• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
THỬ ĐI TÌM SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HỘI HỌA VÀ ẢNH NGHỆ THUẬT

 

THỬ ĐI TÌM SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HỘI HỌA VÀ ẢNH NGHỆ THUẬT   
Lương Bửu Hoàng
Việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa mỹ thuật và nhiếp ảnh có rất nhiều góc độ khác nhau và còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, nên khi đi tìm sự tương đồng và khác biệt giữa hội họa và ảnh nghệ thuật ta sẽ bắt gặp không ít những vấn đề phức tạp. Hơn nữa, khi đặt chúng trong mối quan hệ đa chiều của nghệ thuật tạo hình thì lại nảy sinh những vấn đề không chỉ là sự riêng có giữa hội họa và ảnh nghệ thuật mà còn liên quan đến nhiều nghệ thuật khác như điêu khắc, đồ họa, trang trí,…

Tuy nhiên, khi nhận thấy nhiều sinh viên sử dụng các phương tiện kỹ thuật có liên quan đến ảnh (theo nghĩa rộng như chụp ảnh, xử lý ảnh trên máy tính,…) để ghi chép tư liệu thay cho ký họa hoặc phác thảo trước rồi vẽ lại bằng tay như là một “hình thức đương nhiên” của lĩnh vực tạo hình đã thôi thúc người viết tìm hiểu về vấn đề trên. Với những tư liệu tập hợp được từ nhiều nguồn, người viết thử đưa ra những nhận xét về sự tương đồng và khác biệt giữa hội họa và ảnh nghệ thuật dưới dạng đề cương như một ý định đóng góp thêm vài khía cạnh cho câu trả lời nên hay không sử dụng phương tiện ảnh trong học tập. Những vấn đề nêu ra ắt hẳn sẽ chưa đầy đủ. Ý định này nếu được người đọc đồng cảm thật sự là điều mong ước.

SỰ TƯƠNG ĐỒNG
Các yếu tố tạo hình
Nhìn tổng quát, có thể thấy hội họa và ảnh nghệ thuật đều phản ánh cái đẹp của cuộc sống bằng cách sử dụng các yếu tố đường nét, hình khối, màu sắc,… để tạo hình trên mặt phẳng; Và các yếu tố ấy luôn hàm chứa sự thống nhất biện chứng khái quát, tổng hòa các phẩm chất, đặc điểm của cuộc sống được nghệ sĩ biến thành cái riêng, cái cá biệt. Vì vậy, các yếu tố tạo hình trong hội họa và ảnh nghệ thuật đều mang tính ước lệ. Chúng chứa đựng cái chung, cái bản chất, vừa là thật vừa không thật; vừa là cái hữu hạn vừa là cái vô hạn.

Về hình thức, cả hai nghệ thuật cùng khai thác đặc trưng của các yếu tố tạo hình, dù đó là sự kết hợp với việc sử dụng công cụ, dụng cụ hay phương pháp quang học khác nhau nhằm sáng tạo ra nhiều cách biểu hiện đặc thù. Chúng là phương tiện chuyên chở sự cảm thụ riêng của người nghệ sĩ. Cái dáng vẻ bề ngoài của chúng là những “cái” được gọt dũa, trau chuốt để chúng có khả năng biểu hiện tập trung nhất. Vì đặc điểm rất rõ của hình thức chính là tác dụng cảm tính trực tiếp sinh ra đối với thị giác. Cảm về hình thức và đẹp về hình thức là hai mặt của cùng một sự vật. Vế đầu chủ yếu là chỉ sự biểu hiện của môi giới nghệ thuật trong không gian thẩm mỹ; vế thứ hai chỉ giá trị thẩm mỹ mà tạo hình cung cấp cho tri giác nhìn.

Nói cách khác, cái đẹp hình thức là sự khái quát tổng thể của nghệ thuật thị giác. Và nghệ sĩ dùng để biểu hiện cho người xem hiểu được điều họ muốn nói qua sức truyền cảm thẩm mỹ của nó. Quá trình chọn lựa, chắt lọc, hình thức biểu hiện diễn ra hoàn toàn mang tính chủ động tích cực cá nhân của người nghệ sĩ. Và dấu ấn cá nhân ấy luôn có mặt trong các yếu tố với một chỉnh thể cụ thể và sinh động toàn vẹn.

