• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
Đi tìm cú hích cho thị trường tranh Việt

 

Nhiều vấn đề “nóng” liên quan đến thị trường tranh Việt đã được đặt ra trong cuộc tọa đàm “Chờ ai lưu giữ văn hóa Việt Nam qua tranh mỹ thuật, nếu đó không phải là người Việt” do Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Mỹ thuật đương đại – gallery Không Gian Xanh tổ chức vào đầu tháng 12 tại Câu lạc bộ Xanh (Lagi – Bình Thuận).

 

Nhiều vấn đề “nóng” liên quan đến thị trường tranh Việt đã được đặt ra trong cuộc tọa đàm “Chờ ai lưu giữ văn hóa Việt Nam qua tranh mỹ thuật, nếu đó không phải là người Việt” do Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Mỹ thuật đương đại – gallery Không Gian Xanh tổ chức vào đầu tháng 12 tại Câu lạc bộ Xanh (Lagi – Bình Thuận).

 

Nhiều vấn đề “nóng” liên quan đến thị trường tranh Việt đã được đặt ra trong cuộc tọa đàm “Chờ ai lưu giữ văn hóa Việt Nam qua tranh mỹ thuật, nếu đó không phải là người Việt” do Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Mỹ thuật đương đại – gallery Không Gian Xanh tổ chức vào đầu tháng 12 tại Câu lạc bộ Xanh (Lagi – Bình Thuận).
Khai mạc triển lãm tại Art Gallery - HS Văn Dương Thành

 

 

Đề tài của cuộc tọa đàm thật ra không mới, nhưng trong thời điểm hiện nay, khi mà thị trường tranh Việt đang gặp nhiều khó khăn ở “đầu ra”, thì những người trong cuộc – từ nhà quản lý hội chuyên ngành, các họa sĩ, chủ gallery, đến các nhà lý luận phê bình, giới truyền thông, báo chí – đã có nhiều ý kiến chung quanh việc kích cầu thị trường tranh Việt.

Đã có chưa thị trường tranh Việt?

Theo họa sĩ Uyên Huy, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh thì: “Mỹ thuật Việt Nam từ sau khi đất nước đổi mới mở cửa đã có sự phát triển về nhiều mặt, nhưng với giới hoạt động chuyên môn chúng tôi như thế vẫn chưa đủ mạnh. Phải làm sao để mỹ thuật Việt Nam nói chung, mỹ thuật TP.HCM nói riêng có được ảnh hưởng rộng hơn cũng như có vai trò quan trọng hơn trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới”. Muốn như thế, trước hết “phải thắng trên sân nhà”, tức phải có thị thường tranh Việt thực chất.

Chỉ có thị trường tranh Việt Nam đúng nghĩa khi người Việt mua tranh Việt trước tiên. Ở các nước gần chúng ta như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore…, thị trường tranh đã có từ lâu, gần đây là trường hợp của Indonesia: tranh của các tác giả thuộc thời kỳ đầu hội họa Indonesia hiện đại có giá rất cao tại các sàn đấu giá quốc tế, thậm chí có họa sĩ trẻở Indonesia giá tranh đã lên tới con số triệu USD – điều đó có được trước hết là nhờ công của các nhà sưu tập bản xứ.

Do tình trạng thị trường tranh trong nước như thế nên xứ ta hầu như cũng chưa có giới sưu tập chuyên nghiệp; nếu có thì cũng rất ít, và có người mua tranh thuần cảm tính, do quen biết hay thân thuộc với vài tác giả nào đó chứ chưa có những đầu tư bài bản, sưu tập có hệ thống, có nghiên cứu xu hướng phát triển của mỹ thuật Việt Nam, khu vực hay thế giới…

 

