• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
ĐÔI MẮT VÀ 50 NĂM VẼ
Phan Vũ

Họa sĩ Trịnh Thanh Tùng

1.Tôi luôn bị ám ảnh về đôi mắt của Trịnh Thanh Tùng. Từ năm 1990, một màn sương đã che phủ mắt trái của anh. Thanh Tùng sang Mỹ, được một hội đồng y khoa trong một hội nghị quốc tế về mắt hội chẩn và kết luận anh bị thoái hóa hòang điểm mắt trái, không chữa được. Liên tiếp trong những năm sau đó, anh đã được điều trị, phẫu thuật với các bác sĩ có tiếng của Sài gòn nhưng mắt trái vẫn vô dụng và mắt phải cứ ngày một mờ dần.
“Nguyên nhân có thể là từ năm 1965, trong thời kỳ hoạt động phong trào sinh viên học sinh đấu tranh, tôi đã bị bắt và bị tra tấn. Chúng cột đầu tôi vào một điểm cố định, dùng hai ngọn đèn pha cực mạnh chiếu vào mắt. Dù lúc đó tôi đã nhắm mắt lại nhưng vẫn không chịu nổi sức nóng và đến 6 tháng sau, nhìn đâu cũng thấy hai đốm lửa…”, Tùng nói.
Như vậy, trong một thời gian dài họa sĩ Trịnh Thanh Tùng vẽ bằng một con mắt thương tật và một mắt chỉ còn 30% thị lực. Anh cho biết : “Màu sắc thì đã thuộc lòng  nhưng đường nét rất khó chính xác. Tôi phải nghiên cứu vẽ khối, mảng nhưng nhiều lúc cũng cảm thấy bế tắc. Sắp tới, trong tình trạng này, để giải quyết cái nhìn chỉ còn lờ mờ, tôi phải chuyển sang điêu khắc và vẽ trừu tượng, có như vậy thì mới tiếp tục theo đuổi được niếm đam mê cho tới một ngày không nhìn thấy nữa….”.
2.Trịnh Thanh Tùng là một họa sĩ tự học. Nhà nghèo, anh vừa đi học vừa phải kiếm tiền giúp gia đình, không có điều kiện vào trường mỹ thuật. Năm 13 tuổi, anh đến các rạp xi nê xin được phụ giúp công việc vẽ bảng quảng cáo phim: rửa cọ, giặt phong màn….để có điều kiện lấy những mảnh vải rách, chút màu sơn tập luyện vẽ. Vậy mà đến 1958, ở tuổi 18 anh đã có tác phẩm tham gia triển lãm chung với một số họa sĩ ở SG. Mấy năm sau đó, trong triển lãm cá nhân đầu tiên, Trịnh Thanh Tùng đã bán được 1/3 số tranh trưng bày.
Vừa lo mưu sinh, vừa tham gia công tác nội thành, lại luôn luôn phải đối phó với lệnh động viên quân dịch của chế độ cũ, nên phải có niềm đam mê hội họa mãnh liệt lắm Trịnh Thanh Tùng mới có thể sáng tác được. Nhưng cũng chỉ đến năm 1965 thì Tùng đành tạm chia tay với màu và cọ vì bị chính quyền Sài gòn kết tội, bị tù đày. Bảy năm sau ra tù, thân thể suy kiệt vì giam cầm, tra tấn, Tùng được tổ chức sắp xếp cho đi ở ẩn tại một ngôi chùa ở vùng sâu. Thời gian này anh vẽ lại, chủ yếu là ký họa cho quen tay. Sau ngày 30/04/1975, Trịnh Thanh Tùng nhận công tác thông tin tuyên truyền, chuyên vẽ tranh cổ động, vẽ biếm họa; đến năm 1985 được nghỉ hưu non vì lý do sức khỏe, từ đó anh bắt đầu chính thức sống với hội họa.