Từ góc độ hẹp hơn, có thể thấy mỗi yếu tố có liên hệ khăng khít với nhau, chúng tham gia vào mặt phẳng ấy với tính cách là một yếu tố căn bản của chỉnh thể. Cái tinh mẫu của hình được biểu hiện bằng bản chất của đường nét, màu sắc (hoặc sắc độ) xác định giới hạn, chia cắt, phân giải các bộ phận để biểu hiện khối, chất liệu, tách cái cần diễn đạt ra khỏi bất kỳ không gian nào, nền nào dù tưởng tượng hay cụ thể. Với chúng, cả hai nghệ thuật hội họa hay ảnh nghệ thuật ngoài việc tìm cách biến hóa để biểu hiện kết cấu, chất liệu khác nhau, chúng có thể được khai thác cùng với nhiều yếu tố khác làm cho tính ngưng tụ của hình trên mặt phẳng ấy càng thêm củng cố và biểu hiện. Nhìn từ góc độ tượng trưng thì mỗi yếu tố ngoài cái biểu hiện hữu hình nó còn biểu hiện ý tưởng vô hình. Khi thì tạo ra cảm giác tĩnh lặng từ yếu tố ngang; khi thì dẫn dắt cảm nhận người xem vào sự chuyển động từ yếu tố chéo… Mỗi yếu tố đều góp phần cho việc diễn tả ý tưởng nào đó mà nghệ sĩ muốn truyền đạt đến người xem.

Và như vậy, mỗi yếu tố khi được nghệ sĩ chọn lọc sáng tạo đưa vào mặt phẳng đều phải tạo nên tính thống nhất giữa cảm tính thị giác và lý tính phân tích. Luận về giá trị, thật khó phân biệt giữa các yếu tố (tạo hình) can một bức tranh được thể hiện qua nét cọ của họa sĩ với yếu tố được nhà nhiếp ảnh biểu hiện qua bức ảnh cái nào nghệ thuật hơn. Rõ ràng là khi tái hiện sự vật, người nghệ sĩ hội họa hay nhiếp ảnh đều đặt cho mình nhiệm vụ phản ánh cái đẹp bằng các yếu tố tạo hình. Ở đó, các chức năng thẩm mỹ của chúng không chỉ bộc lộ qua cái cụ thể là màu sắc, đường nét, hình khối…mà còn thể hiện tâm trạng, cảm xúc về thế giới trong một khoảnh khắc điển hình của cái “tôi” độc đáo, riêng biệt.

Sắp xếp các yếu tố tạo hình
Luận về sắp xếp, có người dùng đường thẳng để phân chia bề mặt theo những con số, có người quy thành các chữ cái…và có thể còn rất nhiều quan niệm khác, càng tính toán càng rối rắm. Theo người viết, sáng tạo là thế giới vô hạn, phương pháp là tổng kết cái hữu hạn. Vậy, sắp xếp tốt nhất là sự thống nhất hài hòa các yếu tố và điều cần suy nghĩ trước tiên là các yếu tố ấy được biểu hiện trong không gian cụ thể chứ không phải là phương pháp.

Tiền đề trên cho ta cái nhìn về vấn đề sắp xếp của hội họa và ảnh nghệ thuật. Trước nhất có thể thấy việc sắp xếp, bố trí các yếu tố của hai nghệ thuật có nhiều điểm tương đồng bởi căn bản là cả hai cùng sử dụng không gian hai chiều để làm điểm xuất phát. Nếu hội họa, xem sắp xếp là tổng thể kết cấu, bố trí các yếu tố thị giác nhằm mục đích diễn đạt ý tưởng mà không làm cho người xem có cảm giác bị chi phối bởi sắp xếp; thì có thể nói, nhiếp ảnh tiếp nhận toàn bộ khám phá về sắp xếp của hội họa vào trong ảnh của mình. Ta có thể tìm thấy những giải pháp sắp xếp về đối xứng, không đối xứng, tạo khoảng trống, chồng lên nhau, đường mạnh, điểm mạnh…đều có mặt trong hệ thống tạo hình của ảnh. Sự gợi mở tác động qua lại của hai nghệ thuật đã góp phần tạo nên sự tương đồng khi xử lý đường viền hoặc xây dựng các yếu tố đặc tả.

Mở rộng khía cạnh sắp xếp, với thị giác, các nhà nghiên cứu mỹ thuật đã có những phân tích khá rõ ràng ba tọa độ đối với hình: góc nhìn (cao, thấp, ngang, bằng), khoảng cách (từ vị trí nhìn đến vật thể) và hướng nhìn (trái, phải, thẳng hàng). Tương tự, trong nhiếp ảnh được biểu hiện theo trình tự là ống kính, khoảng cách, góc độ chụp. Cả ba yếu tố vừa nêu đều được hội họa lẫn nhiếp ảnh sử dụng khi xác định vị trí của vật thể trong không gian bất luận kích thước vật thể như thế nào. Hơn thế nữa, ba yếu tố ấy không chỉ góp phần làm rõ mối quan hệ giữa các vật thể trong không gian, mà còn làm nên chỉnh thể của sự sắp xếp các yếu tố tạo hình trong một kích thước nhất định.

Chiều sâu không gian
Diễn tả không gian trong hội họa hay nhiếp ảnh là vấn đề phức tạp. Nó vừa bị chi phối bởi những nguyên lý, qui luật của thị giác, quang học, vừa liên quan đến sự phối hợp các yếu tố tạo hình trong không gian ấy (tức bề mặt tác phẩm), và có khi bị chi phối bởi đặc trưng của từng nền văn hóa-nghệ thuật khác nhau. Trong phạm vi giới hạn bài viết này chỉ đề cập chiều sâu không gian.

