• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
Nhà sưu tập Lê Thái Sơn:
“Giới doanh nhân là yếu tố quan trọng để thị trường mỹ thuật Việt Nam phát triển”
                                                                                                                             Diên Vỹ

 

DÙ CHỈ TỰ NHẬN MÌNH LÀ “NGƯỜI MÊ TRANH” NHƯNG LÊ THÁI SƠN ĐƯỢC BIẾT ĐẾN NHƯ MỘT NHÀ SƯU TẬP TRẺ CÓ TÂM HUYẾT, CÓ KIẾN THỨC VÀ LÒNG YÊU MẾN TÁC PHẨM CỦA NHIỀU THẾ HỆ HỌA SĨ TRONG NƯỚC. LÊ THÁI SƠN CÓ NIỀM TIN RẰNG THỊ TRƯỜNG TÁC PHẨM MỸ THUẬT VIỆT NAM SẼ PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI.
Lê Thái Sơn thuộc thế hệ những người sưu tập tranh trẻ nhất ở Việt Nam. Khi được hỏi, đã có một thế hệ trẻ sưu tập này chưa, anh cho biết: “Do đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân ngày càng tăng ở tầng lớp trung lưu dần dà sẽ dẫn tới sự phát triển của thị trường nghệ thuật trong nước và từng bước hình thành giới sưu tập tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều thế hệ cũng như các nhà đầu tư vào tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là các doanh nhân. Hiện nay chân dung những ngừơi sưu tập trẻ chưa rõ nét nhưng tôi tin rằng trong tương lai chính họ sẽ tạo nên thị trường nghệ thuật tại Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta đang thiếu các trung tâm đấu giá tranh ở Hà Nội- TP. Hồ Chí Minh và các thánh phố lớn- điều mà hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đã làm. Phải có nơi để nhhững người có tiền, đam mê, sở thích sưu tập đến tham gia sinh hoạt, mua bán tranh pháo. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, tôi từng nói rằng sau biệt thự cao cấp, ôtô sang trọng, du thuyền, máy bay…thì các tác phẩm mỹ thuật đỉnh cao sẽ là mối quan tâm của tầng lớp doanh nhân. Ở nhiều nước khác tình hình cũng diễn ra như vậy. Tôi cho rằng chính doanh nhân là yếu tố quan trọng để thị trường mỹ thuật Việt Nam phát triển.
Những sưu tập tranh Việt Nam có giá trị.
Có bao nhiêu bộ sưu tập đáng giá về mỹ thuật Việt Nam? Câu trả lời khó có thể chính xác được, nhưng theo Lê Thái Sơn, có nhiều người Việt âm thầm làm công việc này hoặc ở nước ngoài mà chúng ta chưa biết tới, đặc biệt là những nhà sưu tập nước ngoài. Anh cho biết: "Với 13 năm trong “nghề” này, tôi có dịp đi nhiều, tiếp cận nhiều bộ sưu tập. Theo tôi, có thể phân thành ba nhóm các nhà sưu tập mỹ thuật Việt Nam:
1. Nhóm các nhà sưu tập trong nước: từ người mở đường là ông Đức Minh ( Bùi Đình Thản) cho tới thế hệ tiếp nối như Trần Hậu Tuấn, Bùi Quốc Chí, Danh Anh… Trong nhóm này bộ sưu tập của ông Đức Minh vẫn là số 1.
2. Nhóm các nhà sưu tập ở hải ngoại gồm Lê Thiệp, Tuấn Phạm, Lan Hương, Son Ngo, Hai Ngo, Loan Pháp… , trong số này có bộ sưu tập của ông Tuấn Phạm có nhiều tác giả thời kỳ đầu của mỹ thuật Việt Nam với nhiều tranh quý của Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu… Tuấn Phạm là một doanh nhân rất thành đạt tại Mỹ.
