• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
Hội Họa Pháp & Ảnh Hưởng Của Nó Tại Đông Dương
Nguyễn Văn  Minh

 

Trong hội họa, nước Ý đi trước các nước Châu Âu. Những năm 1300, Ý đã có những họa sĩ lớn, và từ năm 1400, có những danh họa vô song. Dòng họ Médicis gần như đã đam mê, ủng hộ nghệ thuật một cách cuồng nhiệt, làm sống động một sự phục hưng, và chính sự phục hưng này đã làm cho những nhà cầm quyền độc tài ở Florence, những giáo hoàng ở Rome, thấy được màu máu của nó cũng đã chảy trong những tĩnh  mạch của các ông vua nước Pháp. Chuyển động phục hưng này đã được hưởng ứng một cách nhanh chóng tại Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Anh.

Tại Pháp, trước năm 1500, không thể ngăn cản tình trạng đầy rẫy các kiệt tác Florence qua những  nguyên bản của trường phái Avignon hoặc của Paris, những hình vẽ, những chân dung tuyệt đẹp của Jean Fouquet, của Jean Clouet. Thời kỳ này là thời đại của Francois đệ nhất, người đã có công lao khai sáng không chỉ của văn chương và khoa học, mà còn là cha đẻ của hội họa Pháp. Ông đã bắt đầu sự trị vì của mình bằng hành động khuyến khích sự nguy nga và tráng lệ, bằng việc tập hợp những bộ sưu tập hội họa đem về Pháp trước thời Phục Hưng và Léonard de Vinci, và ở đó, chúng làm bạn với ông. Ảnh hưởng của ông đã đánh dấu trường phái Fotainebleau-trường phái ghi đậm dấu ấn nền hội họa Pháp. Và cũng từ vị vua này, những họa sĩ lớn của Pháp đã hình thành một chuỗi mắt xích liên tục xuyên suốt thời gian cho đến nay. Sao lại không có sự ghi nhận từ Đức, nước đã có một sự bắt đầu tốt đẹp dưới thời Phục Hưng, và đã không còn gì từ những họa sĩ lớn của Đức sau cải cách? Còn trường phái Anh? “Điều này gần như không tồn tại”-họa sĩ Renoir đã trả lời. “Trường phái Anh, đó là một sự bắt chước từ tất cả”- Họa sĩ Van Dyck (Hà Lan) đã bày tỏ nhìn nhận về trường phái này với ông ta chỉ có vậy.

Vào thế kỷ XVII, những người Ý đến với hội họa một cách buồn chán, ngưng trệ. Họ còn một vài tên tuổi lớn cách khoảng với nhau cho đến cuối thế kỷ tiếp theo, sau đó, không còn gì nữa. ngược lại, Hà Lan chiếm được một chỗ lớn trong hội họa cho đến giữa thế kỷ. Tây Ban Nha có một trường phái tuyệt vời bao gồm ba tên tuổi lớn: Gréco, Vélasquer và Goya. Chỉ có Pháp, thẳng tiến từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ năm này đến năm khác với những tên tuổi lớn của hội họa. Cũng từ thế kỷ XVII, tính cách của Trường phái Pháp được khẳng định. Đó là Poussin, Philippe de Champaigne, anh em nhà Le Nain, nhất là Louis (người được Picasso ngưỡng mộ mạnh mẽ), George Dumesnil de la Tour và Claude Lorrain,… đã xướng danh một loạt những họa sĩ lớn về phong cảnh cho thời đại chúng ta.
Thế kỷ XVIII còn nhiều hơn nữa. Để hiểu ảnh hưởng của trường phái Pháp đối với hội họa hiện đại, hãy cùng đối chiếu các tác phẩm “Sự phân xử của Paris” của Watteau với tác phẩm của Renoir từ những năm 1910 đến 1918. Trong đó, đặc biệt là tác phẩm “Những nữ phục vụ nhà tắm”; “Tấm kính pha lê” và “Sự tự do” của Fragonard; chân dung chải chuốt, trong trẻo của Diderot hoặc vài “hình ảnh tưởng tượng”, những chú tâm của Chardin cho một ánh sáng đẹp trên bề mặt bức tranh trở thành những bận tâm của Cézanne, cũng như nhiều họa sĩ khác.
Thế kỷ XVIII của chúng ta là một thế kỷ vĩ đại, ở đó có những họa sĩ lao động quyết liệt. Fragonard đã từng có 14 năm làm học trò trong xưởng họa của Boucher. Watteau làm 27 năm tại Viện Hàn lâm Nghệ thuật Hoàng gia. Thời điểm này, người ta rất kính trọng những giá trị truyền thống, đồng thời cũng rất yêu mến những cái mới. Họ nhận ra rằng “Hội họa làm nên niềm vui, hạnh phúc từ những đặc thù của cái riêng và nó đã góp phần vinh quang cho đất nước”.