Trước nhất, với không gian theo nghĩa hẹp, điều dễ nhận ra là hội họa và ảnh nghệ thuật có cùng điểm chung là sử dụng các yếu tố tạo hình để tạo ra chiều sâu không gian trên mặt phẳng hai chiều (dài, rộng) nhằm cho người xem nhìn thấy một khung cảnh “thật” như không gian ba chiều.

Một vật thể nếu muốn được nhận biết thì nó phải được tách ra khỏi bóng tối tức không gian mà nó hiện diện, đồng thời phải có đủ độ sáng thì thị giác mới có thể nhìn rõ màu sắc và chi tiết. Mặt khác, khi thị lực con người ở điều kiện hai cực: rất sáng hoặc rất tối thì không thể nhìn rõ sự vật. Điều này khoa học đã chứng minh: khi sự tương phản ánh sáng cao độ, vật thể sáng sẽ hòa nhập vào ánh sáng mạnh, vật thể đậm sẽ trộn lẫn vào bóng tối. Và như thế, khi hình ảnh không rõ ràng thì người ta phải sử dụng đến khả  năng tri giác để nhận biết.

Cả hai nghệ thuật đều khai thác điểm này khi xử lý các yếu tố tạo hình ở ngoài sáng hoặc trong tối để tạo nên tính ngưng tụ của hình. Có thể nói, hội họa và nhiếp ảnh đều vận dụng những phân tích khoa học về ánh sáng vào trong tranh, ảnh; kể cả khi khai thác yếu tố tạo hình khi thì xuất hiện rõ rệt, khi ẩn hiện, chìm khuất trong không gian. Nhìn từ góc độ về sự tồn tại của hình trong không gian, ta có thể thấy, hội họa tạo nên những biến đổi hình thể của một bộ phận nào đó để diễn đạt ý tưởng chủ quan; còn nhiếp ảnh vẫn đưa ra được những biến đổi của các yếu tố bằng cách khai thác đặc tính các loại ống kính (góc lớn, mắt cá,…).

Cũng vậy, các nghệ sĩ hội họa hay nhiếp ảnh luôn tìm tòi và khai thác khả năng dùng đặc trưng tạo hình làm phương tiện biểu hiện không gian trong tác phẩm của mình. Nếu quan niệm về không gian theo luật viễn cận đã ngự trị rất lâu trong nghệ thuật hội họa nhiều thế kỷ trước kia; thì ngày nay, hội họa hiện đại đã thay đổi rất nhiều quan niệm về không gian. Nhiều quan niệm cho rằng không gian trong nghệ thuật (tạo hình) có nhiều điểm nhìn. Nghĩa là, trên tranh không chỉ có điểm nhìn duy nhất mà còn có thêm nhiều điểm nhìn khác, có khi không cùng trật tự với điểm nhìn kia. Những khái niệm biểu hiện không gian như vừa nêu không chỉ có trong hội họa mà còn có trong cả ảnh nghệ thuật. Cả hai nghệ thuật đều có cách tạo nên tổ hợp nhiều góc nhìn trong cùng một không gian hoặc nhiều không gian khác nhau.

Chuyển sang góc độ rộng hơn, khi nói đến không gian trong hội họa hoặc ảnh nghệ thuật là nói đến một chỉnh thể toàn vẹn. Chúng không vì mục đích tự thân mà nhằm biểu hiện tư tưởng, tình cảm của con người trong cuộc sống. Không gian nghệ thuật không giống như không gian khoa học. Nếu không gian khoa học là khách quan, lấy cái mà mắt nhìn thấy được và những suy luận toán, lý làm căn cứ; thì không gian nghệ thuật là chủ quan, lấy tưởng tượng và nhu cầu biểu hiện làm xuất phát điểm.