3. Nhóm các nhà sưu tập nước ngoài. Khó đưa ra nhận xét thật chính xác về các sưu tập này, tuy nhiên chất luợng tranh từ các sưu tập này không cao so với các sưu tập của người Việt trong và ngoài nước. Ở đây có nguyên nhân là họ không có đủ thông tin và có thể bị những kẻ làm tranh giả lèo lái, nhất là những gì họ mua được từ hai thập niên 1980, 1990 trở lại đây. Song cần lưu ý là có những bộ sưu tập tại Pháp, chủ nhân sở hữu các tác phẩm thời  kỳ đầu của Trường Mỹ thuật Đông Dương( 1925-1945) nhờ mua được trong các thập niên 1940, 1950, 1960 thì chất lượng xuất sắc! Có điều chúng ta ít được xem các tác phẩm ấy, nếu có thì thảng hoặc ở các nhà đấu giá trong khu vực."

Riêng Lê Thái Sơn hiện có tác phẩm của khoảng 100 họa sĩ thuộc nhiều thế hệ, từ các tác giả thời mỹ thuật Đông Dương, khóa kháng chiến (khóa đầu tiên của Trường Mỹ thuật Việt Nam sau này)… cho tới các họa sĩ cùng thời với mình. Anh cho biết mỗi giai đọan lịch sử của mỹ thuật Việt Nam, mỗi tác giả, tác phẩm của từng giai đoạn đều có ý nghĩa đối với công việc sưu tập của mình. Đặc biệt, anh sở hữu rất nhiều ký họa thời  chiến cùng tranh giấy, tranh thuốc nước- loại chất liệu anh yêu thích. Trong sưu tập của Lê Thái Sơn có tranh của các họa sĩ Trần Văn Cẩn, Tạ Thức Bình, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Hiêm, Nguyễn Kao Thương, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Mai Văn Hiến, Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm, Trần Đông Luơng, Hòang Trầm, Nguyễn Văn Kính… với các chất liệu thuốc nước, bột màu, chì than, sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ…
Lưu Công Nhân là tác giả có nhiều tranh nhất trong bộ sưu tập của Lê Thái Sơn, đặc biệt là loạt tranh thuốc nước họa sĩ vẽ những năm 1958-1966. Lý do: Lưu Công Nhân là một bậc thầy về tranh màu nước, hơn nữa nhà sưu tập đã có dịp được gặp, trò chuyện với họa sĩ tại Đà Lạt, đuợc tiếp cận với bộ sưu tập của gia đình Lưu Công Nhân khi ông còn sống và may mắn được mua số tranh từ bộ sưu tập đó. "Tôi rất quý mến và kính trọng con người và tài năng hội họa của Lưu Công Nhân", Lê Thái Sơn nói.
Trong số các họa sĩ đuơng đại, Lê Thái Sơn rất thích Lê Kinh Tài, bởi anh cho rằng tranh Lê Kinh Tài có phong cách rất khác biệt so với thế hệ cùng thời, mạnh mẽ và đầy cảm xúc, phù hợp với cách suy nghỉ đương đại ở các trào lưu mỹ thuật trong hku vực mà anh có dịp tiếp cận qua hội chợ mỹ thuật quốc tế.


Chúng ta chưa trân trọng tác phẩm của các họa sĩ nổi tiếng 
Từng dự nhiều hội chợ mỹ thuật và các cuộc đấu giá tranh của Sotheby’s, Christie’s, Larasati, Borobudur, Lê Thái Sơn cho biết:"Mình có mặt để hiểu và học hỏi vậy thôi chứ rất khó có thể mua tranh các tác giả nước ngoài vì giá tranh của họ thường rất cao so với giá tranh Việt Nam. Tôi có thể dẫn chứng: Tranh của họa sĩ  Affandi- bậc thầy của hội họa Indonesia, cùng thời với Lê Phổ, Tô Ngọc Vân, Mai Trung Thứ…, có giá khoảng 200.000- 400.000 USD/bức trong khi giá tranh Lê Phổ (hiện vào loại cao nhất của Việt Nam) trung bình chỉ khoảng 30.000-50.000 USD/bức. Điều nghịch lý là một tác giả lớn như Nguyễn Trung ở nước ta hiện nay giá tranh cũng chỉ giao động khoảng 5.000-8.000 USD/bức, nếu ông sống ở nước ngoài với tài năng cỡ đó chắc chắn giá tranh phải cao gấp nhiều lần! Nguyễn Trung hiện nay chỉ ngang bằng với giá tranh các hỏa sĩ trẻ, chưa nổi tiếng bao nhiêu tại singapore, Indonesia…”.
