• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
Vị Trí Nào Dành Cho Nền Hội Họa Hôm Nay ?

 

Điều lặp đi lặp lại khá nhàm tai của người Pháp: nền hội họa đang tụt dốc như một cái trục lăn, điều tồi tệ là nó đã chết và được chôn vùi từ lâu. Nếu đi sâu vào chi tiết để mổ xẻ thì ta có một danh sách rất dài các vấn đề mà các họa sĩ đương đại cần giải quyết .Đó là tâm lý trầm uất đã được họ thể hiện về mặt nghệ thuật. Sự phát triển tiềm năng của ngành video, nhiếp ảnh, nghệ thuật sắp đặt và trình diễn cho ta cảm giác đã đi đến sự kết thúc của nền hội họa. Việc nghiên cứu vấn đề này thật buồn nản, hay nói đúng hơn đấy là một công việc đầy gai góc. Không nơi nào khác nền hội họa lại đưa ra những tiên liệu như vậy. Những họa sĩ trẻ người Mỹ, Đức, Anh và Trung Quốc chẳng bao giờ tự hỏi xem nghệ thuật của họ còn sống hay đã chết, miễn là họ vẫn khỏe mạnh và bán được tranh.Trái lại ở nước Pháp, cả một thế hệ họa sĩ tự nhận thấy cần phải chối bỏ cuộc sống nghệ thuật của mình, dẫn đến sự thu mình, biệt lập của hội họa.

Ngày hôm nay, trong hàng ngũ của họa sĩ có sự rục rịch phản đối nhận định trên. Với họ hội họa không vực dậy từ đáy mồ, bởi vì nó chưa bao giờ chết và như vậy nó đã thoát khỏi sự biệt lập. Đúng vậy, vì nền hội họa không chỉ thuộc vào các họa sĩ, cũng như ngành video không chỉ thuộc các chuyên viên truyền hình, hoặc nhiếp ảnh không chỉ thuộc các nhiếp ảnh gia. Cụ thể như ngày nay, hội họa được thể hiện bởi các họa sĩ như Loris Greaud, Jim Saw hoặc Mathieu Mercier mà không ai cho rằng họ là họa sĩ. Điều này giúp chúng ta xem hội họa không những chỉ vì bản thân nó, mà chính những gì hội họa có nhiệm vụ phải dạy chúng ta về thế giới xung quanh.

Trong sự khuếch trương của hội họa, cách phân chia nghê thuật theo xu hướng đã lỗi thời như: trừu tượng, hữu hình, dân gian hiện đại… tỏ ra không phù hợp. Chính vì thế, để nhìn vấn đề rõ hơn, người ta phân loại xu hướng theo một cách khác và miêu tả nó như là những khuynh hướng lớn của nền hội họa đương đại. từ hội họa dân gian, sử dụng các phong tục, thói quen đại chúng, đến hội họa hậu lãng mạn, vừa chống lại vừa theo đuổi cảm giác vỡ mộng, chìm khuất trong không gian, đến phong trào “pop”một sự pha trộn giữa nghệ thuật thị giác và nghệ thuật dân gian, xuyên qua hội họa,…

Nhóm 1: Nghệ thuật dân gian đầy quyến rũ.

Hội họa luôn có hai hình ảnh: một hình ảnh dành để tạo dựng và hình ảnh kia để phủ nhận.
Đặc biệt đối với những họa sĩ hướng về loại hình nghệ thuật theo truyền thống dân gian, họ đã trắng trợn đưa vào cuộc chơi những kiểu thực dụng mang tính bề mặt; nó đứng ngoài lề đối với sự đổi mới cũng như chủ nghĩa kinh viện. Quang cảnh thời trung cổ với các lâu đài và động vật huyền thoại là đề tài của Andreas Hofer nhóm M&M hoặc bằng lối vẽ nguyệch ngọac AndreButzer, hay những câu chuyện tàn bạo mà Jonathan đã kể, ngợi ca về nền hội họa của giới thông linh, xả thân trong cuộc chiến mãnh liệt giữa cái tốt và cái xấu. Sự hợp thành các tác phẩm đó bắt đầu từ con số không, phản ánh sự sáng tạo mang tính riêng tư của họa sĩ nó gần gũi với lọai hình nghệ thuật thô hơn là nghệ thuật mô-đéc. Nhóm họa sĩ khác lại xem xét hội họa dưới góc độ thực hành mang tính phổ thông và nghiệp dư. Trong tâm trạng khôi hài và phóng đãng, các họa sĩ cùng làm việc với cộng đồng, những họa sĩ của ngày chủ nhật, những người buôn đồ cũ. Không cần quan tâm tới các thứ bậc trong thể loại hội họa, những họa sĩ dân gian ấy chọn thể loại lỗi thời thậm chí dung tục. Thế nhưng, cái tầm thường này ngày nay đã thay đổi. Tính dân gian thuần túy không còn được yêu chuộng, tính dân gian mới là những hình ảnh luân chuyển khắp nơi, thâm nhập mọi chỗ và tác động  hiệu quả đến xã hội. Một thí dụ, những bức ảnh khiêu dâm hoặc hình ảnh thời trang trên tạp chí là những họa tiết ưa thích của hai họa sĩ trẻ tiêu biểu nhất người Pháp là Ida Tursic và Wilfried Mille. Khi vẽ như vậy, họ đã bẻ gãy một cách trơ trẽn chính hình ảnh đó và cả những hình ảnh khác theo cái nhìn của họ. Thật ấn tượng.