Mạnh thường quân của mỹ thuật Việt Nam

Nhà nghiên cứu – phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân từng cho rằng “mạnh thường quân lớn nhất của mỹ thuật Việt Nam trước hết phải là Nhà nước Việt Nam chứ không ai khác”. Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành phát triển thị trường tranh, thể hiện qua những chính sách hết sức cụ thể, những quyết sách mạnh mẽ.
Không chỉ có các hội chợ mỹ thuật, tại Indonesia, Singapore
còn có các nhà đấu giá tác phẩm mỹ thuật có uy tín quốc tế như Larasati, Borobudur;
trong ảnh là một phiên đấu giá tại nhà Larasati ở Singapore

 

 

Chẳng hạn ở nước ngoài, có những quỹ dành riêng cho văn hóa, doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp vào các quỹ đó và sẽ được hưởng các hình thức miễn giảm thuế… Ở Malaysia, năm ngoái Bộ Du lịch nước này đã đưa mỹ thuật trở thành một kênh quan trọng trong phát triển ngành du lịch.

Các hội chợ mỹ thuật (art fair) được tổ chức cùng với những đợt du lịch trọng điểm, là cơ hội cho du khách cả trong nước lẫn nước ngoài dự các sinh hoạt mỹ thuật lớn, xem và mua tranh…

Trong khi các hội chợ mỹ thuật được tổ chức thường xuyên tại nhiều nước Đông Nam Á (đặc biệt là Malaysia, Singapore, Indonesia với những art fair quy tụ rất nhiều nhà sưu tập cũng như gallery quốc tế, có cả các gallery đến từ Việt Nam) như một cách để kích thích và mở rộng thị trường mỹ thuật thì đáng ngạc nhiên là chúng ta lại bỏ trống sân chơi này dù đã mở cửa, đổi mới hơn hai thập niên, trong khi đây là một giải pháp không khó thực hiện để gỡ thế bí cho thị trường tranh Việt.

Ngay hệ thống bảo tàng của chúng ta hiện nay cũng còn nhiều bất cập. Một bảo tàng tầm cỡ quốc gia như Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh còn thấp hơn cấp… phòng của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch thành phố thì làm sao có đủ lực, đủ ngân sách để trở thành một nơi lưu giữ và trưng bày tác phẩm có uy tín quốc tế được.

Mới đây, thông tin từ cuộc hội nghị – hội thảo về mỹ thuật Đồng bằng sông Cửu Long cho biết 13 tỉnh thành ở khu vực này với dân số xấp xỉ 20 triệu người mà hoàn toàn không có một phòng tranh hay gallery nào, cho dù chỉ để bán loại “tranh du lịch”, tranh lưu niệm…

Những ý kiến, nhận định như trên của các nhà lý luận – phê bình và các họa sĩ tại cuộc tọa đàm khiến giới truyền thông phải “giật mình” trước những “kỷ lục” như thế!
Khách nước ngoài tại một gallery tranh ở Hà Nội

 

 

Bảo vệ thương hiệu gallery nghệ thuật
Tại cuộc tọa đàm, bà Huỳnh Nga – chủ nhân gallery Không Gian Xanh đã nói lên một thực trạng đáng buồn: thị trường tranh Việt đã và đang mất uy tín trong giới sưu tập và khách mua tranh quốc tế bởi nạn tranh giả, tranh chép, tranh nhái tràn lan. Tại TP. Hồ Chí Minh, nơi chuyên bán tranh chép cũng “vô tư” trương bảng art gallery, chính tình trạng đánh đồng hoạt động gallery như thế cũng làm cho thị trường tranh vốn đã yếu lại càng lâm vào cảnh bế tắc vì khách nước ngoài hoang mang không biết đâu là thật, giả.

Bà Nga cũng đưa ra một vài giải pháp để chấn chỉnh hoạt động gallery hiện nay như một biện pháp bảo vệ thương hiệu tranh Việt và cũng để tìm lại uy tín cho thị trường tranh trong nước. Chung quanh chủ đề của tọa đàm – người Việt mua tranh Việt – bà Huỳnh Nga bày tỏ: “Tôi không tin các đại gia ở nước ta hoàn toàn không hiểu biết gì về mỹ thuật, nhưng có thể do họ chưa thật sự quan tâm đến lĩnh vực này. Và như vậy, cần mở rộng thông tin về mỹ thuật trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cần có những bài viết hay, phù hợp, bổ ích để lôi kéo người đọc, hy vọng “mưa dầm thấm lâu” sẽ giúp thay đổi cách nghĩ của nhiều doanh nhân để họ coi tác phẩm mỹ thuật cũng là một kênh đầu tư xứng đáng cả về mặt tài chính và tinh thần”.