SỰ KHÁC BIỆT  
Cách thức thể hiện các yếu tố tạo hình

Cách thức thể hiện được hiểu là những thao tác nghệ thuật mà người nghệ sĩ dùng để thể hiện tác phẩm của mình. Giữa hội họa và ảnh nghệ thuật ngoài sự khác biệt ở mỗi nghệ thuật có một hay nhiều phiên bản, còn khác nhau bởi thao tác nghệ thuật để thể hiện tác phẩm. Đối với hội họa, khi đối tượng được tái tạo trên tranh người họa sĩ ngoài việc nắm vững nguyên tắc tạo hình cơ bản (cơ thể học, viễn cận, màu sắc…), nó còn đòi hỏi họa sĩ sử dụng thao tác riêng biệt diễn đạt ý nghĩa, tư tưởng chủ đề…và cả cảm xúc của mình. Trước đối tượng, người họa sĩ có thể thay màu, sắp xếp vị trí, thêm bớt chi tiết…một cách chủ động nhằm làm rõ nhân vật, sự kiện, nhấn mạnh điểm chính, làm lu mờ điểm phụ… Và đặc biệt, trong quá trình thể hiện họ có thể thêm, bớt, thay đổi dần hoặc bỏ bớt… để “đưa ra” ra cái diễn đạt hiệu quả nhất trong tác phẩm của mình.
Còn nhiếp ảnh thể hiện tác phẩm bằng cách thức khác hẳn và hầu như phải cần một thực thể tồn tại, hiện diện cụ thể. Vì “ảnh” chính là “chụp” nên khi tái hiện lại sự vật nhà nhiếp ảnh phải có mặt tại một không gian, thời gian nhất định, chờ đến thời khắc cần thiết để bấm máy. Nghệ sĩ nhiếp ảnh cũng không thể di chuyển các thành phần của đối tượng hoặc “bắt” chúng tập hợp lại trong thị trường của ống kính của mình. Trường hợp, nếu muốn thay đổi nhà nhiếp ảnh chỉ có thể bằng cách tự xê dịch cho đến khi đối tượng lọt vào vị trí thích hợp trong khuôn hình.

Và khi nhà nhiếp ảnh “ghi” lại cái đang hiện diện, dù họ có thể tự do lựa chọn cách thể hiện (góc nhìn, đặc tả, xóa mờ, thay đổi màu sắc…) nhưng họ lại không thể loại bỏ ngay đối tượng dù đối tượng ấy là một cản ngại cho bố cục. Ngược lại, trong hội họa, chức năng ghi nhớ, tưởng tượng là một ưu thế nên họa sĩ không phụ thuộc vào đối tượng có trước mắt hay không. Họ có thể tái hiện cảnh hoàng hôn vào buổi sáng, bình minh vào buổi chiều; diễn đạt sự kiện đã qua hay bày tỏ tình huống tương lai một cách dễ dàng. Nếu cần thiết, họ sẽ hoán đổi các chi tiết thậm chí loại bỏ đối tượng hết sức dễ dàng.

Phương tiện, trang thiết bị…
Hiểu một cách khái quát, phương tiện, trang thiết bị là những dụng cụ-công cụ, vật liệu (material)…mà người nghệ sĩ sử dụng để thực hiện tác phẩm của mình. Xét từ góc độ này, có thể nhận ra phương tiện của hội họa và nhiếp ảnh hoàn toàn khác biệt. Với hội họa, ngoài các trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu như: cọ, màu, viết chì, bút sắt, pallete…phải nói đến một “phương tiện đặc thù” mà có lẽ không ngoa khi nói rằng, bất cứ một tác phẩm nào ra đời đều có sự đồng hành của nó: bàn tay (và “lực” của nó).

Vẽ tay có lịch sử từ lâu đời – nếu tính từ những bức họa trong hang động được tìm thấy đến nay đã hơn 30 thế kỷ (còn nếu so với phương tiện thì ngày nay đã khác nhiều). Phương tiện thì thay đổi nhưng cũng không sao thay thế được cái hiệu quả nhất, diễn đạt lý tưởng nhất của vẽ tay ở họa sĩ cho dù ở giai đoạn phác thảo hay hoàn tất. Mỗi phương tiện, dụng cụ vốn dĩ chỉ là “điểm chết” cho đến khi nó được bàn tay của người họa sĩ trực tiếp định hình, tạo nên sự sống cho nó bằng những yếu tố to, nhỏ biến hóa khác nhau cùng với sự cảm nhận trực giác thông qua sự quan sát. Đặc biệt hơn, tác phẩm hội họa được thể hiện trên bề mặt các vật liệu đa dạng (giấy, bố, lụa…), và chỉ có một bản duy nhất (nếu so với đồ họa  thì khác).

Ngược lại, một bức ảnh ra đời luôn gắn liền với các phương tiện máy móc (máy ảnh, ống kính) và phải trải qua chuỗi hệ thống quy trình kỹ thuật khá phức tạp. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh sử dụng các phương tiện máy móc này như là những công cụ tạo hình nghệ thuật (tất nhiên kỹ thuật trong nhiếp ảnh hoàn toàn không phải là máy móc thuần túy). Hơn nữa, tác phẩm ảnh được hình thành còn phụ thuộc vào rất nhiều chất lượng của phương tiện vật lý quang học và hóa học như: phim, hóa chất tráng phim, hiện ảnh; đặc tính của giấy ảnh (mỗi loại có tính hóa lý riêng biệt)…kể cả trang thiết bị như: máy ảnh, ống kính, chân máy, giây bấm máy, dù, đèn…thiết bị kỹ thuật càng hiện đại, càng có khả năng giúp cho sự diễn đạt tốt hơn.