Kể từ ba thế kỷ tiếp theo, những nhà chính trị lớn tại Pháp đã đóng vai trò bảo trợ cho nghệ thuật. Cuộc cách mạng Pháp đã kết thúc thế kỷ XVIII, tiếp sau đó, là giai đoạn ngắt quãng tính liên tục của tiến trình hội họa Pháp, do đế chế, như phong cách Napoléon trong nghệ thuật trang trí “là một kiểu phô trương, linh tinh, lỗi thời gần như kiểu trang trí của Ai Cập và Trung cổ”, đặc biệt trong những năm 70 của nền Đệ tam Cộng hòa, một chế độ thật “nghèo nàn về phụ nữ và ngựa” như tính cách của Anatole!
Ở Châu Âu vào thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có sự xuống cấp thị hiếu trong số đông giới quan chức. Ta có thể khảo sát trong thứ tự theo thời gian, những tác phẩm của các họa sĩ kể từ năm 1789 đến nay như: Ingres, Delacroix, Corot, Manet, Cézanne, Renoir, Gauguin, Matisse, Dufresne,…

Sự phát minh của nhiếp ảnh đã làm ra những tiến bộ càng nhanh chóng. Bên cạnh các họa sĩ Ấn tượng đã say mê hướng đến màu sắc để diễn tả những phản chiếu từ thực tế có một dòng nước xoáy kỳ lạ những ý tưởng phong phú trong nghiên cứu những xu hướng nghệ thuật mới. Ta hiểu hơn về những tác phẩm của các họa sĩ “Ánh sáng”, sau này quen gọi “Phái Ấn tượng” hoặc “Phái Lập thể”. Người ta cũng hiểu tốt hơn những nghiên cứu gần đây của Matisse, của nhóm Roland, Oudot, Brianchon, Legueult, Inguimberty về tinh thần đơn giản hóa và những kiểu thức Ả Rập. Những nhóm này đã có ít nhiều ảnh hưởng đến hội họa Việt Nam.