Nhóm 2: Tình ca

Rất nhiều thế hệ họa sĩ đã trút hết nỗi phiền muộn lên bức tranh phủ đầy hơi sương tươi mát của khu rừng lãng mạn. Nỗi chán chường đó vẫn tiếp tục theo suốt trong hội họa đương đại. Những bức phong cảnh có nhiều thung lũng, đỉnh núi tuyết phủ, những buổi mặt trời mọc có mây mù, những cảnh đồng quê thơ mộng. Ngay cả bức vẽ cô gái trẻ đượm buồn với đôi má ửng hồng hay chàng trai không ai hiểunổi tâm trạng với đôi mắt nhìn mơ mộng, nét mặt ưu sầu, nhà hiền triết già với điệu bộ chở che và vài thiên thần… Tất cả đều hiện diện trong bức tranh và bỗng chốc trở nên hòan hảo. Những quy tắc của Chủ nghĩa Lãng mạn nay đã được sử dụng triệt để, được vẽ lên theo chủ ý, rập khuôn theo kiểu Hollywood hoặc Disney. Từ đâu mà trên bảng màu họ sử dụng màu hồng Barbie, và trên những vảy cá là nét bút nhẹ hình tròn cho lối vẽ phim họat hình và cả hơi nước nửa mê nửa tỉnh chìm đắm trong bầu trời đầy sao; đó là chưa kể đến sự xuất hiện của nam diễn viên Leonardo Di Caprio trong vai hoàng tử nước Nga (trong tranh của Karen Kilimnik). Phải kể đến những bức tranh không khí uể oải dành cho những căn phòng của trẻ mới lớn, hoặc loại tranh chế nhạo những họa sĩ tiền phong, thích hướng về điều phi lý, về sự bối rối, sự cuồng loạn mang tính khôi hài của những cảnh không đầu không đuôi. Và xuống tận cùng bóng tối, đó là những bức tranh của một thời kì u buồn, tê tái và thiếu lý tưởng. Trong trường hợp cực đoan, họa sĩ xa rời với bất cứ cảnh trí lãng mạn: Trên nền tranh, bằng lớp mảng bẹt đơn sắc, bức tranh được thể hiện khô khan hơn và kém thi vị, với những hình bóng cứng đờ của các nhân vật được thể hiện bằng dao vẽ. Màu sắc thì tối sầm. Đó là thứ chủ nghĩa lãng mạn thiếu tình cảm, ít màu mè đang tìm lối thoát về điều lạ thường chưa thỏa lòng của niềm hư ảo.   

Nhóm 3: Bề mặt/Bề mặt

Những họa sĩ này đi thẳng vào phòng triển lãm với xu hướng nghệ thuật hậu quang học (post-op), mà tác phẩm có phần nghiền ngẫm gia tài của nghệ thuật quang học và nghệ thuật dân gian. Họ phát động cả ngàn hiệu quả quang học, với những họa tiết dạng hình học khác thường, những đường nét nhanh dần như xuyên thủng qua cái nhìn và màu sắc đập vào mắt. Một buổi tập thể dục vẽ theo kiểu hình thức và nhiễm sắc mà không tốn công sức: mặt phẳng nhẵn không thua gì mặt sân băng. Không một vết nhòe, bức tranh như môn thể thao trượt băng. Họ sử dụng từ ngữ trừu tượng cũng như cách  viết nét chữ trào phúng trong bản thiết kế kỹ thuật cao của những phi thuyền không gian trong các phim viễn tưởng. Thế hệ họa sĩ trừu tượng mới này không hề phân biệt các giá trị của hình thức mà họ nhận gánh vác, đó là tính lịch sử của thời đại và văn hóa dân gian.

