốc lào với những biến tấu khác nhau tạo cho người xem mối đồng cảm suy ngẫm vào tâm tư của chính bản thân mình. Chỉ với những vật tĩnh rất bình thường, nhưng ở trong tác phẩm của ông, nó đã nói lên lịch sử  và thân phận của con người, với nắng mưa và thời gian, niềm vui và nỗi buồn và những dấu ấn của kỷ niệm.

Họa sĩ Đường Ngọc Cảnh rất có duyên với nghệ thuật tranh khắc. Ông thường gởi gắm lòng mình vào tranh tĩnh vật như với bức “Hoa lan y” được khắc thạch cao, ông đã tạo nên một bức tranh tĩnh vật rất động, có hồn, vừa đẹp về nghệ thuật, vừa gần gũi với tâm tình người Việt, đặc trưng trong tinh thần nghệ thuật Á Đông.
Tranh của Trần Lưu Hậu có cái nhìn hội họa lãng mạn, tươi sáng và trẻ trung.Với chất liệu có khi là bột màu, đôi lúc là sơn dầu, trong tay ông là một bảng màu phong phú, sự tương phản với những tiết điệu khoáng hoạt; dùng những nét to, thô làm tăng nhịp điệu mạnh mẽ cho bức tranh, gây ấn tượng trong trẻo, hồn nhiên, vừa tĩnh lại vừa động làm vui mắt người xem, nên tác phẩm của ông tựa như những cuộc lễ hội tươi vui, sinh động của màu sắc. Tâm hồn Trần Lưu Hậu thể hiện qua hội họa của ông dung dị, khỏe khoắn. Tranh của ông như một bữa tiệc của màu sắc, tự chúng chuyển động, tạo ra không khí cho bức tranh, vượt qua ranh giới của hình. 
Trần Khánh Chương là người năng động, tự tin trên cuộc hành trình tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật, ông luôn vượt chính mình để tự khẳng định qua nhiều tác phẩm với chất liệu khác nhau từ gốm đến khắc gỗ, khắc thạch cao, vẽ giấy gió, sơn dầu … Xem loạt tranh “Hoa” của ông, có bút pháp giàu tính động, biểu cảm, thiên về gợi tả, với chất liệu tempera của phương Tây, và lụa – một chất liệu nền thông dụng của phương Đông tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo với một hình thức mới cho nghệ thuật lụa hiện đại. 

Hứa Thanh Bình rất thành công trong bức sơn dầu “Ngựa giấy”, bằng kỹ thuật vẽ màu dày, với bút pháp mạnh mẽ, sinh động, giàu cảm xúc. Chỉ với hình ảnh con ngựa giấy hàng mã, tác giả đã tạo bất ngờ về cái động của tác phẩm, cho người xem bằng thủ pháp sử dụng các mảng màu xám lung linh, phóng khoáng trong chủ sắc trắng, cuồn cuộn trải rộng khắp mặt tranh kết hợp với sự định hình của tự nhiên. 
Lê Anh Vân là một họa sỹ sáng tác khỏe, với cách xử lý bố cục thông minh, gọn và chắc chắn, những hình tượng nghệ thuật tự nhiên, đơn giản, súc tích, giàu sức biểu cảm và gợi tả, mang nhiều ý nghĩa tượng trưng sâu sắc chứng tỏ sự uyên thâm trong kiến thức hội họa. Cái động trong bức tranh sơn dầu “Không gian tĩnh” là sự tương phản có chủ ý rõ ràng giữa ý tưởng và hình thức thể hiện, giữa những hình ảnh đàn chim đang đậu trên con bù nhìn, tạo tiền đề cho người xem liên tưởng đến nhiều cặp phạm trù khác nhau có tính chất biểu tượng trong cuộc sống. Dùng những vệt màu đa sắc gợi tả tiếng gió, tiếng vỗ cánh của chim khi bay đến đậu lên con bù nhìn trong không khí xôn xao của tác phẩm để diễn tả sự yên tĩnh. Sự yên tĩnh dường như là do vắng bóng con người, chứ không phải thiên nhiên đang tĩnh lặng.