Ngân An
Nguồn: Báo Doanh Nhân Sài Gòn
Phương Mai Gallery- Tranh Tâm Linh.
Ý nghĩa ẩn trong 4 kiệt tác hội họa thời Phục Hưng mà giới quý tộc nào cũng am hiểu
Đó đều là những tác phẩm để đời, là sự tiên phong thể hiện bước chuyển mình của hội họa châu Âu trong thế kỷ 16. Lịch sử hội họa phương Tây có lẽ đã thay da đổi thịt trong thời kỳ Phục Hưng (Renaissance). Sau hàng trăm năm bị lãng quên, tinh hoa văn hóa từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại một lần nữa lại sống dậy trong thế kỷ 14. Rồi đến thế kỷ 16, có thể nói toàn bộ châu Âu đã chuyển mình sang một loại hình mỹ thuật hoàn toàn mới. Đằng sau thay đổi trong phương pháp nghệ thuật là khao khát được làm mới lại, miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và làm sáng tỏ các tiên đề thẩm mỹ. Những danh họa hàng đầu thời kỳ này có thể kể đến như Da Vinci, Michelangelo, Raphael (Raffaello), Paolo Veronese... - đại diện cho đỉnh cao của mỹ thuật và đã được nhiều họa sĩ khác học hỏi.
NXB Seuil công bố 65 bức họa thất lạc của Van Gogh
Các tác phẩm tuyệt đẹp của Van Gogh vẽ trên một cuốn sổ lớn vừa được tìm thấy gần đây ở Provence, Pháp, sẽ được in đúng theo kích cỡ gốc và tập hợp lại trong cuốn “Le brouillard d’Arles”. Tác phẩm vừa được Bogomila Welsh-Ovcharov, chuyên gia nghiên cứu về danh họa người Hà Lan, giới thiệu và sẽ được xuất bản ngày 17/11 ở Pháp, Mỹ, Anh quốc, Hà Lan, Đức, và ở Nhật sau đó ít lâu.
Dự án của Bảo tàng phát hiện ra rằng việc ngắm các tác phẩm nghệ thuật rất hữu ích cho bệnh nhân bị chứng mất trí.
Dự án của Bảo tàng phát hiện ra rằng việc ngắm các tác phẩm nghệ thuật rất hữu ích cho bệnh nhân bị mất trí. Họ cảm thấy vui vẻ hơn và bớt lo lắng khi xem nghệ thuật.
“MỸ THUẬT 2015” – Triển lãm nghệ thuật chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
Triển lãm nghệ thuật mừng ngày nhà giáo Việt Nam
ĐÊM ĐẤU GIÁ TỪ THIỆN HOA HẬU HOÀN VŨ Việt Nam 2015
Trong đêm đấu giá, những vật phẩm giá trị được đóng góp bởi các nhà tài trợ được mang đấu giá. Toàn bô số tiền đấu giá được sẽ được quyên góp vào quỹ từ thiện cuộc thi. Những vật phẩm trong đêm đấu giá gồm: một sợi dây chuyền ngọc trai, một chai rượu, phiếu đánh golf và nổi bật hơn hết là bức tranh “Dáng ngọc” của họa sĩ Bạch Lan được quyên góp bởi Phương Mai Gallery, Tp.HCM ...
Triển Lãm Biển Mặn - Bộ Sưu Tập Của Họa Sĩ Tô Minh
Mạnh mẽ và chắc chắn, từng đường cọ của Tô Minh đã khắc họa một cách sinh động nhất cuộc sống của người dân nơi miền biển này. Vất vả mưu sinh, cực nhọc dãi dầu sương gió, nhưng niềm vui lao động vẫn ánh lên trong đôi mắt mỗi người.
Họa Sĩ Pháp Kể Chuyện Bán Tranh