Điểm qua một số khía cạnh về sự tương đồng và khác biệt giữa hội họa và nhiếp ảnh có thể thấy, sự biểu hiện cái đẹp của từng nghệ thuật, trong tính thống nhất chung về cái đẹp có những nét hết sức riêng biệt. Mỗi nghệ thuật đều có ưu thế không chỉ ở sự diễn đạt đối tượng khác nhau mà còn là cách thức diễn đạt khác nhau về đối tượng đó. Và, nếu mỗi nghệ thuật có khả năng diễn đạt cuộc sống thuộc “thẩm quyền” của mình thông qua thủ pháp nghệ thuật đặc thù, thì mỗi nghệ thuật cũng có những cách thức để khắc phục những hạn chế của mình bằng cách sử dụng những mối liên hệ khác nhau để giải quyết nhiệm vụ và chức năng của nghệ thuật.

Xã hội càng phát triển càng tạo ra nhiều khả năng cho sự phồn vinh của văn hóa tinh thần thì càng là mảnh đất màu mỡ ươm mầm cho nhiều nghệ thuật mới xuất hiện. Mỗi nghệ thuật là tài sản có một không hai của nền nghệ  thuật nhân loại. Không có nghệ thuật nào có thể thay thế cho nghệ thuật nào. Đồng thời chúng có chiều hướng trao đổi, cọ xát lẫn nhau và làm giàu cho nhau như một quy luật trong sự tác động qua lại của các hình thức nghệ thuật.

Trong xu thế ấy, nhiều giải pháp tạo hình (nét cọ, viết chì, than, sơn dầu, phấn màu…) không còn là độc tôn của hội họa.Với phần mềm( soft ware) trên máy tính hiện nay thay đổi các yếu tố tạo hình( màu sắc tương phản, thêm bớt đối tượng…) không còn là điều khó khăn, nhất là đối với nhiếp ảnh. Kỹ thật buồng tối dần nhường chỗ cho “buồng sáng”, và bức ảnh khi ra đời có thể sẽ vừa là thật vừa là giả, vừa là ảnh vừa là tranh…

Cùng với sự phát triển của phương tiện tạo ảnh( hiểu theo nghĩa rộng), hội họa đã chuyển hướng thông qua sự đổi mới phương thức diễn đạt của mình.Vẫn biết, giá trị đích thực của tác phẩm là do nghệ sĩ tạo ra, còn yếu tố nào tạo nên tác phẩm là điều rất khó định nghĩa nhưng cũng không mấy quan trọng. Hội họa không khước từ việc tái tạo tự nhiên, nhưng nếu mô phỏng như cái vốn có thì có lẽ không có nhiều ưu thế như nhiếp ảnh hoặc các hình thức nghệ thuật khác trong thời đại kỹ thuật số. Theo người viết, “ghi chép tài liệu” trong lĩnh vực hội họa không phải chỉ chép theo kiểu “ghi biên bản” mà còn phải “ghi cái chân dung” của sự vật. Nghĩa là bao cảm những xúc cảm tạo hình cụ thể trong không gian, thời khắc cụ thể nên khó phương tiện nào có thể thay thế… Bởi vậy, sử dụng phương tiện tạo ảnh như một công cụ ghi chép tài liệu thay cho ký họa – hoặc phác thảo(trong gian đoạn học tập) dù là ở mức độ nào vẫn là sự che đậy những hạn chế, yếu kém về kỹ năng quan sát, năng lực ghi nhớ… Và sẽ càng tai hại hơn nếu thiếu bản lĩnh trong sáng tạo nghệ thuật. Bởi sự lạm dụng sẽ làm nghèo đi thủ pháp, dẫn đến sói mòn hoặc giết chết cảm xúc tạo hình (vốn là thành tố rất quan trọng) – nếu không muốn nói là không thể thiếu.