Họ quan tâm đặc biệt đến nhạc pop, rock hay điện tử- tối thiểu,  mà nhịp trống nhói tim nổ lốp bốp, tựa hồ hiện diện trên mặt phẳng bức tranh. Mối quan tâm đặc biệt khác dành cho phim ảnh và các hiệu quả đặc biệt: nhịp đập tay của thầy pháp đang trừ ma ám cho khách hàng, vòng tròn xoắn ly tâm trắng đen chóng mặt như chứng loạn tâm thần ngay trong phòng triển lãm: Hội họa lại trở nên mạnh mẽ, cạnh tranh về vật chất dưới sự tác động của dạng loạn tâm lý thị giác tốc độ của truyền tải thiết bị truyền hình cùng với kỹ nghệ điện ảnh và tất cả những trò chơi video. Tuy nhiên, điều trừu tượng đó trở thành chuyện thông thường theo cách hiểu của thế giới ngày nay, điều đó thể hiện rất rõ qua các logo, các bức sơ đồ và đường cong trừu tượng nói về chỉ số chứng khoán tụt dốc, hay giá cả thị trường tăng vọt. 

Nhóm 4: Phương tiện truyền thông phê bình hội họa

Hiện nay ta không thể nghĩ về bức tranh như một đồ vật sưu tầm theo quy luật của thị trường, như vậy sẽ thiếu khách quan.Chính ở góc độ này mà họa sĩ muốn đặt lại vấn đề khái niệm về tác giả, về quyền sở hữu, về tính độc nhất. Hội họa sẽ mất đi tính chủ thể do nó được làm bởi nhiều bàn tay thay vì của một người, được thực hiện với số lượng công nghiệp. Và gần như theo dây chuyền, tái chế hàng lọat  như kết quả của sự sao chép. Đó là lí do hội họa phát sinh không từ kết quả của sự thôi thúc mà từ một chương trình, theo nghĩa gần với tin học. Các bức vẽ được lặp đi lặp lại thường được xử lí tùy tiện, cho phép hủy bỏ câu hỏi về nguồn gốc của sáng tạo và thay cho câu hỏi, tác phẩm sẽ đi về đâu, là câu trả lời không đề cập nó từ đâu đến mà nó sẽ ra sao. Cần làm rõ toàn bộ trình tự, các điều kiện sản xuất liên quan đến việc phổ biến tác phẩm. Ông Kelly Walker chẳng hạn, lại từ chối bản quyền đối với bức tranh của mình để rồi sao chép hình ảnh vào đĩa CD, để cho mọi người tùy nghi sử dụng. Vì, vắng mặt trước bức tranh, hình như họa sĩ muốn đưa tác phẩm vào thế giới một cách mạnh bạo hơn, thế giới trừu tượng của những trao đổi thương mại, những hợp đồng, những dòng chảy tiền tệ. Nếu  hội họa lấy đây làm phương tiện truyền thông, để phê bình hơn là một điều lợi ích vật chất, những phê phán dành cho bức tranh sẽ là điều hiển nhiên.

Nhóm 5: Trên tường (làm nền)

Hội họa được tranh bị tốt để chinh phục không gian bằng bình xịt, ru-lô hay cọ vẽ, các nghệ sĩ vượt khỏi giới hạn và chơi trong một khoảng sân rộng hơn bên ngoài khuôn khổ bức tranh. Bức tranh tường được đặt, nơi ấy mở ra một khoảng trống, tạo một ảo ảnh, một động thái, một quầng sáng, nó có thể trượt xuống đất, đến liếm chân của người xem. Nó làm dao động tỉ lệ của các kiến trúc, của một vùng và làm dao động cả nhận thức của người xem. Do đó, thể loại hội họa này thường chiếm lĩnh vị trí củ hậu cảnh. Trong khi nó chưa bao giờ chiếm đủ chỗ, thể loại hội họa này chưa bao giờ tự tin và không trở thành vĩnh cửu được. Bởi vì việc vẽ trên tường được xem như phù du, vì nó sẽ biến mất sau khi triển lãm kết thúc. Kế đến nó phù hợp hoàn toàn với vai trò là bức phông làm nền, nhường cho một tác phẩm hay một đồ vật ở diện thứ nhất. Cái giá trị trang trí khiến vị trí của nó có phần kém nghệ thuật. Không có gì là độc đoán, mà chỉ có sự hiện diện của hạnh phúc, của chút hơi ấm, và nỗi dịu êm. Tuy thế, hãy nhìn xem, đôi khi, tranh vẽ tường còn là bức vẽ cảnh tai nạn cơ khí (Richard Jackson), một túi bị thủng (Jim Lambie). Tóm lại, nó là một thực tiễn mang đầy tính công cộng.