20 bức tranh triển lãm của ông đều theo phong cách bán trừu tượng, nghĩa là chỉ vẽ màu sắc chứ không vẽ hình, nhưng người xem có thể đoán ra hình đó là gì. Robert Mihagui cho rằng đó là phong cách đang được chuộng ở Pháp.
Triển Lãm Sự Phản Chiếu Của Họa Sĩ Robert Mihagui
Không gian trưng bày triển lãm Ngày 31 tháng 1 năm 2015, tại phòng tranh Phương Mai đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm Sự Tương Phản - triển lãm cá nhân của họa sĩ Robert Mihagui. Triển lãm diễn ra vào tháng đầu tiên của năm mới, và cũng là triển lãm đầu tiên của gallery trong năm nay như một sự thúc đẩy cho một năm mới với nhiều hoạt động nghiên cứu sôi nổi của ngành Mỹ thuật Việt Nam nói chung cũng như phòng tranh Phương Mai nói riêng. Trong triển lãm ngày hôm nay, Họa sĩ Robert Mihagui...
Thị Trường Tranh Việt: Trên Trời Hay Dưới Đất?
Mới đây, Nhà đấu giá Larasati tại Singapore đã đưa 11 bức tranh của các tác giả Việt Nam được biết đến rộng rãi ra đấu giá thành công: các bức tranh đã được bán hết. Nhưng giá toàn bộ tranh đều thấp hơn dự kiến, thấp đến mức khi nhẩm ra tiền Việt, nhiều người Việt không khỏi thấy tiếc khi không có cơ hội mua số tranh này ngay từ trong nước. Tranh Nguyễn Thái Tuấn Quả là tiếc! Bây giờ, nhiều người vẫn vào các trang web nghệ thuật để bày tỏ sự tiếc nuối vì bức tranh "Xanh dương" (sơn dầu,... http://www.doanhnhansaigon.vn/su-kien/thi-truong-tranh-viet-tren-troi-hay-duoi-dat/1083571/
Nguyễn Tư Nghiêm: Một Thế Giới Bí Ẩn
Nghiêm - Liên - Sáng - Phái, đó là cách gọi tên bốn bậc danh tài mà giới am hiểu hội họa đã “sắp đặt” bấy lâu. Trong bốn người, chỉ còn lại mình ông: họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vẫn bí ẩn trong thế giới của riêng mình.
Triển Lãm "Sự Tương Phản"
Triển lãm Sự Tương Phản TRIỄN LÃM THE REFLECTION SỰ TƯƠNG PHẢN HỌA SĨ ROBERT BOUCHIN (MIHAGUI) Phòng tranh Phương Mai xin trân trọng giới thiệu Triển lãm: TRIỄN LÃM THE REFLECTION SỰ TƯƠNG PHẢN HỌA SĨ ROBERT BOUCHIN (MIHAGUI) Họa sĩ Robert sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phú, Việt Nam; ông là người Pháp gốc Việt. Năm 16 tuổi, ông học hội họa tại Surgeres-37, Pháp (1961-1964) và trải qua các khóa học vẽ tại Montmartre. Với niềm đam mê và tài năng, Robert đã khẳng định mình khi tuổi còn khá trẻ....
Tô Minh - Triển Lãm "Biển"
cả bao la rộng lớn từ xưa đến nay đã là một đề tài khơi gợi nhiều cảm xúc cho các thi sĩ, họa sĩ. Tô Minh cũng là một trong những họa sĩ Việt Nam khai thác thành công đề tài này. Đối với ông, cả không chỉ là một đề tài mà còn là quê hương của ông, vùng Phan Thiết. Chính vì thế, hình ảnh của , con người và cuộc sống của gắn liền với cả thường xuyên xuất hiện trong tranh của ông. Đặc điểm tranh Tô Minh là những đường bay mạnh mẽ mà điêu luyện kết hợp với lối sử dụng lớp sơn dày tạo cho tranh...