“Trích từ báo thông tin Mỹ thuật trường Đại học Mỹ thuật TP. HCM số 23 – 24 tháng 11 năm 2008 ”    
Hơn 200 Họa Sĩ Cùng Chung Triển Lãm Tại TP HCM
Hơn 200 tác phẩm của hàng trăm họa sĩ, điêu khắc gia đã hội ngộ về không gian Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM trong một cuộc triển lãm quy mô lớn, báo cáo kết quả 3 tháng tham gia trại sáng tác do hội mỹ thuật TP tổ chức. Năm 2009, Hội mỹ thuật TP tổ chức 10 trại sáng tác cho các hội viên. Bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6, hàng trăm hội viên đã đi thực tế tại nhiều địa điểm ở TP HCM, các tỉnh miền Nam, miền Trung và Hà Nội... để tìm cảm hứng sáng tác nhiều tác phẩm. Trong hơn 200 tác phẩm gửi được...
5 Họa Sĩ VN Dự Triển Lãm Tranh Quốc Tế Tại Malaysia
TT - Năm họa sĩ VN gồm Nguyễn Thị Tâm, Uyên Huy, Đặng Thị Dương, Cao Thị Được và Nguyễn Như Khôi vừa có mặt tại TP Penang, Malaysia để tham gia triển lãm tranh quốc tế với chủ đề Nghệ thuật, cuộc sống và cái nhìn (Art, life and vision) diễn ra từ ngày 23 đến 26-7-2009. Triển lãm do Tập đoàn Nghệ thuật quốc tế (ArtGroup International) tổ chức, với sự tham gia của 100 họa sĩ xuất sắc đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi họa sĩ mang đến triển lãm một tác phẩm với cái nhìn riêng về nghệ...
Có Một Vùng Sông Nước Trong Tranh
Cùng một thế hệ, sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Long và cùng chọn hội họa để theo đuổi, nhưng hai hoạ sĩ Đặng Can và Chiêu Đồng vẫn có cách riêng của mình để bày tỏ tình yêu của mình đối với một vùng quê sông nước. Năm năm trước, đôi bạn thâm giao này đã lần đầu tiên ra mắt công chúng TP. Hồ Chí Minh bằng một triễn lãm chung tại trụ sở Hội Mỹ Thuật và nay họ lại đứng bên nhau trong triễn lãm "Nét duyên Mekong" ở gallery Phương Mai (khai mạc ngày 28/ 6 tại 129B Lê Thánh Tôn, Q 1)
Triểm Lãm Của “ Họa Sĩ Đồng Nát”
Người xem thích thú với bức tranh Tiếng rao trưa Ảnh: LÊ VÂN Họa sĩ đồng nát - đó là biệt danh mà bạn bè gán cho Lâm Chiêu Đồng . Tranh của ông là những xúc cảm được cóp nhặt từ những tờ tạp chí cũ , bìa tranh ảnh bỏ đi hay đôi khi là miếng xốp vụn , bìa cactông lượm lặt được sau mỗi phiên chợ chiều . Lần này, trở lại với Sài thành , họa sĩ của miệt vườn sông nước Vĩnh Long đã đem đến cho người xem nhiều khoái cảm với triển lãm Một thoáng Mekong. Đây là triển lãm chung của Lâm Chiêu Đồng...
TRIỄN LÃM MỘT THOÁNG MEKONG-Đồng Cảm Về Một Miền Quê
TRIỄN LÃM MỘT THOÁNG MEKONG: Đồng cảm về một miền quê Chú thích hình 25 bức tranh sơn dầu của họa sĩ (HS) Đặng Can và 16 bức tranh dán giấy của HS Chiêu Đồng đã được trưng bày trong cuộc triển lãm chung mang chủ đề Một thoáng Mekong (từ ngày 28/6 đến 7/7/2009 tại Gallery Phương Mai- 129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM). Có nhiều điểm chung giữa hai HS này: cùng sinh trưởng và họat động mỹ thuật tại Vĩnh Long , cùng ở độ tuổi ngòai 50, cách đây hơn 30 năm cùng đến với hội họa từ sự dẫn dắt của HC...
Một Thoáng Mê – Kông
Giữa không khí nóng bức của mùa hè tháng 6 Sàigòn.Không hẹn, các hoạ sĩ thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long,đã có dịp hội tụ nhau tại thành phố Hồ Chí Minh,bằng hai cuộc triển lãm tranh sơn dầu và xé giấy.Một.Tại Bảo Tàng Mỹ Thuật TP.HCM.Triển lãm của hoạ sĩ Phước An đến từ Tiền Giang.Hai.Tại phòng tranh tư nhân Phương Mai.Triển lãm của hai hoạ sĩ Đặng Can và Chiêu Đồng đến từ Vĩnh Long.
Triển Lãm Tranh "Một Thoáng Me Kong"
Trưng bày 30 tác phẩm tranh sơn dầu và dán giấy của các họa sĩ  Đặng Can & Chiêu Đồng. Thời gian : 29/06 – 07/07, 2009.Tại : Phuong Mai Art Gallery.Địa chỉ: 129B Lê Thánh Tôn , Q.1Quí vị có thể xem tranh của các hoạ sĩ Đặng Can & Chiêu Đồng qua trang web sau:
NÉT CỌ SÀI GÒN
Hồ Hữu Thủ, Lê Thanh, Trịnh Thanh Tùng, La Hon là bốn gương mặt cố cựu của hội họa Sài Gòn. Họ đã có tranh triển lãm từ trước 1975 và tiếp tục sống với hội họa từ đó đến nay. Riêng Đỗ Duy Tuấn dù xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế cũng đã trở thành một cái tên khá quen thuộc của làng mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh từ khoảng giữa thập niên 1990. Tranh của họa sĩ Hồ Hữu thủ Tranh của họa sĩ Lê Thanh Ba mươi bức tranh của nhóm năm tác giả này làm nên phòng tranh tại gallery Phương Mai
TRIỂN LÃM TRANH “ NÉT CỌ SÀI GÒN”
: Những rung cảm đẹp Triển lãm Nét cọ Sài Gòn từ 7/3 đến 15/3 tại Gallery Phương Mai (Q.1, TP.HCM) là nơi hội tụ hơn 30 tác phẩm của năm họa sĩ (HS) Hồ Hữu Thủ, La Hon, Lê Thanh, Trịnh Thanh Tùng và Đỗ Duy Tuấn. Các HS này đã có nhiều cuộc triễn lãm tranh trong và ngoài nước từ những năm thuộc thập niên 60 , 70 của thế kỷ trước đến nay. Họ cũng đã sở hữu nhiều giải thưởng hội họa trong nước và quốc tế. HS Đỗ Duy Tuấn sinh truởng tại Huế, tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế, hoạt động Mỹ Thuật ở...
Nét Cọ Sài Gòn Mừng 8/3
Chú thích hình TT&VH) - Hôm qua 7/3, các ông họa sĩ Đỗ Duy Tuấn, La Hon, Lê Thanh, Hồ Hữu Thủ và Trịnh Thanh Tùng đã cùng nhau triển lãm 30 tác phẩm tại gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q1, Tp.HCM). Hầu hết các tác phẩm của năm họa sĩ vẽ về phụ nữ, như một món quà dành tặng ngày 8/3. Đặc biệt các ông họa sĩ này đều thuộc hàng lão làng trong giới mỹ thuật Tp.HCM, người nhỏ tuổi nhất là Đỗ Duy Tuấn cũng sinh năm 1954, ba họa sĩ Lê Thanh, Hồ Hữu Thủ, Trịnh Thanh Tùng cùng sinh năm 1942....
TP.HCM: 3 Cuộc Triển Lãm Tranh Mừng 8-3
Chú thích hình Thứ Bảy, 07/03/2009, 18:45 (GMT+7) * Triển lãm tranh tượng của các họa sĩ nữ TTO - Chiều 6-3, các họa sĩ nữ TP.HCM đã tổ chức triển lãm tranh tượng chào mừng ngày tôn vinh của phái đẹp (ngày quốc tế phụ nữ 8-3) ngay tại trụ sở Hội Mỹ thuật TP (218A Pasteur, Q.3). Với chủ đề "Ấn tượng Nam bộ", triển lãm năm nay đặc biệt hơn các năm trước là do có sự phối hợp của Hội Mỹ thuật VN và Hội Mỹ thuật TP nhân tiến tới chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Mỹ thuật VN sẽ diễn ra tại...
Tre Đỏ Và Làng Quê Bắc Bộ Trong Tranh Nguyễn Bá Tuấn
Chú thích hình TTO - Sau 2 năm, họa sĩ Nguyễn Bá Tuấn lại vào TP.HCM để "khoe" những tác phẩm mới nhất của mình trong triển lãm mang tên "Tre đỏ" (*). Nếu như triển lãm trước (vào năm 2006, tại gallery Lotus) anh mang cả đồng bằng Bắc bộ vào Nam, thì lần này, cũng với đề tài ấy, nhưng các tác phẩm của anh đã có sự chắt lọc, tinh tế và có chiều sâu hơn. Mỗi bức tranh là khoảnh khắc bất chợt với hoàng hôn đỏ rực một bờ tre, những chiếc vó, đụn rơm mờ hoặc trong đêm trăng thanh vắng, hay những...
Lê Minh - NGỌT NGÀO SÀI GÒN NAM BỘ
Tranh của Họa sĩ Lê Minh Trường Mỹ nghệ Thực hành là cái nôi đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ của miền Nam trước khi có Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định, tiền thân của trường đại học Mỹ Thuật TP. HCM ngày nay. Triển lãm đầu tiên của Lê Minh cách nay đã trên nửa thế kỷ tại Sài Gòn ngày trước, khi ông vừa tròn đôi mươi và mới tốt nghiệp trường Mỹ nghệ Thực hành Gia Định. Không chỉ vẽ tranh, Lê Minh còn làm báo, là một cái tên khá quen thuộc trong số những họa sĩ trình bày và minh họa...
HỒ HỮU THỦ - MỘT MỸ CẢM SIÊU THOÁT