Tác động lớn nhất đến hội họa Đông Dương vào năm 1925, đó là trường mỹ thuật được thành lập tại Hà Nội. Có thể nói, từ trước khi có trường mỹ thuật, hội họa Đông Dương vẫn còn đang ngủ mê trong sách vở với cọ vẽ và mực tàu; quanh quẩn với cảnh vật tưởng tượng như: núi, cây cỏ, hoa lá hoặc các con thú, …trong sự tồn tại mờ nhạt của nền giáo dục hội họa Trung Quốc. Năm 1925 là thời điểm quan trọng cho các họa sĩ Việt Nam tiếp cận với hội họa Châu Âu. Và họ đã không sai lầm, đã tiếp thu những khái niệm Châu Âu, đồng thời, họ cũng, kính cẩn ghi nhớ người thành lập ngôi trường của họ-họa sĩ Victor Tardieu- với hình ảnh thân quen từ cây gậy cầm tay, những đôi giày nỉ, áo gilet sọc và sợi dây đeo đồng hồ, mái tóc trắng toát, đôi mắt sống động nằm sau cái mũi giàu nghị lực. Đó là hình ảnh một con người năng động và có một phẩm chất hiếm có nhất: sống ẩn dật, tránh chỗ phồn hoa. Ông tự cho mình là một họa sĩ bình thường (có thể nhận ra điều này từ các tác phẩm của ông). Bên cạnh họa sĩ Victor Tardieu, một trong những giáo sư thực tài, họa sĩ Inguimberty đã tạo nên một chuyển động mới cho hội họa Đông Dương và đưa sơn mài vào phục vụ cho hội họa. Những cống hiến này của các ông, đã mang đến một vị trí lớn lao trong lịch sử nghệ thuật Đông Dương được bắt đầu bằng sự cất cánh tốt đẹp bởi tất cả những nghệ sĩ lớn của mọi thời gian luôn nghĩ rằng nghệ thuật phải đi trước…

Riêng Việt Nam, người Việt Nam có quyền tự hào về nghệ thuật của họ vì trong sự chuyển mình của nghệ thuật hiện tại, không từ nguyên bản của người Pháp. Khi trao đổi với một vài họa sĩ của đất nước này, chúng tôi hiểu rằng, đôi khi họ cũng sợ mất nhân phẩm khi liên lạc với Châu Âu. Để chống lại tư tưởng ấu trĩ này, với tài năng của họ, tôi muốn nói điều sau:
Ở bờ của một hồ nước hình bán nguyệt, tọa lạc một ngôi chùa nhiều tầng, có trang trí thật hấp dẫn và tương đồng với phong cách Trung Quốc. Tòa thờ rộng lớn được đặt chung quanh đầy những đồ trang trí bằng sơn mài và những chiếc bình sứ Trung Quốc. Ta có thể bắt gặp ngôi chùa này ở đâu?- giữa trung tâm của nước Pháp! Công tước Choiseul, người dựng ngôi chùa, đã dời và đặt lại rất gần khu vực mai táng Léonard de Vinci, trong một lăng mộ mà nhiều người nói đã thấy ở Bắc Bộ hoặc ở xung quanh Huế. Trong khi mộ địa là một mộ địa ở Ý. Tổng thể cũng như chi tiết của ngôi chùa, của mộ địa hoặc của ngôi mộ đều hoàn toàn Pháp.
Vậy, chỉ có duy nhất phương pháp, chính là từ tài năng để làm chủ trong những dạng thức, những kỹ thuật. Và chúng ta vinh hạnh để nói rằng, những nghệ sĩ Việt Nam như: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân…đã minh chứng hùng hồn cho điều đó qua nhiệt tâm cống hiến quên mình cho nền nghệ thuật của đất nước họ.
NGUYỄN VĂN MINH
Biên dịch từ tạp chí Indochine số tháng 9-1947
Trích từ báo Thông Tin Mỹ Thuật Trường ĐH Mỹ Thuật Tp.HCM số 23-24 tháng 11 năm 2008)



 