Khởi đầu với tranh hiện thực, Trịnh Thanh Tùng đã nhanh chóng chuyển sang tranh Ấn tượng với nhiều biến ảo trong thủ pháp nghệ thuật. Có lúc anh sử dụng ngôn ngữ Tượng trưng và Biểu hiện trong một số tác phẩm rồi bắt đầu khám phá nhiều điều mới lạ và thật thú vị với tranh Trừu tượng. Trong tranh của anh, những chân dung thiếu nữ thật mượt mà nhưng khi anh vẽ đề tài chiến tranh thì rất dữ dội-tất cả đều có dấu ấn của một tâm hồn lãng mạn trên một cái nền kỹ thuật vững chắc.

 3.Cuộc triển lãm của Trịnh Thanh Tùng khai mạc ngày 16/09/2008 tại Bảo tàng Mỹ thuật Tp.HCM (97 Phó Đức Chính. Q.1) có tên “Trò chơi ký ức-kỷ niệm 50 năm cầm cọ”. Tác giả phòng tranh giải thích: “Tôi không quan niệm vẽ là một nghề mà là nghiệp, song lại là một trò chơi (không phải là “sân chơi” như cách báo chí thường dùng), trong trò chơi ấy người họa sĩ dùng ngôn ngữ hội họa làm phương tiện để bộc bạch tâm hồn mình. Tại sao lại là ký ức? Bởi những gì chúng ta sống hôm nay chỉ ngày mai thôi đã trở thành ký ức….”.
Những mảng “ký ức” ấy được thể hiện trong 70 tác phẩm sơn dầu đủ cỡ với nhiều chủ đề: chiến tranh, tù đày, bè bạn, tình yêu…Những ký ức chiến tranh và tù đày trong các tranh cỡ lớn mà đường nét và màu sắc đã thực  sự gây ấn tượng mạnh với tôi, minh chứng cuộc sống dữ dội mà tác giả đã trải qua. Có cả những bức tranh chủ đề nạn nhân của chất độc màu da cam-một nỗi ám ảnh đến xót xa trong tình cảm của tác giả đối với những người chịu cảnh ngộ bi thảm mà chiến tranh đem đến. Mảng ký ức bi hùng chiếm 1/3 trong tổng số tranh trưng bày.
Tôi đã dừng lại trước những tĩnh vật hoa thật đẹp và những chân dung thiếu nữ thật gợi cảm để được nghe tác giả giãi bày: “Thật tình, có một thời gian gia đình chúng tôi đã sống bằng những bức tranh này vì vẽ bao nhiêu cũng bán hết; nhưng tôi đã ngưng lại để vẽ về chiến tranh, về chất độc da cam, vì tôi cảm thấy đời sống nghệ thuật của tôi sẽ không còn ý nghĩa nếu chỉ vẽ những bức tranh để kiếm được nhiều tiền…”.
Chia tay với Trịnh Thanh Tùng, tôi lại nhìn vào đôi mắt anh. Trong suốt cuộc nói chuyện, tôi vẫn nhìn vào đôi mắt ấy với một sự cảm phục. Với đôi mắt bình thường nhưng nhiều khi tôi nhìn sự vật không chính xác, vậy mà với đôi mắt thương tật, Trịnh Thanh Tùng đã vẽ được những bức tranh mang ý nghĩa chính xác về cuộc đời…
Vài Cảm Nhận Về Cái Động Trong Một Số Tranh Tĩnh Vật Ở Việt Nam
Trần Ngọc Vân Tĩnh vật là một thể loại tranh tương đối mới so với mỹ thuật truyền thống của dân tộc ta. Trước thế kỷ 20, ở Việt Nam tranh tĩnh vật chưa có một sự tồn tại độc lập với ý nghĩa là một thể loại tranh riêng biệt. Trong mỹ thuật dân gian, chủ yếu của dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống, Ngũ quả là một trong những tranh tĩnh vật hiếm hoi còn thấy được. Ngoài ra còn có dạng tranh tứ bình (mai, lan, cúc, trúc) cũng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, có thể nói tranh tĩnh vật như một thể loại...