Và anh kể gần đây, khi vào một gallery ở Singapore chuyên bán tranh các họa sĩ bản xứ nổi tiếng (thường được trân trọng gọi là “master”- bậc thầy, đó là những tên tuổi thời kỳ đầu của thời kỳ đảo quốc này) mới thấy một bức tranh thuốc nước có giá trị không dưới 10.000 USD/bức. Điều đó cho thấy thị trường tác phẩm mỹ thuật Singapore cũng như các nườc khác ở Đông Nam Á biết trân trọng và giữ thang giá trị tác phẩm cho các họa sĩ nổi tiếng của họ. Mặt khác, điều đó còn phản ánh chất lượng tác phẩm, chất lượng của thị trường nghệ thuật cũng như các ứng xử của công chúng đối với nghệ thuật.
Chính từ hoạt động của thị trừơng nghệ thuật các nước khu vực mà anh đã quan sát được, Lê Thái Sơn cho rằng có thể học hỏi những điểm sau: thứ nhất, Nhà nước cần có các định chế để khuyến khích giới doanh nhân quan tâm đến các tác phẩm nghệ thuật trong nước, từ đó họ mới lưu giữ tác phẩm như những di sản văn hóa; kế tiếp, vì các tác phẩm mỹ thuật là loại hàng đặc biệt nên cần có các sàn giao dịch tác phẩm giống như các nhà đấu giá mà các nước láng giềng với Việt Nam đã xây dựng từ lâu. Phải có nhà đấu giá, sàn giao dịch ấy vì các gallery chỉ là thị trường thứ cấp (thế mà ở Việt Nam, hoạt động của thị trừong thứ cấp này cũng rất èo uột!); điểm nữa là cần có sự phẩm định nghệ thuật công tâm, loại bỏ tranh giả, tranh nhái ra khỏi đời sống văn hóa (tình trạng này khá phổ biến ở nước ta); từng bước tạo thang giá trị cho tác phẩm, sao cho đúng với tầm cỡ, tên tuổi của các tác giả; và cuối cùng cần thường xuyên tổ chức các hội chợ nghệ thuật với sự tham gia của các gallery trong và ngoài nước. Những giao lưu có tính quốc tế như vậy rất có lợi cho thị trường tác phẩm nghệ thuật trong nước và đã được tổ chức đều đặn ở Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan…

Diên Vỹ

Theo báo Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần.
 

Vài Cảm Nhận Về Cái Động Trong Một Số Tranh Tĩnh Vật Ở Việt Nam
Trần Ngọc Vân Tĩnh vật là một thể loại tranh tương đối mới so với mỹ thuật truyền thống của dân tộc ta. Trước thế kỷ 20, ở Việt Nam tranh tĩnh vật chưa có một sự tồn tại độc lập với ý nghĩa là một thể loại tranh riêng biệt. Trong mỹ thuật dân gian, chủ yếu của dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống, Ngũ quả là một trong những tranh tĩnh vật hiếm hoi còn thấy được. Ngoài ra còn có dạng tranh tứ bình (mai, lan, cúc, trúc) cũng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, có thể nói tranh tĩnh vật như một thể loại...