 

Nói đến lịch sử tranh tĩnh vật Việt nam từ sau năm 1975 đến nay, không thể không nhắc đến tên của 2 họa sỹ vẽ tả thực rất điêu luyện là Lê Huy Tiếp và Đỗ Quang Em. Tác phẩm “Eva trở về” được thể hiện bằng chất liệu sơn dầu theo thể loại tranh tĩnh vật với phong cảnh và động vật (biển và con mèo) của Lê Huy Tiếp. Tranh của ông rất hóm hỉnh trong cách đặt vấn đề và sử dụng hình tượng nghệ thuật, dẫn dắt sự tưởng tượng của người xem theo hướng nhìn của con mèo ra bên ngoài tranh, rồi sau đó quay trở lại những vật tĩnh ở phần chính giữa bức tranh, để hiểu ra ý nghĩa của nó. Xử lý hình tượng nghệ thuật với trang phục và vật dụng là của một cô gái hiện đại, họa sỹ đã kết hợp quan niệm ý tưởng động – kết cấu mở trong nghệ thuật Á Đông với hình thức thể hiện tả chân của phương Tây, tạo nên sức gợi tả cho tác phẩm.
            
Đỗ Quang Em ưa cái đẹp của sự nghiêm trang trong cái tranh tối tranh sáng của sự vật. Đề tài trong tranh tĩnh vật của ông là những vật rất bình dị: viên gạch cũ, chiếc đèn dầu, cái bình gốm, chõng tre… Không gian hội họa trong tranh của ông lặng lẽ, suy tư. Với kỹ thuật tả chân điêu luyện, sử dụng kỹ thuật phủ màu tạo mặt phẳng tranh mịn, trơn láng, có độ chính xác tương đương với ảnh chụp. Bức tranh “Cái bóng” bằng chất liệu sơn dầu, tả những chiếc lá tre khô như diễn tả sự rung động tinh tế trong tâm hồn tác giả. Cái động trong tác phẩm này chính là cái động trong sự liên tưởng của người xem với ánh sáng và bóng tối trong tranh tạo nên nhịp điệu quay vòng, cũng là biểu hiện ý tưởng vòng luân hồi sáng tối. Một thế giới đậm đặc chất Thiền phương Đông với những đường cong của ấm nước, những cái bóng phía sau tương phản với đường gẫy khúc của nhánh lá tre khô dường như đang run rẩy trong không gian tịch mịch, một không gian hội họa tĩnh vật cổ điển châu Âu thế kỷ 17, 18.

Cùng các nghệ sỹ vừa kể trên và nhiều người nữa không thể nêu hết ở đây, dù mỗi người mang một phong cách, theo đuổi nghề nghiệp với mục đích không giống nhau, đều đã đóng góp những tìm tòi khám phá khác nhau cho thể loại tranh tĩnh vật Việt Nam. Tác phẩm của họ phản ánh một lịch sử lâu dài của hội họa Việt Nam, cùng  tính chất năng động của thời đại trong sự kế thừa và phát huy truyền thống hội họa dân tộc. Và có lẽ, đó chính là sự thu hút người xem, nguồn lực làm nên sức mạnh biểu cảm rất động trong tranh của họ. 
T.N.V.
Họa Sĩ Đinh Gia Thắng: Mẹ Như Mọc Lên Từ Non Sông Đất Nước...
(TT&VH) - Ngày 10/12 vừa qua, Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ (xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã từ trần, thọ 106 tuổi. Với 9 người con của mẹ, cùng 2 người cháu ngoại và một người con rể hy sinh cho cách mạng, mẹ Thứ đã trở thành một biểu tượng sừng sững về những cống hiến, hy sinh to lớn của các bà mẹ Việt Nam trong chiến tranh. Không phải ngẫu nhiên mà họa sĩ Đinh Gia Thắng đã lấy nguyên mẫu từ mẹ Thứ để sáng tác tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng đang được xây dựng...