Họa Ảnh Việt Nam - Bức Tranh Độc Đáo Trên Sàn Đấu Giá
Tại cuộc đấu giá của nhà Borobudur diễn ra hôm 11 và 12/10 vừa rồi tại Singapore, trong đề mục Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại Đông Nam Á, tác phẩmVietnam Pictorial (Họa ảnh Việt Nam, sơn dầu trên bố, 275 x 200cm) của Thân Lượng (Shen Liang) thuộc số thứ tự 180, có giá sàn từ 28.571 đến 42.857 USD. Bức tranh được giới thiệu là một tác phẩm rất đặc biệt về đề tài nữ bộ đội Việt Nam trong thời chiến tranh, được nhìn bởi một người nước ngoài trẻ tuổi, và có giá khởi điểm rất cao. 1. Thân...
Vài Cảm Nhận Về Cái Động Trong Một Số Tranh Tĩnh Vật Ở Việt Nam
Trần Ngọc Vân Tĩnh vật là một thể loại tranh tương đối mới so với mỹ thuật truyền thống của dân tộc ta. Trước thế kỷ 20, ở Việt Nam tranh tĩnh vật chưa có một sự tồn tại độc lập với ý nghĩa là một thể loại tranh riêng biệt. Trong mỹ thuật dân gian, chủ yếu của dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống, Ngũ quả là một trong những tranh tĩnh vật hiếm hoi còn thấy được. Ngoài ra còn có dạng tranh tứ bình (mai, lan, cúc, trúc) cũng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, có thể nói tranh tĩnh vật như một thể loại...
Niềm Hoan Ca Của Hội Họa
Điền Thanh Kiệt tác của Henri Matisse là ngôi sao chói lọi, thu hút mọi người xem trong một cuộc triển lãm các họa phẩm trứ danh của hai nền mỹ thuật Nga-Pháp mượn được từ các viện bảo tàng của Nga ở Moscow và St.Petersburg. Giá như lúc này đây bạn được tận mắt thấy tuyệt tác hoành tráng, gây ấn tượng sâu đậm ấy nhan đề Vũ khúc (The Dance), trưng bày tại Bảo tàng Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh thì hay biết mấy. Được nhà sưu tầm Sergei Shchukin đặt vẽ năm 1910 để treo tại đại sảnh mênh mông...
Vị Trí Nào Dành Cho Nền Hội Họa Hôm Nay ?
? Điều lặp đi lặp lại khá nhàm tai của người Pháp: nền hội họa đang tụt dốc như một cái trục lăn, điều tồi tệ là nó đã chết và được chôn vùi từ lâu. Nếu đi sâu vào chi tiết để mổ xẻ thì ta có một danh sách rất dài các vấn đề mà các họa sĩ đương đại cần giải quyết .Đó là tâm lý trầm uất đã được họ thể hiện về mặt nghệ thuật. Sự phát triển tiềm năng của ngành video, nhiếp ảnh, nghệ thuật sắp đặt và trình diễn cho ta cảm giác đã đi đến sự kết thúc của nền hội họa. Việc nghiên cứu vấn đề này...
SƠN MÀI VIỆT NAM _CON ĐƯỜNG DI SẢN
Nguyễn Văn Minh Nghề sơn được hiểu như một nghề truyền thống, phát triển trên cơ sở hình thành những quần cư nông nghiệp lúa nước. Ban đầu, việc dùng nhựa sơn chỉ có ở vùng Viễn Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia hay Thái Lan, … Xuất phát điểm của nó rất có thể từ Trung Quốc rồi lan dần sang các nước khác theo một tiến trình giao lưu văn hóa. Từ đó, sơn mài Việt Nam trên con đường phát triển, ít nhiều chịu ảnh hưởng, tác động của sơn mài...
THỬ ĐI TÌM SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HỘI HỌA VÀ ẢNH NGHỆ THUẬT
Lương Bửu Hoàng Việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa mỹ thuật và nhiếp ảnh có rất nhiều góc độ khác nhau và còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, nên khi đi tìm sự tương đồng và khác biệt giữa hội họa và ảnh nghệ thuật ta sẽ bắt gặp không ít những vấn đề phức tạp. Hơn nữa, khi đặt chúng trong mối quan hệ đa chiều của nghệ thuật tạo hình thì lại nảy sinh những vấn đề không chỉ là sự riêng có giữa hội họa và ảnh nghệ thuật mà còn liên quan đến nhiều nghệ thuật khác như điêu khắc, đồ họa, trang...