Niềm Hoan Ca Của Hội Họa
Điền Thanh Kiệt tác của Henri Matisse là ngôi sao chói lọi, thu hút mọi người xem trong một cuộc triển lãm các họa phẩm trứ danh của hai nền mỹ thuật Nga-Pháp mượn được từ các viện bảo tàng của Nga ở Moscow và St.Petersburg. Giá như lúc này đây bạn được tận mắt thấy tuyệt tác hoành tráng, gây ấn tượng sâu đậm ấy nhan đề Vũ khúc (The Dance), trưng bày tại Bảo tàng Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh thì hay biết mấy. Được nhà sưu tầm Sergei Shchukin đặt vẽ năm 1910 để treo tại đại sảnh mênh mông...
Vị Trí Nào Dành Cho Nền Hội Họa Hôm Nay ?
? Điều lặp đi lặp lại khá nhàm tai của người Pháp: nền hội họa đang tụt dốc như một cái trục lăn, điều tồi tệ là nó đã chết và được chôn vùi từ lâu. Nếu đi sâu vào chi tiết để mổ xẻ thì ta có một danh sách rất dài các vấn đề mà các họa sĩ đương đại cần giải quyết .Đó là tâm lý trầm uất đã được họ thể hiện về mặt nghệ thuật. Sự phát triển tiềm năng của ngành video, nhiếp ảnh, nghệ thuật sắp đặt và trình diễn cho ta cảm giác đã đi đến sự kết thúc của nền hội họa. Việc nghiên cứu vấn đề này...
SƠN MÀI VIỆT NAM _CON ĐƯỜNG DI SẢN
Nguyễn Văn Minh Nghề sơn được hiểu như một nghề truyền thống, phát triển trên cơ sở hình thành những quần cư nông nghiệp lúa nước. Ban đầu, việc dùng nhựa sơn chỉ có ở vùng Viễn Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia hay Thái Lan, … Xuất phát điểm của nó rất có thể từ Trung Quốc rồi lan dần sang các nước khác theo một tiến trình giao lưu văn hóa. Từ đó, sơn mài Việt Nam trên con đường phát triển, ít nhiều chịu ảnh hưởng, tác động của sơn mài...
THỬ ĐI TÌM SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HỘI HỌA VÀ ẢNH NGHỆ THUẬT
Lương Bửu Hoàng Việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa mỹ thuật và nhiếp ảnh có rất nhiều góc độ khác nhau và còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, nên khi đi tìm sự tương đồng và khác biệt giữa hội họa và ảnh nghệ thuật ta sẽ bắt gặp không ít những vấn đề phức tạp. Hơn nữa, khi đặt chúng trong mối quan hệ đa chiều của nghệ thuật tạo hình thì lại nảy sinh những vấn đề không chỉ là sự riêng có giữa hội họa và ảnh nghệ thuật mà còn liên quan đến nhiều nghệ thuật khác như điêu khắc, đồ họa, trang...
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI HỌA TẠI PHÁP VÀ GIẢI THƯỞNG HỘI HỌA “ĐÔNG DƯƠNG” (PRIX DE L-INDOCHINE)
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI HỌA TẠI PHÁP VÀ GIẢI THƯỞNG HỘI HỌA ĐÔNG DƯƠNG (PRIX DE L INDOCHINE) MUỐN TÌM HIỂU VỀ HỘI HỌA VIỆT NAM VÀO ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ GIẢI THƯỞNG CÓ TÊN LÀ ĐÔNG DƯƠNG , CHÚNG TA CẦN NÓI SƠ QUA VỀ HOÀN CẢNH CŨNG NHƯ CƠ CẤU HỘI HỌA TẠI NƯỚC PHÁP VÀO THỜI ĐIỂM ẤY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI MỸ THUẬT VIỆT NAM. Ngô Kim Khôi Chú thích hình HÀN LÂM VIỆN VÀ CÁC TỔ CHỨC HỘI HỌA Nền hội họa Pháp chịu sự chi phối của Hàn lâm viện và các tổ chức hội họa. Viện Hàn lâm Pháp (Institut de France)...