Tranh Của Họa Sĩ Lương Xuân Nhị Lên Sàn Đấu Giá Tại Pháp
Văn Bảy TT&VH) - Mấy tuần nay, một nhà đấu giá địa phương ở Pháp là Interencheres đang rao bán tác phẩm Mùa Đông (mực và bột màu trên lụa, 36,5x31cm) của Lương Xuân Nhị (1913-2006) với giá khởi điểm từ 10.000 đến 15.000 euro. Phiên đấu tác phẩm này sẽ diễn ra từ lúc 14h30 ngày 12/12 tại Pháp, chi tiết có thể xem tại website: www.interencheres.com. Theo chuyên gia thẩm định là bà Flore de Bonneval của văn phòng bản quyền tại Paris thì tác phẩm này được tác giả vẽ vào khoảng 1937-1938 tại Hà...
Triển Lãm Nghệ Thuật " Sắc Màu Quê Hương: Đông Và Tây"
Triển lãm nghệ thuật " Sắc màu Quê Hương: Đông và Tây" Chú thích hình Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung...
Hoàng Trầm Vẹn Cả Hai Vai: Dạy Và Vẽ
(TT&VH) - Sáng nay, 20/11, Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM tổ chức lễ chúc mừng họa sĩ Hoàng Trầm cùng các họa sĩ Nguyễn Văn Hoàng và Huỳnh Văn Mười (họa sĩ Uyên Huy) - 3 nhà giáo của trường vừa được nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân. Cũng trong dịp này, triển lãm cá nhân đầu tiên của lão họa sĩ 82 tuổi có tên Hội họa Hoàng Trầm khai mạc lúc 10h30 ngày 20/11/2010 tại Applied Arts Center (5 Phan Đăng Lưu, TP.HCM). Triển lãm giới thiệu 194 tác phẩm, gồm 31 sơn dầu và sơn mài, 5 khắc gỗ, còn lại là...
“Miên Man” Trong Từng Khoảnh Khắc
TIẾP NỐI MẠCH CẢM XÚC TỪ CUỘC TRIỂN LÃM CÁ NHÂN " BẢN NĂNG" (2009), HỌA SĨ LA NHƯ LÂN LẠI DẪN ĐƯA NGUỜI XEM TỚI MỘT LỌAT TÁC PHẨM MỚI CÓ TIÊU DỀ CHUNG " MIÊN MAN" TẠI GALLERY PHƯƠNG MAI (129B LÊ THÁNH TÔN, QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH), TỪ NGÀY 14 ĐẾN 20/11.
Họa Sĩ La Như Lân “Miên Man” Nhờ Cha
(TT&VH) - Sinh năm 1975, La Như Lân thuộc lớp họa sĩ trẻ của TP.HCM. Ngày 14/11 tới đây, tại Gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM), họa sĩ trẻ này có cuộc triển lãm mang tên Miên man trưng bày 20 họa phẩm mới nhất của anh. Năm 2008, cũng tại Gallery Phương Mai, họa sĩ trẻ này có cuộc triển lãm cùng với cha mình - họa sĩ cao niên La Hon. La Như Lân chia sẻ, anh đến với hội họa do cha là họa sĩ và bản thân anh cũng có năng khiếu hội họa từ nhỏ.
Triển Lãm Nghệ Thuật " Miên Man"
Triển lãm Nghệ Thuật Miên Man Chú thích hình Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung...