Niềm Hoan Ca Của Hội Họa
Điền Thanh Kiệt tác của Henri Matisse là ngôi sao chói lọi, thu hút mọi người xem trong một cuộc triển lãm các họa phẩm trứ danh của hai nền mỹ thuật Nga-Pháp mượn được từ các viện bảo tàng của Nga ở Moscow và St.Petersburg. Giá như lúc này đây bạn được tận mắt thấy tuyệt tác hoành tráng, gây ấn tượng sâu đậm ấy nhan đề Vũ khúc (The Dance), trưng bày tại Bảo tàng Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh thì hay biết mấy. Được nhà sưu tầm Sergei Shchukin đặt vẽ năm 1910 để treo tại đại sảnh mênh mông...
Vị Trí Nào Dành Cho Nền Hội Họa Hôm Nay ?
? Điều lặp đi lặp lại khá nhàm tai của người Pháp: nền hội họa đang tụt dốc như một cái trục lăn, điều tồi tệ là nó đã chết và được chôn vùi từ lâu. Nếu đi sâu vào chi tiết để mổ xẻ thì ta có một danh sách rất dài các vấn đề mà các họa sĩ đương đại cần giải quyết .Đó là tâm lý trầm uất đã được họ thể hiện về mặt nghệ thuật. Sự phát triển tiềm năng của ngành video, nhiếp ảnh, nghệ thuật sắp đặt và trình diễn cho ta cảm giác đã đi đến sự kết thúc của nền hội họa. Việc nghiên cứu vấn đề này...
SƠN MÀI VIỆT NAM _CON ĐƯỜNG DI SẢN
Nguyễn Văn Minh Nghề sơn được hiểu như một nghề truyền thống, phát triển trên cơ sở hình thành những quần cư nông nghiệp lúa nước. Ban đầu, việc dùng nhựa sơn chỉ có ở vùng Viễn Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia hay Thái Lan, … Xuất phát điểm của nó rất có thể từ Trung Quốc rồi lan dần sang các nước khác theo một tiến trình giao lưu văn hóa. Từ đó, sơn mài Việt Nam trên con đường phát triển, ít nhiều chịu ảnh hưởng, tác động của sơn mài...
THỬ ĐI TÌM SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HỘI HỌA VÀ ẢNH NGHỆ THUẬT
Lương Bửu Hoàng Việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa mỹ thuật và nhiếp ảnh có rất nhiều góc độ khác nhau và còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, nên khi đi tìm sự tương đồng và khác biệt giữa hội họa và ảnh nghệ thuật ta sẽ bắt gặp không ít những vấn đề phức tạp. Hơn nữa, khi đặt chúng trong mối quan hệ đa chiều của nghệ thuật tạo hình thì lại nảy sinh những vấn đề không chỉ là sự riêng có giữa hội họa và ảnh nghệ thuật mà còn liên quan đến nhiều nghệ thuật khác như điêu khắc, đồ họa, trang...
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI HỌA TẠI PHÁP VÀ GIẢI THƯỞNG HỘI HỌA “ĐÔNG DƯƠNG” (PRIX DE L-INDOCHINE)
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI HỌA TẠI PHÁP VÀ GIẢI THƯỞNG HỘI HỌA ĐÔNG DƯƠNG (PRIX DE L INDOCHINE) MUỐN TÌM HIỂU VỀ HỘI HỌA VIỆT NAM VÀO ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ GIẢI THƯỞNG CÓ TÊN LÀ ĐÔNG DƯƠNG , CHÚNG TA CẦN NÓI SƠ QUA VỀ HOÀN CẢNH CŨNG NHƯ CƠ CẤU HỘI HỌA TẠI NƯỚC PHÁP VÀO THỜI ĐIỂM ẤY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI MỸ THUẬT VIỆT NAM. Ngô Kim Khôi Chú thích hình HÀN LÂM VIỆN VÀ CÁC TỔ CHỨC HỘI HỌA Nền hội họa Pháp chịu sự chi phối của Hàn lâm viện và các tổ chức hội họa. Viện Hàn lâm Pháp (Institut de France)...