Nét, Nhịp Điệu Trong Tranh VAN GOGH
Chú thích hình Van Gogh, hoặc Vincent, vì ông thích được gọi với tên này hơn, đã viết cho người em là nhà buôn bán tranh nghệ thuật Theo vào đầu tháng 9 - 1880, khi ông vừa mới quyết định trở thành một họa sĩ: Giờ đây anh nhìn sự vật với đôi mắt khác hơn trước lúc bắt đầu vẽ . Ông đã diễn tả cảm quan của mình về sự vật một cách nhẹ nhàng như vậy. Cuộc triển lãm Vincent Van Gogh: The Drawing do Viện Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam và Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York tổ chức đã...
Top 10 Khuynh Hướng Nghệ Thuật Đương Đại
Chú thích hình Edith Newhall NGHỆ THUẬT GOTHIC MỸ Hình ảnh về cuộc nội chiến và những khoảnh khắc đen tối trong lịch sử quốc gia là đề tài mà nghệ sĩ thể hiện những mối quan tâm về hiện tại Tác phẩm Một thế kỷ của tháng mười một tại trung tâm của Dario Robleto 2005 là một cái áo đầm để tang của đứa trẻ được làm bằng giấy. Bột giấy được nhào nặn từ những bức thư của những người lính không bao giờ trở về từ chiến tranh. Áo đầm được trang trí bằng mực chích từ những bức thư, những cái nút bằng...
Mỹ Thuật Đương Đại Trung Quốc Sẽ Trở Thành Một "Siêu Thế Lực"?
? Mao Trạch Đông Trong số các nghệ sĩ mỹ thuật hàng đầu thế giới hiện nay có hơn một nửa là người châu Á. Đây rõ ràng là một sự thay đổi lớn, bởi thị trường nghệ thuật thế giới đã nằm trong sự thống trị của các tên tuổi đến từ châu Âu suốt 500 năm. Trong số 20 họa sĩ đương đại ăn khách hàng đầu thế giới hiện nay có 13 nghệ sĩ châu Á, với 11 người đến từ Trung Quốc. Còn trong 10 tên tuổi bán được nhiều tác phẩm mỹ thuật nhất ở các cuộc đấu giá, châu Á có 6, với 5 nghệ sĩ là người Trung Quốc....
Hội Họa Pháp & Ảnh Hưởng Của Nó Tại Đông Dương
Nguyễn Văn Minh Trong hội họa, nước Ý đi trước các nước Châu Âu. Những năm 1300, Ý đã có những họa sĩ lớn, và từ năm 1400, có những danh họa vô song. Dòng họ Médicis gần như đã đam mê, ủng hộ nghệ thuật một cách cuồng nhiệt, làm sống động một sự phục hưng, và chính sự phục hưng này đã làm cho những nhà cầm quyền độc tài ở Florence, những giáo hoàng ở Rome, thấy được màu máu của nó cũng đã chảy trong những tĩnh mạch của các ông vua nước Pháp. Chuyển động phục hưng này đã được hưởng ứng một...
KẺ DỊ THƯỜNG DAMIEN HIRST
Y Chiêu Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, chưa có ai lập được kỳ tích như Damien Hurst, nghệ sĩ tạo hình đương đại người Anh 43 tuổi. Dù các tác phẩm của ông còn gây tranh cãi về giá trị thẩm mỹ, chúng đã gây được những cơn sốt không tài nào hiểu nổi trên thị trường. Người ta đã mua tất cả những gì có chữ ký của Hirst. NHỮNG KỶ LỤC Ngày 16 và 17/09 vừa qua (2008), Sotheby s London đã tổ chức đấu giá trực tiếp cho toàn bộ tác phẩm của Hirst. Điểm đặc biệt của sự kiện này là tác giả không thông qua...