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI HỌA TẠI PHÁP VÀ GIẢI THƯỞNG HỘI HỌA “ĐÔNG DƯƠNG” (PRIX DE L-INDOCHINE)
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI HỌA TẠI PHÁP VÀ GIẢI THƯỞNG HỘI HỌA ĐÔNG DƯƠNG (PRIX DE L INDOCHINE) MUỐN TÌM HIỂU VỀ HỘI HỌA VIỆT NAM VÀO ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ GIẢI THƯỞNG CÓ TÊN LÀ ĐÔNG DƯƠNG , CHÚNG TA CẦN NÓI SƠ QUA VỀ HOÀN CẢNH CŨNG NHƯ CƠ CẤU HỘI HỌA TẠI NƯỚC PHÁP VÀO THỜI ĐIỂM ẤY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI MỸ THUẬT VIỆT NAM. Ngô Kim Khôi Chú thích hình HÀN LÂM VIỆN VÀ CÁC TỔ CHỨC HỘI HỌA Nền hội họa Pháp chịu sự chi phối của Hàn lâm viện và các tổ chức hội họa. Viện Hàn lâm Pháp (Institut de France)...
Nét, Nhịp Điệu Trong Tranh VAN GOGH
Chú thích hình Van Gogh, hoặc Vincent, vì ông thích được gọi với tên này hơn, đã viết cho người em là nhà buôn bán tranh nghệ thuật Theo vào đầu tháng 9 - 1880, khi ông vừa mới quyết định trở thành một họa sĩ: Giờ đây anh nhìn sự vật với đôi mắt khác hơn trước lúc bắt đầu vẽ . Ông đã diễn tả cảm quan của mình về sự vật một cách nhẹ nhàng như vậy. Cuộc triển lãm Vincent Van Gogh: The Drawing do Viện Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam và Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York tổ chức đã...
Top 10 Khuynh Hướng Nghệ Thuật Đương Đại
Chú thích hình Edith Newhall NGHỆ THUẬT GOTHIC MỸ Hình ảnh về cuộc nội chiến và những khoảnh khắc đen tối trong lịch sử quốc gia là đề tài mà nghệ sĩ thể hiện những mối quan tâm về hiện tại Tác phẩm Một thế kỷ của tháng mười một tại trung tâm của Dario Robleto 2005 là một cái áo đầm để tang của đứa trẻ được làm bằng giấy. Bột giấy được nhào nặn từ những bức thư của những người lính không bao giờ trở về từ chiến tranh. Áo đầm được trang trí bằng mực chích từ những bức thư, những cái nút bằng...
Mỹ Thuật Đương Đại Trung Quốc Sẽ Trở Thành Một "Siêu Thế Lực"?
? Mao Trạch Đông Trong số các nghệ sĩ mỹ thuật hàng đầu thế giới hiện nay có hơn một nửa là người châu Á. Đây rõ ràng là một sự thay đổi lớn, bởi thị trường nghệ thuật thế giới đã nằm trong sự thống trị của các tên tuổi đến từ châu Âu suốt 500 năm. Trong số 20 họa sĩ đương đại ăn khách hàng đầu thế giới hiện nay có 13 nghệ sĩ châu Á, với 11 người đến từ Trung Quốc. Còn trong 10 tên tuổi bán được nhiều tác phẩm mỹ thuật nhất ở các cuộc đấu giá, châu Á có 6, với 5 nghệ sĩ là người Trung Quốc....
KẺ DỊ THƯỜNG DAMIEN HIRST
Y Chiêu Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, chưa có ai lập được kỳ tích như Damien Hurst, nghệ sĩ tạo hình đương đại người Anh 43 tuổi. Dù các tác phẩm của ông còn gây tranh cãi về giá trị thẩm mỹ, chúng đã gây được những cơn sốt không tài nào hiểu nổi trên thị trường. Người ta đã mua tất cả những gì có chữ ký của Hirst. NHỮNG KỶ LỤC Ngày 16 và 17/09 vừa qua (2008), Sotheby s London đã tổ chức đấu giá trực tiếp cho toàn bộ tác phẩm của Hirst. Điểm đặc biệt của sự kiện này là tác giả không thông qua...