Bạch Lan - Triển Lãm " Những Giấc Mơ"
Qua ngòi bút của sự lãng mạng, cùng dáng hình người mờ ảo của người con gái và đóa sen, bộ sưu tập tranh này của họa sĩ Bạch Lan sẽ đứa chúng ta qua những cung bậc cảm xúc hoàn toàn khác nhau.Hãy đến và cảm nhận.
Một Chặng Đường Của Phương Mai
Nhân dịp khai trương một chi nhánh mới, chủ nhân gallery Phương Mai đã tổ chức triển lãm một phần bộ sưu tập của mình tại số 9 Phan Chu Trinh, Q.1 (từ 31-7 đến 3-8-2013). Nhà sưu tập Nguyễn Quang Cường, chủ nhân gallery Phương Mai cho biết rằng 25 bức tranh này ở trong số gần 50 bức được anh sưu tầm từ năm 2007 đến nay, là tác phẩm của nhiều họa sĩ với những phong cách tạo hình riêng biệt mà anh rất ưa thích và dành riêng cho mình, không bán dù có những lúc thật gay go, thiếu tiền lo chi...
Sưu Tập Tranh “Đẹp Và Lạ...”
TT - Từ ngày 31-7 đến 3-8, nhà sưu tập Nguyễn Quang Cường - chủ phòng tranh Phương Mai gallery - sẽ triển lãm bộ sưu tập của anh với chủ đề Một chặng đường tại số 9 Phan Chu Trinh (Q.1, TP.HCM).
Màu Châu Thổ Chảy Trong Huyết Quản
NhưTT&VH đưa tin, lão họa sĩ Lê Triều Điển vừa khai mạc triển lãm tại gallery Phương Mai, số 7 Phan Chu Trinh, Q.1, TP.HCM đối diện cửa Tây chợ Bến Thành. Với Lê Triều Điển, dường như tuổi cao không khiến ông ngừng sáng tạo. Họa sĩ Lê Triều Điển được biết đến như người luôn mang theo quê hương sông nước Cửu Long trong mình giới thiệu đến mọi người. Dù nặn tượng bằng đất nung hay vẽ tranh, sắc màu phù sa của miền châu thổ Tây Nam bộ luôn hiện diện trong tranh ông. Sự chuyển động của nội tâm...
Màu Sắc Châu Thổ
TT - Từ lâu, họa sĩ Lê Triều Điển đã chọn cho mình thứ ngôn ngữ hội họa riêng biệt đậm chất miền Tây. Ông thích khám phá vùng đất Nam bộ nơi ông sinh ra với những sự va đập, giao lưu, cộng hưởng văn hóa từ nhiều cộng đồng khác nhau như Việt, Khmer, Hoa, Ấn... Họa sĩ Lê Triều Điển vẽ tranh tại phòng tranh Phương Mai - Ảnh: QUANG ĐỊNH Trong tâm hồn người họa sĩ, những ký ức, giấc mơ... cứ đến rồi đi, chồng lấp lên nhau theo từng quãng thời gian. Hội họa Lê Triều Điển là một cõi mênh mang,...
Họa Sĩ Lê Triều Điển Với "Ký Ức Gọi Về"
5 Tác Phẩm Nghệ Thuật Đắt Giá Nhất Lịch Sử
Thanh Bình 1. Tượng L'Homme qui marche I CNN cho biết, tuần vừa rồi, bức tượng bằng đồng của nghệ sĩ người Thụy Sĩ Alberto Giacometti đã lập kỷ lục mới cho tác phẩm nghệ thuật đắt nhất trong lịch sử, khi được mua với giá 104,3 triệu USD tại phiên đấu giá của nhà Sotheby's, London. Nhà Sotheby's cho biết bức tượng được bán cho một người mua giấu tên. Người này đã hào phóng trả cái giá cao gấp 4-5 lần so với dự tính ban đầu của nhà tổ chức. Bức tượng có tên "L'Homme Qui Marche I" ("Người đi...