Nguyễn Viện Thấm nhuần tinh thần phật giáo với một tâm thế hòa bình, Hồ Hữu Thủ đã hóa giải được mọi xung động bên trong cũng như ngoài để chỉ còn là một tâm hồn thuần phác và mẫn cảm trước cái đẹp. Bởi thế tranh của Hồ Hữu Thủ đa sắc, giàu nhịp điệu nhưng vẫn toát ra một niềm dịu dàng và thơ mộng. Hội họa là một trò chơi của một tâm hồn vắng lặng đầy sự thật và được biểu hiện qua những ẩn ngữ của mọi người đang có, đang khao khát, thứ dấu ấn tinh khiết vụt mở ra làm ta ngạc nhiên trong say...
HỒ HỮU THỦ - “Ý Tưởng Là Rác. Sáng Tạo Phải Như Đóa Hoa Đang Nở”
Phan Hoàng Chú thích hình Nổi danh trong làng hội họa Sài Gòn từ trước năm 1975, đến nay họa sĩ Hồ Hữu Thủ vẫn rất sung sức trong sáng tạo bằng một tâm thức thiền . Đặc biệt, ông đạt nhiều thành tựu về tranh sơn mài trừu tượng, chinh phục cả những người thưởng ngoạn khó tính trong và ngoài nước. Dù đã nhiều lần gặp gỡ và xem tranh của họa sĩ Hồ Hữu Thủ từ hơn 15 năm trước, nhưng đến bây giờ tôi mới có dịp thực hiện cuộc phỏng vấn ông tại phòng tranh. Trong thời tiết lành lạnh của một chiều...
HỒ HỮU THỦ VÀ THẾ GIỚI MỘNG ẢO
Trần Nhựt Tâm. Huyền bí Trên những nẻo đường sáng tạo, có nhiều họa sĩ ôm choàng lấy hiện thực để nuôi dưỡng tâm hồn, nhưng có người lại để cho mộng ảo tuôn trào mà nuôi hiện thực. Hồ Hữu Thủ rơi vào trường hợp thứ hai. Nhiều bức tranh phản ánh bao khắc khoải của những tâm hồn chới với, những tiếng kêu nghẹn ngào của tin yêu đã vụt tắt, nhưng cũng có những bức tranh-là-bến-hẹn-muôn-đời-của-nhạc-và-thơ, phản ánh một tâm-hồn-làm-miền-cư-ngụ-thái-hòa-cho-mộng-ảo. Hồ Hữu Thủ cũng rơi vào trường...
ĐÔI MẮT VÀ 50 NĂM VẼ
Phan Vũ Họa sĩ Trịnh Thanh Tùng 1.Tôi luôn bị ám ảnh về đôi mắt của Trịnh Thanh Tùng. Từ năm 1990, một màn sương đã che phủ mắt trái của anh. Thanh Tùng sang Mỹ, được một hội đồng y khoa trong một hội nghị quốc tế về mắt hội chẩn và kết luận anh bị thoái hóa hòang điểm mắt trái, không chữa được. Liên tiếp trong những năm sau đó, anh đã được điều trị, phẫu thuật với các bác sĩ có tiếng của Sài gòn nhưng mắt trái vẫn vô dụng và mắt phải cứ ngày một mờ dần. Nguyên nhân có thể là từ năm 1965,...
Từ Trường Vẽ Gia Định Đến Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chú thích hình Vào những năm đầu thế kỷ 20, ở Việt Nam một loạt các trường mang hình dáng mỹ thuật ra đời. Tuy nhiên, trong thời gian này đất nước đang nằm trong ách thống trị của thực dân Pháp. Vì thế mà ngay cả con người, vận mệnh của đất nước còn chìm nổi và bấp bênh thì nghệ thuật cũng khó định hình để phát triển. Ở thời kỳ này, các trường Mỹ thuật được thực dân Pháp thành lập với ý đồ thống trị lâu dài của chúng, vì thế mà các trường được lần lượt ra đời trong một khoảng thời gian rất...
TRƯỜNG VẼ GIA ĐỊNH – ĐẠI HỌC MỸ THUẬT Tp.HCM
KỶ NIỆM 1913----95 năm----2008 Chú thích hình I.- KHƠI DÒNG: Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước VIỆT NAM, tổ tiên chúng ta đã đổ biết bao nhiêu máu đào để bảo vệ non sông và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đặc thù và độc lập. Bên cạnh lịch sử chiến đấu để sinh tồn, CÁI ĐẸP vẫn được cha ông ta thể hiện trong từng thời kỳ qua các di chỉ khảo cổ và di tích văn hóa. Trong bước đường mở cõi về phương Nam, những điạ danh như: Đồng Nai, Bến Nghé, Bình Dương, Sài Gòn, Gia Định..v..v…vẫn in đậm vết...
Tranh Lê Phổ “Ở Đâu”?
? Danh họa Lê Phổ Như TT&VH đã phản ánh về 2 cuộc đấu giá tranh tại Singapore vừa qua, diễn ra cùng thời gian với Art Singapore 2008 - tại đó, tranh Lê Phổ tuy rớt giá, nhưng bức cao nhất trong số 4 bức được bán vẫn đạt trên 33 ngàn USD. Tranh Lê Phổ hiện giờ ở đâu? - câu hỏi tưởng chừng đơn giản, nhưng xét lại, cũng không dễ trả lời. Trong suốt cuộc đời hội họa của mình, ông vẽ thuộc diện nhiều nhất trong các họa sĩ thành danh của Việt Nam thời kỳ đầu, với hàng ngàn bức. Vậy nhưng, hiện tại...