Đặng Thị Dương
Dịch theo bài viết của Judicael Lavrador
(Trích từ báo Thông Tin Mỹ Thuật Trường ĐH Mỹ Thuật Tp.HCM số 23-24 tháng 11 năm 2008)



Họa Ảnh Việt Nam - Bức Tranh Độc Đáo Trên Sàn Đấu Giá
Tại cuộc đấu giá của nhà Borobudur diễn ra hôm 11 và 12/10 vừa rồi tại Singapore, trong đề mục Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại Đông Nam Á, tác phẩmVietnam Pictorial (Họa ảnh Việt Nam, sơn dầu trên bố, 275 x 200cm) của Thân Lượng (Shen Liang) thuộc số thứ tự 180, có giá sàn từ 28.571 đến 42.857 USD. Bức tranh được giới thiệu là một tác phẩm rất đặc biệt về đề tài nữ bộ đội Việt Nam trong thời chiến tranh, được nhìn bởi một người nước ngoài trẻ tuổi, và có giá khởi điểm rất cao. 1. Thân...
Vài Cảm Nhận Về Cái Động Trong Một Số Tranh Tĩnh Vật Ở Việt Nam
Trần Ngọc Vân Tĩnh vật là một thể loại tranh tương đối mới so với mỹ thuật truyền thống của dân tộc ta. Trước thế kỷ 20, ở Việt Nam tranh tĩnh vật chưa có một sự tồn tại độc lập với ý nghĩa là một thể loại tranh riêng biệt. Trong mỹ thuật dân gian, chủ yếu của dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống, Ngũ quả là một trong những tranh tĩnh vật hiếm hoi còn thấy được. Ngoài ra còn có dạng tranh tứ bình (mai, lan, cúc, trúc) cũng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, có thể nói tranh tĩnh vật như một thể loại...
Niềm Hoan Ca Của Hội Họa
Điền Thanh Kiệt tác của Henri Matisse là ngôi sao chói lọi, thu hút mọi người xem trong một cuộc triển lãm các họa phẩm trứ danh của hai nền mỹ thuật Nga-Pháp mượn được từ các viện bảo tàng của Nga ở Moscow và St.Petersburg. Giá như lúc này đây bạn được tận mắt thấy tuyệt tác hoành tráng, gây ấn tượng sâu đậm ấy nhan đề Vũ khúc (The Dance), trưng bày tại Bảo tàng Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh thì hay biết mấy. Được nhà sưu tầm Sergei Shchukin đặt vẽ năm 1910 để treo tại đại sảnh mênh mông...
SƠN MÀI VIỆT NAM _CON ĐƯỜNG DI SẢN
Nguyễn Văn Minh Nghề sơn được hiểu như một nghề truyền thống, phát triển trên cơ sở hình thành những quần cư nông nghiệp lúa nước. Ban đầu, việc dùng nhựa sơn chỉ có ở vùng Viễn Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia hay Thái Lan, … Xuất phát điểm của nó rất có thể từ Trung Quốc rồi lan dần sang các nước khác theo một tiến trình giao lưu văn hóa. Từ đó, sơn mài Việt Nam trên con đường phát triển, ít nhiều chịu ảnh hưởng, tác động của sơn mài...
THỬ ĐI TÌM SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HỘI HỌA VÀ ẢNH NGHỆ THUẬT
Lương Bửu Hoàng Việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa mỹ thuật và nhiếp ảnh có rất nhiều góc độ khác nhau và còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, nên khi đi tìm sự tương đồng và khác biệt giữa hội họa và ảnh nghệ thuật ta sẽ bắt gặp không ít những vấn đề phức tạp. Hơn nữa, khi đặt chúng trong mối quan hệ đa chiều của nghệ thuật tạo hình thì lại nảy sinh những vấn đề không chỉ là sự riêng có giữa hội họa và ảnh nghệ thuật mà còn liên quan đến nhiều nghệ thuật khác như điêu khắc, đồ họa, trang...
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI HỌA TẠI PHÁP VÀ GIẢI THƯỞNG HỘI HỌA “ĐÔNG DƯƠNG” (PRIX DE L-INDOCHINE)