Cuốn Sách Về Những Bức Tranh Vô Giá Của Hội Họa Việt Nam
Sách có tên Những tác phẩm quan trọng và vô giá của hội họa Việt Nam hiện đại, do Phan Cẩm Thượng và Nguyễn Anh Tuấn biên soạn (NXB Mỹ Thuật, 2010) dựa theo một sưu tập tranh của ông Tira Vanichtheeranont, một nhà sưu tầm mỹ thuật người Thái Lan. Theo tiến sĩ Nora A. Taylor, giáo sư môn Lịch sử mỹ thuật Đông Nam Á tại Học viện mỹ thuật Chicago, sưu tập tranh với những bức tranh quan trọng và vô giá đó đã tập hợp được một lượng tranh lớn, có hệ thống, đem đến một cái nhìn mạch lạc
5 Họa Sĩ Được Trao Giải Thưởng Mỹ Thuật VN 2010
H.ĐIỆP TT - Sáng 17-9, tại Nhà triển lãm mỹ thuật (16 Ngô Quyền, Hà Nội) đã diễn ra lễ trao Giải thưởng mỹ thuật 2010 của Hội Mỹ thuật Việt Nam cho năm tác giả thuộc năm khu vực. Năm tác giả và tác phẩm được trao giải năm nay gồm: Nắng gió Trường Sa (sơn dầu, Lê Văn Nhường, Thừa Thiên - Huế); Chân dung thiếu phụ Dao (gỗ, Nguyễn Lưu, Vĩnh Phúc); Những đứa con Tây nguyên (khắc gỗ, Vũ Đình Tuấn, Hà Nội); Không còn ước mơ (sơn dầu, Nguyễn Thái Thăng, Hà Nội) và Chân dung (tổng hợp, Văn Ngọc, Bà...
Họa Sĩ Dương Sen: Mỗi Người Một Suy Nghĩ Mà!
(TT&VH) - Chiều ngày 2/8, tại Hội Mỹ thuật TP.HCM đã diễn ra triển lãm cá nhân lần thứ 9 của họa sĩ Dương Sen. Triển lãm trưng bày 45 tác phẩm sơn dầu, đa phần được Dương Sen sáng tác từ tháng 3/2010. Mỗi người một suy nghĩ là chủ đề của triển lãm này lấy từ một bức tranh cùng tên. Dương Sen giải thích: Trong cuộc sống ai cũng có ước mơ, suy nghĩ riêng của mình. Như bức tranh Mỗi người một suy nghĩ diễn tả người đạp xích lô và người khách trên chiếc xích lô, cả hai người đều có suy nghĩ...
Lê Thánh Thư Tham Dự Triển Lãm Quốc Tế Tại Thái Lan
Họa sĩ Lê Thánh Thư (TT&VH) - Vào lúc 14h ngày 31/7, phòng tranh Akko Art (Bangkok, Thái Lan) sẽ khai mạc triển lãm nghệ thuật đương đại tại BACC (Trung tâm văn hóa và Nghệ thuật Bangkok). Triển lãm quy tụ 13 họa sĩ Thái Lan, 4 họa sĩ Nhật Bản và 2 họa sĩ Việt Nam - người kia là họa sĩ Uyên Huy (Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM). Những tác phẩm mà Lê Thánh Thư trưng bày trong triển lãm này tiếp nối phong cách mà anh đã thể hiện tại triển lãm cá nhân hồi tháng 12/ 2009 tại TP.HCM. Lê Thánh Thư...
Ấm Áp, Rộn Ràng "Màu Phương Nam"
CÁC HỌA SĨ DƯƠNG SEN, LÊ XUÂN CHIỂU, LƯƠNG KHÁNH TOÀN VÀ NGUYỄN ĐĂNG KHOÁT ĐỀU SINH TRƯỞNG TẠI MIỀN BẮC, VÀO PHƯƠNG NAM LẬP NGHIỆP VÀ ĐỀU CÓ CHỖ ĐỨNG TRONG LĨNH VỰC TRANH SƠN MÀI. LẤY TÊN CHO NHÓM CỦA MÌNH LÀ MÀU PHƯƠNG NAM , HẰNG NĂM HỌ ĐỀU TỔ CHỨC TRIỂN LÃM RIÊNG CHO NHÓM KHI Ở MIỀN BẮC, LÚC Ở PHÍA NAM. Năm nay triển lãm Màu Phương Nam lần thứ 7 được tổ chức tại Phương Mai gallery (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM, từ 26/6 đến 4/7)
Triển Lãm Nghệ Thuật "Màu Phương Nam VII"
Triển lãm Nghệ Thuật Màu Phương Nam VII Chú thích hình Chú thích hình Trưng bày 40 tác phẩm tranh sơn mài chọn lọc Của bốn họa sĩ tên tuổi Dương Sen Lê Xuân Chiểu Lương Khánh Toàn Nguyễn Đăng Khoát Thời gian : 26/06 04/07, 2010. Tại : Phuong Mai Art Gallery Địa chỉ: 129B Lê Thánh Tôn , Q.1 Quí vị có thể xem tranh của Các hoạ sĩ trên Qua trang web sau: www.vietnam-art.com.vn.