Nét, Nhịp Điệu Trong Tranh VAN GOGH
Chú thích hình Van Gogh, hoặc Vincent, vì ông thích được gọi với tên này hơn, đã viết cho người em là nhà buôn bán tranh nghệ thuật Theo vào đầu tháng 9 - 1880, khi ông vừa mới quyết định trở thành một họa sĩ: Giờ đây anh nhìn sự vật với đôi mắt khác hơn trước lúc bắt đầu vẽ . Ông đã diễn tả cảm quan của mình về sự vật một cách nhẹ nhàng như vậy. Cuộc triển lãm Vincent Van Gogh: The Drawing do Viện Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam và Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York tổ chức đã...
Top 10 Khuynh Hướng Nghệ Thuật Đương Đại
Chú thích hình Edith Newhall NGHỆ THUẬT GOTHIC MỸ Hình ảnh về cuộc nội chiến và những khoảnh khắc đen tối trong lịch sử quốc gia là đề tài mà nghệ sĩ thể hiện những mối quan tâm về hiện tại Tác phẩm Một thế kỷ của tháng mười một tại trung tâm của Dario Robleto 2005 là một cái áo đầm để tang của đứa trẻ được làm bằng giấy. Bột giấy được nhào nặn từ những bức thư của những người lính không bao giờ trở về từ chiến tranh. Áo đầm được trang trí bằng mực chích từ những bức thư, những cái nút bằng...
Mỹ Thuật Đương Đại Trung Quốc Sẽ Trở Thành Một "Siêu Thế Lực"?
? Mao Trạch Đông Trong số các nghệ sĩ mỹ thuật hàng đầu thế giới hiện nay có hơn một nửa là người châu Á. Đây rõ ràng là một sự thay đổi lớn, bởi thị trường nghệ thuật thế giới đã nằm trong sự thống trị của các tên tuổi đến từ châu Âu suốt 500 năm. Trong số 20 họa sĩ đương đại ăn khách hàng đầu thế giới hiện nay có 13 nghệ sĩ châu Á, với 11 người đến từ Trung Quốc. Còn trong 10 tên tuổi bán được nhiều tác phẩm mỹ thuật nhất ở các cuộc đấu giá, châu Á có 6, với 5 nghệ sĩ là người Trung Quốc....
Hội Họa Pháp & Ảnh Hưởng Của Nó Tại Đông Dương
Nguyễn Văn Minh Trong hội họa, nước Ý đi trước các nước Châu Âu. Những năm 1300, Ý đã có những họa sĩ lớn, và từ năm 1400, có những danh họa vô song. Dòng họ Médicis gần như đã đam mê, ủng hộ nghệ thuật một cách cuồng nhiệt, làm sống động một sự phục hưng, và chính sự phục hưng này đã làm cho những nhà cầm quyền độc tài ở Florence, những giáo hoàng ở Rome, thấy được màu máu của nó cũng đã chảy trong những tĩnh mạch của các ông vua nước Pháp. Chuyển động phục hưng này đã được hưởng ứng một...
KẺ DỊ THƯỜNG DAMIEN HIRST
Y Chiêu Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, chưa có ai lập được kỳ tích như Damien Hurst, nghệ sĩ tạo hình đương đại người Anh 43 tuổi. Dù các tác phẩm của ông còn gây tranh cãi về giá trị thẩm mỹ, chúng đã gây được những cơn sốt không tài nào hiểu nổi trên thị trường. Người ta đã mua tất cả những gì có chữ ký của Hirst. NHỮNG KỶ LỤC Ngày 16 và 17/09 vừa qua (2008), Sotheby s London đã tổ chức đấu giá trực tiếp cho toàn bộ tác phẩm của Hirst. Điểm đặc biệt của sự kiện này là tác giả không thông qua...