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI HỌA TẠI PHÁP VÀ GIẢI THƯỞNG HỘI HỌA ĐÔNG DƯƠNG (PRIX DE L INDOCHINE) MUỐN TÌM HIỂU VỀ HỘI HỌA VIỆT NAM VÀO ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ GIẢI THƯỞNG CÓ TÊN LÀ ĐÔNG DƯƠNG , CHÚNG TA CẦN NÓI SƠ QUA VỀ HOÀN CẢNH CŨNG NHƯ CƠ CẤU HỘI HỌA TẠI NƯỚC PHÁP VÀO THỜI ĐIỂM ẤY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI MỸ THUẬT VIỆT NAM. Ngô Kim Khôi Chú thích hình HÀN LÂM VIỆN VÀ CÁC TỔ CHỨC HỘI HỌA Nền hội họa Pháp chịu sự chi phối của Hàn lâm viện và các tổ chức hội họa. Viện Hàn lâm Pháp (Institut de France)...
Nét, Nhịp Điệu Trong Tranh VAN GOGH
Chú thích hình Van Gogh, hoặc Vincent, vì ông thích được gọi với tên này hơn, đã viết cho người em là nhà buôn bán tranh nghệ thuật Theo vào đầu tháng 9 - 1880, khi ông vừa mới quyết định trở thành một họa sĩ: Giờ đây anh nhìn sự vật với đôi mắt khác hơn trước lúc bắt đầu vẽ . Ông đã diễn tả cảm quan của mình về sự vật một cách nhẹ nhàng như vậy. Cuộc triển lãm Vincent Van Gogh: The Drawing do Viện Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam và Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York tổ chức đã...
Top 10 Khuynh Hướng Nghệ Thuật Đương Đại
Chú thích hình Edith Newhall NGHỆ THUẬT GOTHIC MỸ Hình ảnh về cuộc nội chiến và những khoảnh khắc đen tối trong lịch sử quốc gia là đề tài mà nghệ sĩ thể hiện những mối quan tâm về hiện tại Tác phẩm Một thế kỷ của tháng mười một tại trung tâm của Dario Robleto 2005 là một cái áo đầm để tang của đứa trẻ được làm bằng giấy. Bột giấy được nhào nặn từ những bức thư của những người lính không bao giờ trở về từ chiến tranh. Áo đầm được trang trí bằng mực chích từ những bức thư, những cái nút bằng...
Mỹ Thuật Đương Đại Trung Quốc Sẽ Trở Thành Một "Siêu Thế Lực"?
? Mao Trạch Đông Trong số các nghệ sĩ mỹ thuật hàng đầu thế giới hiện nay có hơn một nửa là người châu Á. Đây rõ ràng là một sự thay đổi lớn, bởi thị trường nghệ thuật thế giới đã nằm trong sự thống trị của các tên tuổi đến từ châu Âu suốt 500 năm. Trong số 20 họa sĩ đương đại ăn khách hàng đầu thế giới hiện nay có 13 nghệ sĩ châu Á, với 11 người đến từ Trung Quốc. Còn trong 10 tên tuổi bán được nhiều tác phẩm mỹ thuật nhất ở các cuộc đấu giá, châu Á có 6, với 5 nghệ sĩ là người Trung Quốc....
Hội Họa Pháp & Ảnh Hưởng Của Nó Tại Đông Dương
Nguyễn Văn Minh Trong hội họa, nước Ý đi trước các nước Châu Âu. Những năm 1300, Ý đã có những họa sĩ lớn, và từ năm 1400, có những danh họa vô song. Dòng họ Médicis gần như đã đam mê, ủng hộ nghệ thuật một cách cuồng nhiệt, làm sống động một sự phục hưng, và chính sự phục hưng này đã làm cho những nhà cầm quyền độc tài ở Florence, những giáo hoàng ở Rome, thấy được màu máu của nó cũng đã chảy trong những tĩnh mạch của các ông vua nước Pháp. Chuyển động phục hưng này đã được hưởng ứng một...
KẺ DỊ THƯỜNG DAMIEN HIRST
Y Chiêu Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, chưa có ai lập được kỳ tích như Damien Hurst, nghệ sĩ tạo hình đương đại người Anh 43 tuổi. Dù các tác phẩm của ông còn gây tranh cãi về giá trị thẩm mỹ, chúng đã gây được những cơn sốt không tài nào hiểu nổi trên thị trường. Người ta đã mua tất cả những gì có chữ ký của Hirst. NHỮNG KỶ LỤC Ngày 16 và 17/09 vừa qua (2008), Sotheby s London đã tổ chức đấu giá trực tiếp cho toàn bộ tác phẩm của Hirst. Điểm đặc biệt của sự kiện này là tác giả không thông qua...