Chào Mừng Quí Khách Đến Với Phòng Tranh Phuong Mai Online.
Phòng tranh Phưong Mai, được thành lập từ năm 2004, là nơi trưng bày những tác phẩm hội họa đương đại của các họa sĩ đã thành danh như La Hon, Hồ Hữu Thủ, Tôn Thất Bằng, Đỗ Duy Tuấn, Đặng Can, Lê Xuân Chiểu, Dương Sen, …với nhiều trường phái và thể loại khác nhau trong đó, tranh sơn mài và sơn dầu là 2 mảng nghệ thuật chính. Ngoài ra còn có những tác phẩm mới nhất của những họa sĩ trẻ  tại Việt Nam.
Trừu Tượng.vn@...
(TT&VH Cuối tuần) - Khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập năm 1925 tại Hà Nội bởi V.Tardieu, đồng liêu của H.Matisse, một chủ soái của modernism thì cuộc chiến giữa nghệ thuật hiện đại và nghệ thuật hàn lâm đã im tiếng súng. Modernism đã ca khúc khải hoàn. Tuy nhiên nhịp giao thoa của mỹ thuật Việt Nam với các trào lưu phương Tây thường chậm khoảng nửa thế kỷ. Ở trường Mỹ thuật Đông Dương các nghệ sĩ Việt thực hành các nguyên lý hàn lâm cổ điển châu Âu và những người tiên...
Một Thế Kỷ Trừu Tượng
Chuyên đề: Hội họa trừu tượng 100 năm Theo chiết tự Hán-Việt, trừu tượng có thể được hiểu như sau: trừu, nghĩa là giữ lại; tượng, nghĩa là hình ảnh; vậy thì hội họa trừu tượng là một kỹ thuật, một thao tác nhằm giữ lại những hình ảnh để nó không đi vào trong tác phẩm. Những hình ảnh này có thể đến từ bất cứ thứ gì: thiên nhiên, hiện thực, tư tưởng, tình cảm... Nhiều nghiên cứu ở phương Tây cho rằng, qua các tác phẩm như Bùa (Le Talisman, 1888) của P.Sérusier, Cánh đồng lúa mì với quạ (Les...
Triển Lãm Tranh Việt Nam Tại Hàn Quốc
TT - 100 bức họa của 25 họa sĩ, trong đó có những tên tuổi lớn của hội họa Việt Nam như Dương Bích Liên, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Trần Văn Cẩn, Linh Chi, Lưu Văn Sìn... đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật thành phố Busan (Hàn Quốc) trong khuôn khổ Triển lãm nghệ thuật đương đại Việt Nam tại Hàn Quốc.
Họa Sĩ Nguyễn Đình Đăng Triển Lãm Tại Nhật
TT - Triển lãm các tác phẩm sơn dầu chọn lọc từ năm 1997-2009 mang tên Opus 7 của Nguyễn Đình Đăng đang được tổ chức tại Fazioli Piano Showroom & Art Gallery (Tokyo, Nhật Bản) từ ngày 29-3 đến 29-5. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ bảy của Nguyễn Đình Đăng tại Nhật. Chú thích hình Chú thích hình ...
3 Họa Sĩ Vẽ Chung Bức Tranh Dài 9m
Văn Bảy Chú thích hình Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung...
3 Họa Sĩ Sài Gòn Tìm Ký Ức Qua Triển Lãm "Dấu Vết"
Thất Sơn Chú thích hình Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung...